Vai trò của thí nghiệm trong dạy học hóa học

Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận dạy học

Trong dạy học VL, TN đóng một vai trò cực kì quan trọng, dưới quan điểm lí luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:

 Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học

TN VL có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học như đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề [hình thành kiến thức, kĩ năng mới...], củng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng, kĩ xảo của HS.

 Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh

Việc sử dụng TN trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn thiện những phẩm chất và năng lực của HS, đưa đến sự phát triển toàn diện cho người học. Trước hết, TN là phương tiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo VL cho HS. Nhờ TN HS có thể hiểu sâu hơn bản chất VL của các hiện tượng, định luật, quá trình... được nghiên cứu và do đó có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS sẽ linh hoạt và hiệu quả hơn.

Truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hoạt động dạy học. Để làm được điều đó, GV cần nhận thức rõ việc xây dựng cho HS một tiềm lực, một bản lĩnh, thể hiện trong cách suy nghĩ, thao tác tư duy và làm việc để họ tiếp cận với các vấn đề của thực tiễn. Thông qua TN, bản thân HS cần phải tư duy cao mới có thể khám phá ra được những điều cần nghiên cứu. Thực tế cho thấy, trong dạy học VL, đối với các bài giảng có sử dụng TN, thì HS lĩnh hội kiến thức rộng hơn và nhanh hơn, HS quan sát và đưa ra những dự đoán, những ý tưởng mới, nhờ đó hoạt động nhận thức của HS sẽ được tích cực và tư duy của các em sẽ được phát triển tốt hơn.

 Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh.

Thông qua việc tiến hành TN, HS có cơ hội trong việc rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. TN còn là điều kiện để HS rèn luyện những phẩm chất của người lao động mới, như: đức tính cẩn thận, kiên trì, trung thực... Xét trên phương diện thao tác kĩ thuật, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của TN đối với việc rèn luyện sự khéo léo tay chân của HS.

Hoạt động dạy học không chỉ dừng lại ở chỗ truyền thụ cho HS những kiến thức phổ thông cơ bản đơn thuần mà điều không kém phần quan trọng ở đây là làm thế nào phải tạo điều kiện cho HS tiếp cận với hoạt động thực tiễn bằng những thao tác của chính bản thân họ. Trong dạy học VL, đối với những bài giảng có TN thì GV cần phải biết hướng HS vào việc cho họ tự tiến hành TN, có như vậy kiến thức các em thu nhận được sẽ vững vàng hơn, rèn luyện được cho các em sự khéo léo chân tay, khả năng quan sát tinh tế, tỉ mỉ hơn và chính xác hơn. Có như thế, khả năng hoạt động thực tiễn của HS sẽ được nâng cao.

 Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh

 TN là phương tiện gây hứng thú, là yếu tố kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của HS học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn trong quá trình nhận thức.

Chính nhờ TN và thông qua TN mà ở đó HS tự tay tiến hành các TN, các em sẽ thực hiện các thao tác TN một cách thuần thục, khơi dậy ở các em sự say sưa, tò mò để khám phá ra những điều mới, những điều bí ẩn từ TN và cao hơn là hình thành nên những ý tưởng cho những TN mới. Đó cũng chính là những tác động cơ bản, giúp cho quá trình hoạt động nhận thức của HS được tích cực hơn.

Thông qua TN, nhờ vào sự tập trung chú ý, quan sát sự vật, hiện tượng có thể tạo cho HS sự ham thích tìm hiểu những đặc tính, quy luật diễn biến của hiện tượng đang quan sát. Khi giác quan của HS bị tác động mạnh, HS phải tư duy cao độ từ sự quan sát TN, chú ý kĩ TN để có những kết luận, những nhận xét phù hợp.

 Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh

TN là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của HS. Qua TN đòi hỏi HS phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em.

 Thí nghiệm vật lý góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lý

TN VL góp phần đơn giản hoá hiện tượng, tạo trực quan sinh động nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của HS, giúp cho HS tư duy trên những đối tượng cụ thể, những hiện tượng và quá trình đang diễn ra trước mắt họ. Các hiện tượng trong tự nhiên xảy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ TN VL đã góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên cứu của từng hiện tượng và quá trình VL giúp cho HS dễ quan sát, dễ theo dõi và dễ tiếp thu bài.

1.2. Thí nghiệm biểu diễn và những yêu cầu cơ bản khi sử dụng

Dựa vào hoạt động của GV và HS, có thể phân TNVL thành hai loại: TN biểu diễn và TN HS. Đối với thí nghiệm biểu diễn, dựa vào mục đích sử dụng thí nghiệm, có thể phân các loại như sau:

+ TN mở đầu: là những TN được dùng để đặt vấn đề định hướng bài học. TN mở đầu đòi hỏi phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

+ TN nghiên cứu hiện tượng mới: được tiến hành trong khi nghiên cứu bài mới. TN nghiên cứu hiện tượng mới có thể là TN khảo sát hay TN kiểm chứng.

+ TN củng cố: là những TN được dùng để cũng cố bài học. Cũng như TN mở đầu, TN cũng cố cũng phải hết sức ngắn gọn và cho kết quả ngay.

Để có thể phát huy tốt vai trò của TN biểu diễn trong dạy học VL GV cần phải quán triệt các yêu cầu sau đây trong khi tiến hành TN.

Thứ nhất, TN biểu diễn phải gắn liền hữu cơ với bài giảng. TN là một khâu trong tiến trình dạy học, do đó nó phải luôn gắn liền hữu cơ với bài giảng, phải là một yếu tố tất yếu trong tiến trình dạy học. Nếu TN biểu diễn không gắn liền hữu cơ với bài giảng thì không thể phát huy tốt vai trò của nó trong giờ học. Muốn TN gắn liền hữu cơ với bài giảng, trước hết TN phải xuất hiện đúng lúc trong tiến trình dạy học, đồng thời kết quả TN phải được khai thác cho mục đích dạy học một cách hợp lí, lôgic và không gượng ép.

Thứ hai, TN biểu diễn phải ngắn ngọn hợp lí. Do thời gian của một tiết học chỉ 45 phút, trong khi đó TN là một khâu trong tiến trình dạy học, vì vậy nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các khâu khác, tức là ảnh hưởng đến tiến trình dạy học chung. Bởi vậy, phải căn cứ vào từng TN cụ thể để GV quyết định thời lượng cho thích hợp.

Thứ ba, TN biểu diễn phải đủ sức thuyết phục. Trước hết TN biểu diễn phải thành công ngay, có như vậy HS mới tin tưởng, TN mới có sức thuyết phục thuyết phục đối với HS. Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, từ kết quả của TN lập luận đi đến kết luận phải lôgic và tự nhiên, không miễn cưỡng và gượng ép, không bắt HS phải công nhận. Cần phải giải thích cho HS nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai số trong kết quả TN.

Thứ tư, TN biểu diễn phải đảm bảo cả lớp quan sát được. Phải được bố trí TN để cho cả lớp có thể quan sát được và phải tập trung được chú ý của HS vào những chi tiết chính, quan trọng. Muốn vậy, GV cần chú ý từ khâu lựa chọn dụng cụ TN đến việc bố trí sắp xếp dụng cụ sao cho hợp lí. Nếu cần thiết có thể sử dụng các phương tiện kĩ thuật, như: Camera, đèn chiếu, máy chiếu qua đầu, máy vi tính... để hỗ trợ.

Thứ năm, TN biểu diễn phải đảm bảo an toàn. Trong khi tiến hành TN biễu diễn không được để TN gây ảnh hưởng đến sức khỏe của HS. TN phải an toàn, tránh gây cho HS cảm giác lo sự mỗi khi tiến hành TN.

– Để thực hiện những TN một cách có hiệu quả, cần chú ý đến những kĩ thuật biểu diễn TN cơ bản sau:

+ Sắp xếp dụng cụ: Các dụng cụ TN phải được bố trí và sắp xếp sao cho lôi cuốn được sự chú ý của HS và đảm bảo cho cả lớp quan sát được. Muốn vậy phải lựa chọn các dụng cụ TN có kích thước đủ lớn và phải sắp xếp những dụng cụ này trong cùng một mặt phẳng thẳng đứng để chúng không che lấp lẫn nhau. Những dụng cụ quan trọng phải đặt ở vị trí cao nhất, dụng cụ thứ yếu đặt thấp hơn và dụng cụ không cần thiết để HS quan sát thì có thể che lấp.

+ Dùng vật chỉ thị: Để tăng cường tính trực quan của các TN ta có thể dùng các vật chỉ thị, chẳng hạn: Dùng màu pha vào nước; dùng khói trong TN truyền thảng ánh sáng, hoặc trong TN đối lưu của không khí...

+ Dùng các phương tiện hỗ trợ như: Đèn chiếu; Gương phẳng; Video Camera

PAGE

PAGE 0

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG

TRƯỜNG THCS VÂN XUÂN

CHUYÊN ĐỀ

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TRONG GIẢNG DẠY HÓA HỌC 8

VÀO BÀI “TÍNH CHẤT -ỨNG DỤNG CỦA HIĐRÔ”

Tổ bộ môn: Khoa học tự nhiên

Mã: 26252519

Người thực hiện: Nguyễn Quang Hào

Điện thoại cơ quan: 02113.839.027

Email:

Vân Xuân- Tháng 01 năm 2015

MỤC LỤC

TTNội dungTrang1Mục lục 1A. Đặt vấn đề21. Lý do chọn đề tài332. Mục đích nghiên cứu343. Nhiệm vụ nghiên cứu354. Đối tượng và khách thể nghiên cứu465. Phạm vi nghiên cứu476. Phương pháp nghiên cứu4B. Giải quyết vấn đề8I. Cơ sở lý luận591. Vai trò của thí nghiệm nghiên cứu trong chương trình hóa học THCS5102. Phân loại thí nghiệm hóa học ở trường THCS và hóa học lớp 8611II. Thực trạng sử dụng nghiên cứu trong trường THCS và môn hóa học 8121. Thuận lợi6132. Khó khăn6143. Số liệu thống kê715III. Giải pháp thực hiện.7161. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn hóa học7172. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh818a. Giáo viên819b. Học sinh9203. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu ở một số bài trong chương trình hóa học THCS921a. Thí nghiệm nghiên cứu thứ nhất922b. Thí nghiệm nghiên cứu thứ hai10

234. Nội dung thực hiện thí nghiệm nghiên cứu cụ thể với bài: Tính chất-Ứng dụng của hiđrô1324a. Mục tiêu của bài học1325b. Phương pháp1326c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh1327d. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi dạy bài mới1328a. Nghiên cứu phản ứng với oxi1329b. Nghiên cứu phản ứng của Hiđrô với đồng [II] oxit1330e. Kết quả thực hiện17C. Kết luận13311. Kết luận18322. Kiến nghị1933Tài liệu tham khảo20

A - ĐẶT VẤN ĐỀ:

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Khoa học tự nhiên luôn đề cao và coi trọng kết quả thực nghiệm. Trong quá trình dạy học hóa học thí nghiệm hóa học giữ vai trò đặc biệt quan trọng. .Vì vậy, có thể nói thí nghiệm là cơ sở của việc học hóa học và rèn luyện kĩ năng thực hành. Theo quan điểm của triết học Mac-Lênin khẳng định “ Mọi lý thuyết chỉ là màu xám chỉ có cây đời mãi xanh tươi ”. Hóa học là rèn luyện kĩ năng thực hành, ngoài ra còn góp phần quan trọng tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì vậy xu hướng chung của việc đổi mới chương trình dạy - học bộ môn hóa học ở trong nước và Thế giới là tăng tỉ lệ giờ cho thí nghiệm và nâng cao chất lượng.

Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu thường là giáo viên làm thí nghiệm hoặc hướng dẫn thí nghiệm cho học sinh làm, hướng dẫn cho học sinh quan sát các hiện tượng xảy ra, dẫn dắt để học sinh phát hiện những kiến thức cần lĩnh hội. Tuy vậy, để sử dụng thí nghiệm nghiên cứu có hiệu quả, còn phụ thuộc vào nội dung bài học, tính chất của vấn đề cần nghiên cứu. Trong quá trình dạy học tôi đã kết hợp với các phương pháp dạy học khác như thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm chứng minh, học sinh quan sát đồ dùng dạy học [tranh ảnh, mẫu vật...] đàm thoại... kết quả cho thấy số học sinh làm việc tích cực, chủ động nhiều hơn. Giáo viên có điều kiện để rèn luyện kỹ năng hoá học cho học sinh. Đặc biệt là kỹ năng tư duy logic, phán đoán hiện tượng và giải thích các hiện tượng sâu sắc hơn. Qua đó hiệu quả giờ dạy cao, học sinh rất hứng thú khi học hoá học.

Với những ưu điểm và hiệu quả đạt được khi sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong dạy học. Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm:

Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học 8 vào bài "Tính chất - ứng dụng của hiđrô"

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Thấy được nhiều ưu điểm khi sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong dạy học Hóa học nói chung và hóa học lớp 8 nói riêng.

III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Thấy được tầm quan trong của thí nghiệm nghiên cứu trong giảng dạy hóa học THCS và hóa học 8.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu.

Các thí nghiệm nghiên cứu trong chương trình hóa học 8 và bài “Tính chất hóa học của hiđrô”

2. Khách thể nghiên cứu

Quá trình giảng dạy môn hóa học ở trường THCS.

V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Các bài dạy có thí nghiệm ở môn hóa học THCS đặc biệt là bài “Tính chất - Ứng dụng của hiđrô” hóa học 8.

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Nội dung:

- Mục đích: Rút kinh nghiệm qua các thí nghiệm

- Cách tiến hành: Cho HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.

- Mục đích: So sánh kết quả học tập.

2. Địa điểm: Học sinh khối 8 trường THCS Vân Xuân-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc.

B- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:

Như Ăng ghen đã viết: “... trong nghiên cứu khoa học tự nhiên cũng như lịch sử, phải xuất phát từ những sự thật đã có, phải xuất phát từ những hình thái hiện thực khác nhau của vật chất; cho nên trong khoa học lý luận về tự nhiên, chúng ta không thể cấu tạo ra mối liên hệ để ghép chúng vào sự thật, mà phải từ các sự thật đó, phát hiện ra mối liên hệ ấy, rồi phải hết sức chứng minh mối liên hệ ấy bằng thực nghiệm”.

1. Vai trò của thí nghiệm có nghiên cứu trong hóa học ở trường THCS:

Hệ thống thí nghiệm trong chương trình trung học phổ thông có vai trò quan trọng như sau:

Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh tích lũy tư liệu về các chất và tính chất của chúng. Giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc.

Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh học tập kinh nghiệm, tư duy sáng tạo để tìm tòi khám phá ra các chất và những tính chất của chúng. Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học và phát triển tư duy của học sinh.

Thí nghiệm nghiên cứu giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm việc với các chất, sản xuất ra chúng để phục vụ đời sống con người. Mặt khác, thí nghiệm biểu diễn do tự tay giáo viên làm, các thao tác rất mẫu mực sẽ là khuôn mẫu cho học trò học tập và bắt chước, để rồi sau đó học sinh làm thí nghiệm theo đúng cách thức đó. Như vậy, có thể nói thí nghiệm do giáo viên trình bày sẽ giúp cho việc hình thành những kỹ năng thí nghiệm đầu tiên ở học sinh một cách chính xác.

Ngoài ra, thí nghiệm nghiên cứu còn giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trên lớp mỗi tiết học, giúp giáo viên điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thuận lợi và có hiệu suất cao hơn. Do đó chúng góp phần hợp lí hoá quá trình hoạt động của giáo viên và học sinh nâng cao hiệu quả lao động của thầy và trò.

2. Phân loại thí nghiệm hóa học ở trường THCS và hóa học lớp 8:

Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên

Thí nghiệm của học sinh:

Thí nghiệm nghiên cứu bài mới.

Thí nghiệm thực hành

Thí nghiệm luyện tập trong quá trình vận dụng những kiến thức mới lĩnh hội.

Thí nghiệm ngoại khoá: các thí nghiệm ở nhà, vườn trường, hay trong các buổi chuyên đề vui hoá học...

II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM NGHIÊN CỨU TRONG TRƯỜNG THCS VÀ HÓA HỌC LỚP 8.

1. Thuận lợi:

Trường ở địa bàn nông thôn vùng đông bằng, học sinh có truyền thống hiếu học, chăm chỉ nên đa số các em thông minh, chăm chỉ, thích học .

Là giáo viên đã qua thực tế nhiều năm công tác giảng dạy bộ môn. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về đổi mới, dạy học, sử dụng thiết bị thí nghiệm. Bên cạnh đó tôi được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và các đồng nghiệp tạo điều kiện trau dồi nghiệp vụ, sinh hoạt chuyên môn.

2. Khó khăn:

- Học sinh: mới bắt đầu làm quen với thí nghiệm hoá học nên còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Học lực của học sinh ở các lớp cuối đa số là trung bình yếu, nên quá trình nhận thức của các em rất chậm.

- Bộ thiết bị thí nghiệm môn hoá được trang bị từ lâu, đến nay một số dụng, hoá chất đã hư hỏng và đã hết.

- Nhà trường chưa có phòng học bộ môn nên các giờ học có thí nghiệm nghiên cứu vẫn còn chưa tiến hành thường xuyên.

3. Số liệu thống kê:

Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 8A, 8B trường THSC Vân Xuân-Vĩnh Tường-Vĩnh Phúc.

Kết quả nghiên cứu:

Lớp8A8BGiờ học có thí nghiệmGiờ học không có thí nghiệmTỉ lệ HS tham gia phát biểu40-50%5- 10%Ý thức tự giác học tập55-60% học sinh tự giác học bài, tích cực làm thí nghiệm, hoạt động nhóm có hiệu quả.Học sinh thụ động, hay nói chuyện riêng, rất ít giơ tay phát biểuIII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn hóa học.

Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học ở trường THCS trước tiên giáo viên phải nắm vững vai trò của thí nghiệm hóa học. Đối với bộ môn hóa học thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng một bộ phận không thể tách rời của quá trình dạy- học. Thí nghiệm giữ vai trò quan trọng trong nhận thức, phát triển giáo dục của quá trình dạy học. Thông qua thí nghiệm học sinh nắm vững kiến thức một cách vững chắc và sâu sắc hơn. Thí nghiệm hóa học được sử dụng với tư cách là nguồn gốc, là xuất xứ của kiến thức để dẫn lí thuyết, hoặc với tư cách kiểm tra lí thuyết. Thí nghiệm hóa học còn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giớ quan duy vật biện chứng và cũng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành cho học sinh những đức tính tốt: thận trọng, ngăn nắp, trật tự, gọn gàng. Sử dụng thí nghiệm được coi là phương pháp tích cực gây hứng thú, có hiệu quả nhất vì khi thí nghiệm học sinh được khắc sâu kiến thức một cách nhanh nhất.

Trong các tiết dạy có sử dụng thí nghiệm thì không nhất thiết giáo viên phải tự tay làm, để từ đó tạo nên sự hứng thú cho HS. Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của giáo viên là ít tích cực hơn là những thí nghiệm được thực hiện theo hướng nghiên cứu từ phía HS.

-Mức 1: [ ít tích cực] GV hoặc 1 HS thực hiện thí nghiệm biểu diễn. HS quan sát thí nghiệm nhưng chỉ để chứng minh cho phản ứng đã xảy ra hoặc một tính chất một quy luật mà giáo viên đã nêu.

- Mức 2:[ tích cực] HS nghiên cứu thí nghiệm do GV hoặc một HS biểu diễn.

+ HS nắm được mục đích thí nghiệm

+ Quan sát mô tả hiên tượng

+ Giải thích hiện tượng

- Mức 3: [rất tích cực]. Nhóm HS làm trực tiếp làm thí nghiệm, nghiên cứ thí nghiệm.

+ HS nắm được mục đích thí nghiệm

+ HS làm thí nghiệm mô tả hiện tượng

+ Giải thích hiện tượng

+ Rút ra kết luận.

Chính bởi vai trò quan trọng của thí nghiệm bên cạnh sự cần thiết phải đầu tư và cung cấp một số thiết bị thí nghiệm hiện đại thì việc nghiên cứu, thiết kế và thực hiện các thí nghiệm đơn giản để các em có thể tiến hành được trên lớp, hay ở nhà.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Giáo viên:

Phải tích luỹ kinh nghiệm bằng cách làm thí nghiệm nhiều lần để rút ra thiếu sót, và có thể cải tiến, sáng tạo. Nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm.

Phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước.

Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: lượng hoá chất, nồng độ các dung dịch, nhiệt độ.......là các yếu tố rất quan trọng.

Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học. Kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất và nên chuẩn bị những bộ dự trữ nếu bị thiếu hay xảy ra sự cố, nghiên cứu tìm hiểu cách khắc phục những sự cố xảy ra.

Giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng. Tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn....

b. Học sinh:

Chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên.

Tập nghiên cứu thí nghiệm tại nhà, dự đoán hiện tượng của thí nghiệm nghiên cứu.

3. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu trong chương trình hóa học lớp 8.

Thí nghiệm nghiên cứu thứ nhất: [ Thí nghiệm đối chứng]

Loại thí nghiệm này học sinh được tự nghiên cứu và được kiểm định các kết luận vừa rút ra qua thí nghiệm đối chứng do giáo viên làm.

GV hướng dẫn các nhóm học sinh từng làm thí nghiệm này.

Yêu cầu:

+ HS nắm được mục đích thí nghiệm

+ HS làm thí nghiệm mô tả hiện tượng

+ Giải thích hiện tượng

+ Rút ra kết luận.

Tiết 55 - Bài 36:NƯỚC [Tiết 2]

Tác dụng với kim loại

Dụng cụ : cốc thuỷ tinh 250ml , phễu thuỷ tinh , ống nghiệm

Hoá chất : Quì tím , Na, Cu, nước, dung dịchphenolphtalêin

Chọn kim loại điển hình là Natri

- Học sinh sờ vào bên ngoài cốc nước để cho HS biết đây là cốc nước ở điều kiện nhiệt độ bình thường -> nhúng quì tím vào nước  yêu cầu HS quan sát và nhận xét.

Thí nghiệm 1: Cho mẩu Na [nhỏ bằng ½ hạt đậu xanh] vào cốc nước 1 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein, đặt phễu đậy trên miệng cốc nước ->nhận xét.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng.

- Hiện tượng: mẩu Na nóng chảy thành giọt tròn lăn nhanh trên mặt nước và tan dần. Đồng thời dung dịch xuất hiện màu đỏ.

- Giải thích: Do Na tác dụng mạnh với nước tạo ra dung dịch NaOH. Dung dịch NaOH làm đổi màu phenolphtalein thành đỏ

PTHH: 2Na[r] + 2H2O[l] 2NaOH[dd] + H2 [k]

GV đặt ra vấn đề: ? Có phải tất cả kim loại đều tác dụng với nước hay không?

GV thực hiện thí nghiệm đối chứng cho học sinh kiểm chứng lại kiến thức vừa rút ra.

Thí nghiệm 2: Cho một mẩu Cu vào cốc nước 2 đã nhỏ sẵn 1-2 giọt dung dịch phenolphtalein.

GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1

- HS: không có hiện tượng gì xảy ra

Vậy: Kim loại Cu không tác dụng với nước.

Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiêt độ thường như: Na, K, Li, Ba, Ca...

Tác dụng với một số oxit bazơ [ Tiến hành tương tự ]

Dụng cụ: bát sứ, ống nghiệm, cốc đựng nước

Hoá chất: CaO,CuO, nước, quỳ tím

Thí nghiệm 1:

GV thực hiện thí nghiệm như SGK: Cho CaO vào bát sứ  cho một ít nước vào. Nhúng mẩu quỳ tím vào dung dịch nước vôi.

 GV yêu cầu HS nhận xét hiện tượng, giải thích và rút ra PTHH :

- Học sinh nhận xét hiện tượng : quỳ tím chuyển thành màu xanh

- Học sinh giải thích: Do CaO tác dụng được với nước tạo thành dung dịch Caxi hiđroxit, dung dịch này là bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh

- PTHH: CaO[r] + H2O[l] Ca[OH]2 [dd]

Thí nghiệm 2: Thí nghiệm đối chứng

GV cho CuO [màu đen] vào bát sứ sau đó cho một ít nước vào.

GV yêu cầu HS nhận xét, giải thích, so sánh với thí nghiệm 1

- Học sinh nhận xét: không có hiện tượng gì xảy ra

 Rút ra được: Không phải tất cả oxit bazơ đều tác dụng với nước.

Kết luận: Nước hoá hợp với một số oxit bazơ tạo ra dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh như : Na2O, K2O, BaO, CaO, Li2O

b. Thí nghiệm nghiên cứu thứ hai: [ Thí nghiệm thay thế ]

Thí nghiệm thay thế để học sinh quan sát dễ hơn, giảm được thời gian làm thí nghiệm cũng dùng để hướng dẫn học sinh ở nhà các thí nghiệm của các bài sau.

Khi dạy bài : Không khí – Sự cháy [ Bài 28, Hóa học 8 ]. Phần thí nghiệm xác định thành phần của không khí .

Một số khó khăn gặp phải như khi GV muốn tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS, khi đốt photpho đỏ nếu khói P2O5 bay ra nhiều dễ gây ô nhiễm, HS có thể bị ho, sặc. Khói P2O5 có màu trắng dễ gây mờ ống thủy tinh dẫn đến HS khó quan sát mức nước dâng lên đúng vạch. Bên cạnh đó nếu GV tiến hành thí nghiệm theo nhóm trong nhiều lớp qua nhiều năm dễ gây tốn kém photpho. Với những khó khăn trên trong những năm qua tôi đã có một sáng kiến, nhằm cải tiến thí nghiệm để đem lại hiêu quả thiết thực. Cụ thể .

a. Dụng cụ thí nghiệm:

- Cốc thủy tinh có chia vạch 6 phần bằng nhau.

- Chậu thủy tinh cỡ bé.

- Môi sắt có gắn sẵn nút cao su.

b. Hóa chất:

- Mẫu nến nhỏ.

- Dung dịch nước vôi trong [thay cho nước] có nhỏ vài giọt phenolphtalein để dung dịch có màu hồng nhạt giúp HS dễ quan sát hơn.

c. Tiến hành: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ [4 em một nhóm]. GV hướng dẫn để HS tự làm thí nghiệm:

Hoạt động của GVHoạt động của HS- Hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm.

? Trong ống thủy tinh còn lại mấy phần bằng nhau ?

- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng trong ống thủy tinh- Đặt ống thủy tinh vào trong chậu nước.

- Cho nước vôi trong từ từ vào chậu và cốc sao cho đến vạch mức số 1 thì dừng lại.

+ Trong ống thủy tinh chỉ còn 5 phần bằng nhau.

- Gắn mẫu nến nhỏ vào môi sắt [ có thể tận dụng các mẫu nến thừa và các sợi chỉ, sợi dù làm bấc].

- Châm lửa cho nến đỏ, đưa vào ống thủy tinh và đậy kín miệng bằng nút cao su.

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong ống thủy tinh.

6

6

5

5

3

4

4

3

2

2

1

1

Nước vôi trong +phenolphtalein

Hoạt động của GVHoạt động của HS- Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng trong ống thủy tinh.

? Nến có tiếp tục cháy và cháy mãi không ?

? Mức nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào? [khi nhiệt độ trong ống thủy tinh bằng nhiệt độ bên ngoài].

? Vì sao mức nước dâng lên và dâng đến vạch số 2 thì dừng lại ?

? Vậy oxi chiếm bao nhiêu phần về thể tích không khí trong ống thủy tinh?

- Khí còn không duy trì sự cháy, sư sống, không làm đục nước vôi đó là khí nitơ

? Vậy khí nitơ chiếm bao nhiêu phần thể tích trong không khí ?+ HS tiến hành thí nghiệm.

+ Ngọn nến cháy yếu dần rồi tắt hẳn

+ Mực nước trong ống thủy tinh dâng lên đến vạch số 2 thì dừng lại.

+ Mực nước dâng lên để chiếm chổ phần thể tích khí oxi mất đi do nến đốt cháy ?

+ Oxi chiếm 1/5 về thể tích trong không khí.

+ Nitơ chiếm 4/5 về thể tích [78%].4. Nội dung thực hiện thí nghiệm nghiên cứu cụ thể với bài: Tính chất-Ứng dụng của hiđrô [ Phần tính chất hóa học của hiđrô .

a. Mục tiêu của bài học:

- Học sinh tìm hiểu được một số tính chất hoá học quan trọng của Hiđrô là: phản ứng hoá hợp của Hiđrô với oxi. Phản ứng của Hiđrô với oxit kim loại và ứng dụng của những phản ứng này trong thực tế.

- Học sinh phân biệt được các khái niệm: Sự khử, sự oxi hoá.

- Biết cách thử khí Hiđrô nguyên chất và làm thí nghiệm an toàn với Hiđrô.

- Giải thích được các hiện tượng: Tại sao Hiđrô cháy trong oxi nhanh hơn khi cháy trong không khí? Trong trường hợp nào thì Hiđrô cháy êm ả, trường hợp nào thì nổ.

b. Phương pháp

Giáo viên kết hợp linh hoạt các : đàm thoại, thí nghiệm, nghiên cứu, học sinh thảo luận nhóm... giáo viên nêu vấn đề và học sinh là đối tượng chính để giải quyết vấn đề.

Trong phạm vi bài viết này tôi xin nêu ví dụ cụ thể về việc sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi giảng dạy phần 1: Tính chất hoá học của Hiđrô.

c. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Chuẩn bị thí nghiệm đốt Hiđrô không khí và trong oxi gồm bình kíp điều chế Hiđrô có ống dẫn khí đầu vuốt nhọn, đèn cồn, chậu thuỷ tinh đựng nước và ống nghiệm để thử độ tinh khiết của Hiđrô. 2 cốc thuỷ tinh khô trong suốt, lọ đựng khí oxi, ống nghiệm chứa sẵn hỗn hợp nổ Hiđrô và oxi trộn theo tỷ lệ thể tích là 2: 1, phiếu học tập cho từng nhóm.

Chuẩn bị thí nghiệm tác dụng của Hiđrô với đồng [II] oxit. Mỗi nhóm 2 ống nghiệm đựng đồng [II] oxit [để làm thí nghiệm và kiểm chứng], 1 đèn cồnm 1 bình kíp đơn giản điều chế Hiđrô, 1 đế sứ.

d. Sử dụng thí nghiệm nghiên cứu khi dạy bài mới:

* Nghiên cứu phản ứng với oxi:

Đây là một trong những nội dung trọng tâm của bài học, khi giảng phần này tôi đã sử dụng thí nghiệm nghiên cứu để học sinh tự lập tìm tòi kiến thức mới vì các em được trực tiếp làm thí nghiệm nghiên cứu và độc lập nhận xét kết quả nên các em sẽ nắm vững kiến thức một cách sâu sắc. Tuy nhiên sự dẫn dắt của giáo viên để các em nghiên cứu đúng hướng cũng rất quan trọng.

Khi dạy phần này tôi thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đặt vấn đề, hướng dẫn học sinh dự toán tính chất, tìm nghiên cứu.

Dựa vào chương 3 đã được học một chất cụ thể là oxi, nó tác dụng được với nhiều đơn chất và hợp chất. Vậy đơn chất Hiđrô có tác dụng với oxi không? Nếu Hiđrô cháy được trong oxi thì dự đoán sản phẩm là chất gì?

Học sinh phân tích: thành phần của Hiđrô chỉ có nguyên tố Hiđrô, nếu kết hợp với nguyên tố oxi nó có thể sinh ra nước.

Giáo viên đặt vấn đề: Làm thế nào để nhận ra nước có trong sản phẩm cháy?

Học sinh tìm nhận biết đơn giản nhất.

Bước 2: Giáo viên quy định về an toàn thí nghiệm trước khi cho học sinh nghiên cứu theo nhóm:

- Tuyệt đối làm theo đúng hướng dẫn của giáo viên.

- Phải thử độ tinh khiết của Hiđrô trước khi đốt.

- Nghiêm túc, trật tự ghi lại những hiện tượng quan sát được v

Video liên quan

Chủ Đề