Ví dụ về dạy học tích hợp môn tiếng Việt ở tiêu học

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài:

1. Cơ sơ lí luận:

Tiếng việt là một phân môn khá quan trọng trong bộ môn Ngữ văn, nó luôn gắn liền với tiết tìm hiểu văn bản và Tập làm văn. Tiếng Việt không chỉ cung cấp cho HS khái niệm về từ ngữ, về cấu trúc ngữ pháp, về các thủ pháp nghệ thuật mà còn giúp các em hiểu sâu hơn phần văn bản, hiểu được tài năng của thế giới qua ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương.

Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau như: Giữa Lịch Sử - Ngữ văn, giữa Lịch Sử - Triết họckiến thức của các môn có thể bổ sung, hổ trợ cho nhau, muốn hiểu được một tác phẩm văn học phải hiểu được hoàn cảnh sáng tác tức là phải biết hoàn cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm. Hay muốn hiểu nghĩa một từ hay một thành ngữ cụ thể đôi khi phải dựa vào hoàn cảnh ra đời của từ ngữ đó. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho mình.

Chương trình Ngữ văn hiện nay được biên soạn theo hướng tích hợp tăng thực hành và gắn liền với đời sống. Nét cải tiến nổi bật rõ nhất đó là việc sát nhập ba phân môn mà lâu nay vẫn gọi là Văn -Tiếng việt -Tập làm văn vào một chỉnh thể là Ngữ văn. Việc thay đổi tên gọi này ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung và phương pháp giảng dạy. Để dạy và học tốt môn Ngữ văn theo tinh thần mới này, cả giáo viên và học sinh đều phải thực hiện tốt phương pháp kết hợp chặt chẽ ba bộ phận: Văn bản, Tiếng việt, Tập làm văn và một số môn học khác trong việc cung cấp các kiến thức, rèn luyện kĩ năng của bộ môn. Đó chính là quá trình dạy - học tích hợp.

2. Cơ sở thực tiễn:

- Nhiều học sinh còn chưa yêu thích bộ môn.

- Khả năng vận dụng vốn Tiếng Việt của HS vào trong quá trình học tập, tạo lập văn bản , trong giao tiếp hàng ngày còn hạn chế.

- Giáo viên trong quá trình dạy học phân môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp còn mang tính áp đặt, chưa nắm vững quan điểm tích hợp nên việc giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn.

II. Giới hạn đề tài:

Trong chuyên đề này chúng tôi đề cập đến nội dung Giảng dạy theo chủ đề tích hợp với phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn với chủ đề Từ vựng thông qua một bài dạy cụ thể.

III. Mục đích của đề tài:

Xuất phát từ đặc trưng của phân môn Tiếng Việt và thực tế dạy học tích hợp hiên nay, khi chọn đề tài này mục đích của chúng tôi là tìm ra phương pháp dạy học tích hợp phù hợp, khoa học nhằm nâng cao hiệu quả một giờ học Tiếng Việt tron g môn Ngữ văn.

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Khái niệm về dạy học tích hợp:

1. Khái niệm tích hợp:

Theo từ điển Tiếng Việt:Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động, chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.Tích hợp có nghĩa là sự thốngnhất,sự hòa hợp, sự kết hợp.

Theo từ điển Giáo dục học:Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học.

Tích hợp có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẽ.

Tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết với nhau và quy định lẫn nhau, đó làtính liên kếtvàtính toàn vẹn. Tính liên kết có thể tạo ra một thực thể toàn vẹn, tính toàn vẹn dựa trên sự thống nhất nội tại các thành phần liên kết chứ không phải sự sắp đặt các thành phần bên cạnh nhau. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kĩ năng không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hoặc giải quyết một vấn đề tình huống.

Nói ngắn gọn, tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

2. Dạy học tích hợp:

Dạy học tích hợpcó nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Dạy học tích hợp là một quan niệm dạy học nhằm hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một người lao động có năng lực. Dạy học tích hợp đòi hỏi việc học tập trong nhà trường phải được gắn với các tình huống của cuộc sống mà sau này học sinh có thể đối mặt vì thế nó trở nên có ý nghĩa đối với các em. Với cách hiểu như vậy,dạy học tích hợp phải được thể hiện ở cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức dạy học.

Như vậy, thực hiện dạy học tích hợp sẽ phát huy tối đa sự trưởng thành và phát triển cá nhân mỗi học sinh, giúp các em thành công trong vai trò của người chủ gia đình, người công dân, người lao động tương lai.

II. Các hình thức dạy học tích hợp.

1. Tích hợp trong nội bộ môn học:

Trong môn học, tích hợp là tổng hợp trong một đơn vị học, thậm chí trong 1 tiết học hay trong một bài tập nhiều mảng kiến thức, kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian cho người học. Có thể tích hợp theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc:

- Tích hợp theo chiều ngang là tích hợp các mảng kiến thức, kĩ năng trong môn học theo nguyên tắc đồng quy: Tích hợp các kiến thức, kĩ năng thuộc mạch, phân môn này với mạch/ phân môn khác.

- Tích hợp theo chiều dọc là tích hợp một đơn vị kiến thức, kĩ năng mới với những kiến thức, kĩ năng trước đó theo nguyên tắc đồng tâm. Cụ thể là: Kiến thức của lớp trên, bậc học trên bao hàm kiến thức, kĩ năng của lớp dưới, cấp học dưới.

2.Tích hợp liên môn:

Tích hợp liên môn là phương án, trong đó nhiều môn học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định xuyên suốt qua nhiểu cấp lớp.

Ví dụ:

- Khi dạy Ngữ văn có thể kết hợp với môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Sinh học, Vật líđể giải quyết một chủ đề kiến thức nhất định.

- Khi dạy bài Thành ngữ GV cũng có thể tích hợp với kiến thức của nhiều môn học khác nhau như: Địa lí, Vật lí, Sinh học, Giáo dục công dân để giúp học sinh hiểu năm vững hơn kiến thức của bài học.

3.Tích hợp xuyên môn:

Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Với tích hợp xuyên môn, học sinh có thể học và hình thành kiến thức, kĩ năng ở nhiều thời điểm và thời gian khác nhau, theo sự lựa chọn của người dạy hoặc người học.

Qua tích hợp xuyên môn, học sinh phát triển các kĩ năng sống khi họ áp dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế của cuộc sống. Hai phương pháp thường được sử dụng trong tích hợp xuyên môn làhọc theo dự ánvàthương lượng chương trình học:

- Học theo dự ánlà phương pháp họe tập trong đó giáo viên giao một dự án cho người học, người học cẩn hợp tác với nhau để cùng thiết kế một chương trình hoạt động, cùng hoạt động và cùng đánh giá kết quả hoạt động.Học theo dự ángiúp người học làm chủ các hoạt động học tập của mình và phát triển kĩ năng lập chương trình, hiện thực hoá chương trình, tự nhận thức, thương lượng, giải quyết vấn để,...

- Thương lượng chương trình họclà phương pháp học tập trong đó có sự thỏa thuận giữa người dạy và người học, người học có quyền lựa chọn chương trình phù hợp với trình độ và sở thích của họ, thậm chí họ có quyển tham gia vào quá trình thiết kế chương trình học.Thương lượng chương trình họcgiúp người học tự tin và hứng thú hơn trong học tập, giúp người dạy chọn nội dung, học liệu và phương pháp giảng dạy phù hợp với người học, giúp người quản lí thấy được chất lượng và hiệu quả của hoạt động đào tạo.

III. Những ưu điểm và hạn chế của dạy học tích hợp.

1. Ưu điểm của dạy học tích hợp:

-Mục tiêu học tập được người học xác định rõ ràng ngay tại thời điểm học.

-Tránh những kiến thức, kĩ năng trùng lặp; phân biệt được nội dung trọng tâm và nội dung ít quan trọng; các kiến thức hình thành trong bài học gắn liển với kinh nghiệm sống của học sinh.

-Tạo điếu kiện để hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách hài hoà ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

-Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học có ý nghĩa vì họ giải quyết được một tình huống, một vấn đế trong thực tiễn cuộc sống, từ đó có điều kiện hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng liên quan.

-Dạy học tích hợp làm cho người học cảm thấy việc học thú vị vì hoạt động học nhẹ nhàng, nội dung học gần gũi với kinh nghiệm sổng của bản thân.

- Khi người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp, sử dụng các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống, ngoài giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó. Từ đó giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Có thể so sánh như sau:

Phươngdiện

Dạy học tích hợp

Dạy học một môn

Mục tiêu

- Hướng đến mục tiêu chung của một số nội dung thuộc nhiều môn học khác nhau.

- Phạm vi rộng, Ưu tiên các mục tiêu chung của nhiều môn học.

- Hướng đến mục tiêu riêng của mỗi môn học.

- Phạm vi hẹp, thường tập trung vào việc hình thành các kiến thức và kĩ năng, thái độ đặc thù của môn học.

Kế hoạch dạy học

Kết nối những tình huống có liên quan thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với lợi ích và sự quan tâm của học sinh, của cộng đồng.

Xuất phát từ một tình huống có liên quan tới nội dung của một môn học.

Tổ chức dạy học

- Hoạt động học xuất phát từ vấn đế cần giải quyết hoặc một dự án cẩn thực hiện, việc tự chủ giải quyết vấn đê' cẩn dựa trên các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau.

- Học sinh có thể cùng giáo viên thiết kế kế hoạch hoạt động.

- Hoạt động học diễn ra theo tiến trình đã dự kiến.

- Người thiết kế kế hoạch hoạt động thường là giáo viên.

Trung tâm của việc dạy

Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như là các phương pháp, kĩ năng và thái độ của người học.

Đặc biệt nhắm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hạn như kiến thức, kĩ năng đặc thù của môn học.

Kết quả của việc học

Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, thái độ gắn với một chủ đề có liên quan đến nội dung của nhiều môn học, nhiễu lĩnh vực xã hội khác nhau.

Hình thành, phát triển kiến thức và kĩ năng, thái độ gắn với nội dung bài học cụ thể.

2. Khó khăn của dạy học tích hợp:

- Bước đầu học sinh sẽ thấy khó khăn khi phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức liên quan để giải quyết tình huống trong học tập.

- Giáo viên phải đầu tư nhiều về thời gian, kiến thức, vân dụng các phương pháp giảng dạy để đảm bảo yêu cầu của một giờ học tích hợp về thời gian, kiến thức trọng tâm mà vẫn phát huy được hứng thú, năng lực tư duy của học sinh.

III. Thực trạng của vấn đề dạy học tích hợp hiện nay:

- Hiện nay giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm dạy học tích hợp vào giảng dạy các bộ môn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Giáo viên đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng mở.Tuy nhiên, việc vân dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian học cho các môn thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các môn xã hội.

- Mặc dù, quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy phân môn Tiếng Việt, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.

Vì vậy với chuyên đề này, chúng tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các phân môn, bộ môn cụ thể để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học.

V. Biện pháp thực hiện:

Để giảng dạy một bài học tích hợp hiệu quả giáo viên cần phải thực hiện những công việc theo trình tự sau:

1. Chuẩn bị:

- Giáo viên phải dự kiến, trang bị thêm những mảng kiến thức liên quan đến môn học, chủ đề, bài dạy mà mình sẽ dạy. Mặt khác, cần trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- Xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; dự kiến, biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học, phân tích, rút kinh nghiệm.

2. Thiết kế giáo án:

Khi thiết kế giáo án giờ dạy học phân môn Tiếng Việt theo quan điểm tích hợp, giáo viên cần phải chú trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để HS vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn, môn học vào xử lí các tình huống đặt ra. Qua đó học sinh chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.

Trong quá trình soạn giáo án, GV cần xác định rõ :

- Mục tiêu bài dạy .

- Những nội dung cần tích hợp.

- Phương pháp tích hợp và các phương tiên dạy học cần thiết.

- Thiết kế hệ thống câu hỏi theo trình tự hợp lý [theo định hướng phát triển năng lực HS]

3. Thực hành giảng dạy tích hợp:

Trong quá trình lên lớp GV có thể dạy học tích hợp theo nhiều cách khác nhau. Việc lưa chọn cách thức nào là tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng phân môn và từng bài học. Đối với phân môn Tiếng Việt hoạt động tích hợp có thể thực hiện như sau:

3.1. Tích hợp thông qua việc kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài cũ là bước đầu tiên trong tiến trình tổ chức hoạt động dạy học một bài cụ thể. Mục đích của hoạt động này là để kiểm tra việc học ở nhà cũng như mức độ hiểu bài của học sinh. Ngoài ra, đây cũng là hoạt động có tính chất kết nối giữa bài đã học và bài đang học [bài mới]. Vì vậy, việc thực hiện tích hợp trong quá trình kiểm tra bài cũ là rất cần thiết và cũng khá thuận lợi.

Ví dụ: Giáo viên đưa ra các ngữ liệu của phân môn Văn học hoặc một số môn học khác để học sinh phát hiện và thực hành giải quyết các kiến thức của Tiếng Việt đã học.

3.2.Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới:

Giới thiệu bài mới là một thao tác nhỏ, chiếm một lượng thời gian không đáng kể trong tiết dạy [và không phải bài nào, tiết dạy nào cũng cần giới thiệu vào bài một cách công phu bài bản]. Tuy nhiên thao tác này lại có ý nghĩa khá lớn trong việc chuẩn bị hứng thú cho HS trước khi bước vào bài học. Vì vậy GV có thể vận dụng thao tác này để thực hiện tích hợp .

Ví dụ: GV có thể tích hợp với các phân môn, môn học khác để đưa ra một tình huống có vấn đề yêu cầu HS phải giải quyết nhằm đưa đến nội dung cần tìm hiểu trong bài mới.

3.3. Tích hợp thông qua câu hỏi tìm hiểu bài:

Trong hoạt động dạy học Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng, hình thức hỏi đáp đóng vai trò hết sức quan trọng, thể hiện tính tích cực, chủ động của người học cũng như vai trò chủ động của GV. Hình thức này được thực hiện trong hầu hết các bước, các hoạt động dạy học.

Việc tích hợp kiến thức Văn - Tiếng Việt [qua các câu hỏi phát hiện, giải nghĩa, phân tích ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ], Tiếng Việt - Lịch sử [Vận dụng hiểu biết về lịch sử để timf hiểu một khái niệm, ý nghĩa].Tiếng Việt - Địa lý, Tiếng Việt - Giáo dục công dân, Tiếng Việt - Kĩ năng sốngđược thể hiện rõ qua hoạt động này.

Ví dụ: Khi giải nghĩa thành ngữ Một cổ hai tròng giáo viên có thể hướng dẫn học sinh liên hệ tới lịch sở Việt Nam trước cách mạng tháng tám để tìm hiểu nghĩa của thành nữ; liên hệ với môn Giáo dục công dân, Kĩ năng sống để giáo dục cho học sinh cách cử xử của conng]ời trong đời sống hang ngày

3.4. Tích hợp thông qua phương tiện dạy học như bảng phụ, tranh ảnh, thiết bị công nghệ thông tin:

Khi dạy một số bài, GV có thể sử dụng kênh hình để tích hợp, giúp các em giải thích các khái niêm, nghĩa của từ tốt hơn. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Điều quan trọng là để thực hiện được hình thức tích hợp này đòi hỏi người dạy phải có sự chuẩn bị công phu, biết đầu tư trí tuệ, công sức. Mặt khác, nó còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường và nội dung cụ thể của từng bài học.

3.5. Tích hợp thông qua nội dung từng phần hay tổng kết giờ học:

Đây là hình thức tích hợp thông qua lời thuyết giảng của GV, vừa có ý nghĩa khái quát lại vấn đề, vừa có ý nghĩa mở rộng, nâng cao kiến thức. GV có thể tích hợp dưới dạng liên hệ, so sánh đối chiếu các kiến thức cùng chủ đề để rút ra nhận xét hoặc yêu cầu học sinh tự rút ra nhận xét của bản thân về vấn đề đó .

3.6.Tích hợp thông qua hệ thống bài tập [ở lớp cũng như ở nhà ]:

Đây là điều kiện thuận lợi nhất để GV tiến hành phương pháp tích hợp sau khi kết thúc một bài học, giúp HS nắm chắc kiến thức ấy để tích hợp trong việc rèn luyện kỹ năng : nghe, đọc, nói, viết .

3.7. Tích hợp thông qua hình thức kiểm tra:

Chương trình phân môn Tiếng Việt được xây dựng theo tinh thần tích hợp, vì thế khi ôn tập và tiến hành kiểm tra, GV cần giúp HS nắm chắc các vấn đề. Các kiến thức về Văn, tiếng Việt, Tập làm văn đều cùng dựa vào một văn bản chung [hoặc nhiều văn bản cùng thể loại] để khai thác và hình thành.

3.8.Tích hợp gắn với đời sống xã hội, rèn kỹ năng sống cho HS:

Đây là một hoạt động không thể thiếu trong giờ dạy học Tiếng Việt bởi môn Ngữ văn trong nhà trường vừa là một môn khoa học vừa là môn học mang tính xã hội nhân văn sâu sắc.

Nếu biết vận dụng một cách khéo léo, nhuần nhuyễn, tự nhiên kiến thức liên môn, giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức xã hội mà còn tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của học sinh. Từ đó, có thể định hướng thái độ sống, rèn kỹ năng sống cho các em một cách hiệu quả, giúp các em biết ứng xử văn minh, trở thành người công dân tốt

Tóm lại, để việc dạy học theo hướng tích hợp phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn đạt hiệu quả tốt, cần có giải pháp đồng bộ. Các thầy cô giáo trực tiếp đứng lớp phải nắm vững nguyên tắc tích hợp: bám sát chuẩn kiến thức - kỹ năng, đảm bảo phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của đơn vị và đối tượng học sinh. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tế hơn và không làm quá tải nội dung bài học.

VI. THỰC HÀNH MỘT BÀI DẠY CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 7

Tiết 49: THÀNH NGỮ

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Khái niệm thành ngữ.

- Nghĩa của thành ngữ.

- Chức năng của thành ngữ trong câu

-Đặc điểm diễn đạt và tác dụng của thành ngữ

2. Kỹ năng:

- Nhận biết thành ngữ

- Giải thích ý nghĩa của thành ngữ.

3. Thái độ: Tăng thêm vốn thành ngữ, có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp, chọn lựa thành ngữ thích hợp để tăng giá trị diễn đạt.

II .Những nội dung, môn học cần tích hợp:

1. Nội dung:

- Địa lí, Vật lí: giải thích các thành ngữ về hiện tượng tự nhiên.

- Sinh học: giải thích các thành ngữ về động vật.

- Giáo dục công dân, Kĩ năng sống: giải thích các thành ngữ về cách ứng xử, con người.

- Tin học, Mĩ thuật: thiết kế tổ chức trò chơi học tập...

2. Hình thức:

- Tích hợp nội môn.

- Tích hợp liên môn.

- Tích hợp xuyên môn.

III. Phương pháp- phương tiện:

1. Phương pháp:

Quy nạp, nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành, tổ chức trò chơi...

2. Phương tiện:

- Giáo viên: Máy chiếu, giáo án, SGV, TLTK,

- Học sinh: SGK, phiếu học tập,bảng phụ

IV. Tiến trình hoạt động:

1. Tổ chức: 7A:

2. Kiểm tra bài cũ:

GV đưa ra các ngữ liệu văn học để học sinh tìm từ đồng âm.

3. Bài mới:

* Gv giới thiệu bài bằng việc kiểm tra lại kiến thức từ trái nghĩa.

+ GV sử dụng máy chiếu chiếu các hình ảnh có chứa các cặp từ trái nghĩa.

+ Gv yêu cầu HS tìm cặp từ trái nghĩa tương ứng với hình ảnh. Tìm các cụm từ thường được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà em biết có chứa các cặp từ trái nghĩa đó?

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt.

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS làm BT để giúp HS hiểu đúng bản chất khái niệm về Thành ngữ, nhận biết được thành ngữ.

GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK để HS nhận biết về đặc điểm cấu tạo của Thành ngữ

Bài tập 1

+Hs đọc câu ca dao - Chú ý cụm từ lên thác xuống ghềnh.

-Em có nhận xét gì về cấu tạo của cụm từ lên thác, xuống ghềnh trong câu ca dao :

-Có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không: Có thể thay bằng Vượt thác qua ghềnh được không?

Vì sao ? [Không thể thay đổi từ được - Vì nếu thay ý nghĩa của thành ngữ sẽ trở nên lỏng lẻo].

-Có thể thay đổi v.trí của các từ trong cụm từ được không: Có thể thay bằng Xuống ghềnh, lên thác được không ? Vì sao ? [Không thay đổi v.trí được - Vì đây là 1 cụm từ có tính cố định]

-Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên?

BT2:

*Giải nghĩa cụm từ lên thác, xuống ghềnh?

+Gv giải thích: Thác là chỗ dòng nước chảy vượt qua 1 vách đá cao nằm chắn ngang dòng sông, dòng suối. Ghềnh là chỗ dòng sông, dòng suối bị thu hẹp và nông có đá lởm chởm nằm chắn ngang dòng nc chảy xiết.

-Cụm từ lên thác, xuống ghềnh có nghĩa là gì ?

Nghĩa đen: Nói về sự vất vả khi điều khiển thuyền bè ở nơi dòng nước đổ từ cao xống, chảy mạnh và chảy xiết lại không bằng phẳng có những tảng đá nhô lên lởm chởm rất nguy hiểm.

Nghĩa chuyển: Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm [ ẩn dụ]

- Vậy cụm từ trên được hiểu bằng nghĩa den hay nghĩa chuyển?

[ G: Đặt trong bài ca dao [thân cò ẩn dụ về người nông dân ] ->thân cò lên thác xuống ghềnhđể chỉ thân phận long đong,vất vả,chịu nhiều khổ cực của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa]

? Như vậy xét về mặt nghĩa cụm từ trên đã biểu thị được một ý hoàn chỉnh chưa?

* Giải thích nghĩa của các cụm từ sau: Mưa to gió lớn; Nhanh như chớp; Vắt cổ chày ra nước.

Các cụm từ trên được hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa chuyển?

-Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ ? Nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào ?

Bài tập nhanh:

Bài tập 1: BT tìm thành ngữ.

+ Yêu cầu 1: của bài tập là tạo ra tình huống để HS được tìm hiểu về một số trường hợp đặc biệt về cấu tạo của thành ngữ: những biến thể của thành ngữ]

+Yêu cầu 2: Tạo ra tình huống để giúp Hs phân biệt được Thành ngữ với Tục ngữ.

Bài tập 2: Gv yêu cầu HS làm BT1, 2 trong phần luyện tập SGK.

+ Yêu cầu: GV dẫn dắt để HS tìm hiểu thêm về các cách hiểu nghĩa của Thành ngữ: Các thành ngữ Hán Việt, Thành ngữ bắt nguồn từ câu chuyện dân gian

Gợi ý:

Bài tập 1: Cho một số tổ hợp từ chứa thành ngữ và Tục ngữ trong đó có cả những thành ngữ có cấu tạo đặc biệt. Yêu cầu HS tìm thành ngữ.

Bài tập 2:

Bài 1 [145 ]:

a- Sơn hào hải vị: Những món ăn ngon, quý và lạ, nguyên liệu được tìm kiếm ở trên núi, dưới biển.

- Nem công chả phượng: Những món ăn ngon, trình bày đẹp mắt.

b-Khoẻ như voi: rất khoẻ ->cách nói phóng đại- nói quá.

-Tứ cố vô thân: sống đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa.

c-Da mồi tóc sương: chỉ ng già da có nhiều nốt màu nâu, đen như đồi mồi, tóc bạc như sương.

GV: Sơn Hào hải vị; Nem công chả phượng; Tứ cố vô thân là thành ngữ Hán Việt. Muốn hiểu được nghĩa của thành ngữ Hán Việt ta phải hiểu được nghĩa của các yếu tố tạo nên thành ngữ HV đó.

-Bài 2 [145 ]:

- Con Rồng cháu Tiên: chỉ dòng dõi cao quí.

- Ếch ngồi đáy giếng: chỉ sự hiểu biết hạn hẹp, nông cạn.

-Thầy bói xem voi: Nhận thức phiến diện, chỉ thấy bộ phận mà không thấy toàn thể.

GV : Nghĩa của các thành ngữ trên bắt nguồn từ những câu chuyện dân gian.Muốn hiểu được nghĩa của chúng ta phải tìm hiểu nội dung của các câu chuyện dân gian đó.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu về vai trò ngữ pháp và tác dụng của thành ngữ trong giao tiếp.

-Xđ chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ: Bảy nổi ba chìm, tắt lửa tối đèn ?

-Em hãy PT cái hay của việc dùng các thành ngữ trong 2 câu trên: S2 bảy nổi ba chìm với long đong, phiêu bạt; tắt lửa tối đèn với khó khăn, hoạn nạn ?

-Thành ngữ thường giữ chức vụ gì trong câu ?

-Sd thành ngữ có tác dụng gì ?

GV nhấn mạnh, củng cố lại kiến thức :

-Thế nào là thành ngữ? Thành ngữ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? Nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ?

-Hs trả lời.

Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS thực hành làm bài tậpcủng cố kiến thứ qua việc tổ chức một game show gồm 3 vòng thi.

+ Vòng 1: Khởi động; Yêu cầu HS tìm thành ngữ trong một số đoạn văn, đoạn thơ. [ Kiểm tra kiến thức nhận biết về Thành ngữ của HS]

+ Vòng 2: Tăng tốc : Sử dụng trò chơi nhìn hình đoán thành ngữ [ Kiểm tra vốn tích lũy kiến thức về thành ngữ của HS ]

+ Vòng 3: Về đích [ Bài tập chọn thành ngữ theo chủ đề - giải nghĩa thành ngữ và đặt câu với một thành ngữ đã chọn]

*Chia lớp thành 3 nhóm đề cử nhóm trưởng.

* Gv công bố cách thức thực hiện và luật chơi ở mỗi vòng thi.

* GV lưu số điểm của mỗi nhóm và công bố sau mỗi vòng thi. Nhóm chiến thắng là nhóm có số điểm cao nhất.

* Gv biểu dương khen ngợi và trao thưởng cho nhóm chiến thắng.

I-Thế nào là thành ngữ?

1-Bài tập.

- Lên thác xuống ghềnh:

+ Cấu tạo: cụm từ cố định.

-> Đặc điểm cấu tạo của cụm từ trên là chặt chẽ về thứ tự và nd ý nghĩa.

+Nghĩa:

Trải qua nhiều gian nan, nguy hiểm.

[Nghĩa chuyển - ẩn dụ].

biểu thị được một ý hoàn chỉnh

- Mưa to gió lớn: Trời mưa rất to kèm theo gió lớn và sấm chớp

->Nghĩa đen

- Nhanh như chớp: Chỉ hđ diễn ra mau lẹ, rất nhanh. ->Nghĩa chuyển [ so sánh]

- Rán sành ra mỡ: chỉ những người keo kiệt, bủn xỉn, hà tiện, ý châm biếm, mỉa mai. -> Nghĩa chuyển

[ Nói quá]

Các cụm từ trên là thành ngữ.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 1: sgk [144 ].

II-Sử dụng thành ngữ:

1-Bài tập.

-Thân em / vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.->là VN.

-Anh / đã nghĩ thg em như thế thì hay là anh / đào giúp em 1 cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào bắt nạt thì em chạy sang...

->Phụ ngữ của cụm DT [khi ]

=> Cái hay là ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc, người nghe

-Tác dụng: Có tính hình tượng, biểu cảm cao.

2. Kết luận:

*Ghi nhớ 2: sgk [144 ].

II. Luyện tập:

Dữ liệu game show được chuẩn bị và lưu trong bài giảng powerpoi.

4. Củng cố: Trình chiếu sơ đồ tư duy về Thành ngữ.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài.

- Hoàn thành các bài tập trong SGK

- Chuẩn bị giờ sau: Cách làm bài văn biểu cảm.

VI. Kết quả đat được:

Qua nhiều năm thực hành giảng dạy môn Ngữ văn, tôi đã thực hiện giảng dạy tích hợp ở các phân môn đặc biệt là các giờ dạy phân môn Tiếng Việt. Tôi đã giúp học sinh nắm được các khái niệm, các kiến thức của từ vựng, kiến thức phân môn. Các em đã chủ động, tích cực trong tiếp thu bài học, có kĩ năng vận dụng vào quá trình tạo lập văn bản, vào đời sống giao tiếp hàng ngày. Kết quả năm sau cao hơn năm trước.

PHẦN III: KẾT LUẬN

Dạy Ngữ văn nói chung, phân môn Tiếng Việt nói riêng theo hướng tích hợp là xu thế, yêu cầu tất yếu của nghệ thuật dạy học hiện đại. Để dạy học tích hợp đạt kết quả đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức khoa học, hiểu biết về các yêu cầu của giáo dục hiện nay. Đồng thời phải luôn có những cải tiến mới khoa học trong phương pháp giảng dạy. Và đem những điều đó vào việc xây dựng từng bài giảng của mình bằng tất cả tâm huyết của người thầy. Có như vậy sẽ thắp lên ở các em tình cảm yêu thích bộ môn. Phát huy được tính tích cực, các năng lực sáng tạo của các các em trong quá trình lĩnh hội tri thức. Biến quá trình học tập của học sinh thành quá trình tự học, tự sáng tạo.

Trên đây là chuyên đề Giảng dạy theo chủ đề tích hợp với phân môn Tiếng Việt trong môn Ngữ văn. Có những vấn đề nêu trên chưa phải là toàn diện, còn mang tính chủ quan. Rất mong quý thầy cô đóng góp ý kiến bổ sung để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề