Vì sao gọi là tết nguyên đán

- Advertisement -

– Từ Tết được xuất phát từ chữ Hán và được đọc theo âm Hán Việt là “Tiết” nghĩa là đốt tre đốt trúc, mở rộng nghĩa là một phiến đoạn thời gian trong một năm.

  • Từ Nguyên Đán [元旦] là từ Việt gốc Hán, trong đó từ Nguyên [元] có ý nghĩa là đầu, đầu tiên còn Đán [旦]  có nghĩa là ngày.
  • Nguyên Đán [元旦] có nghĩa là ngày đầu tiên [tức ngày mồng một] của một năm mới tính theo lịch âm.Cũng có nhiều người lí giải từ “Nguyên” còn thể hiện cho sự đầy đủ, tròn trịa, trọn vẹn.

– Cũng vì thế Tết Nguyên Đán còn có ý nghĩa khác tượng trưng cho ước muốn cuộc sống luôn được ấm no, đầy đủ trong một năm mới.

Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết cổ truyềnTết âm lịch, Tết ta hay đơn giản gọi là Tết được diễn ra vào ngày 1 tháng Giêng hàng năm.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong một năm của người Việt Nam và một số nước sử dụng lịch âm [lịch mặt trăng].

bài viêt được biên tập bởi visadep.vn

- Advertisement -

Tết Nguyên Đán thì ai cũng biết nhưng không mấy người hiểu được ý nghĩa của cái tên này.

Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa. Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như Tết Táo Quân [23 tháng chạp âm lịch] và Tất Niên [29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch].

Vậy bạn có bao giờ thắc mắc, vì sao lại gọi là Tết Nguyên Đán, cái tên này có ý nghĩa gì?

"Tết Nguyên Đán" vốn không phải là "Tiết Nguyên Đán" trong 24 bốn "Tiết khí" của Thời tiết phân chia theo lịch Mặt trăng [Nông lịch]. Từ “nguyên” có nghĩa là đầu, đầu tiên, còn “đán” có nghĩa là ngày. Nghĩa gốc của từ “Nguyên Đán” là chỉ "Ngày đầu tiên [tức ngày mồng Một] của một năm Nông lịch". Cái tên Nguyên Đán là phiên âm từ tiếng Hán có nghĩa tết "bắt đầu buổi sáng", một cái tên trong lành, bình yên.

Văn hóa Đông Á thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, để thuận tiện cho việc canh tác mà người xưa đã "phân chia" thời gian trong 1 năm thay 24 tiết khí, mỗi tiết này đều có thời khắc "giao thừa". Tuy nhiên, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên Đán. Sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Trong quan niệm của người Việt nói riêng và nhiều nước châu Á nói chung, thời điểm Tết Nguyên đán không những thể hiện sự giao thoa giữa trời đất và con người với thần linh mà đây cũng chính là thời điểm đoàn viên của mọi gia đình. Mỗi dịp Tết đến xuân về, câu hát "Dù đi đâu ai cũng nhớ/ Về chung vui bên gia đình" lại vang lên trong lòng những con xa xứ. Vào dịp này, dù ở gần hay ở xa, ai nấy đều hối hả hoàn tất hay gác lại mọi công việc để về sum họp bên mái ấm gia đình.

Tết Nguyên đán với ý nghĩa xâu xa và mang tính thiêng liêng trang trọng, nhằm tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới, với những lời cầu chúc về một năm mạnh khỏe, sinh sôi, mưa thuận gió hòa... là sự khởi đầu về ý thức hệ nông nghiệp và lan rộng trong đời sống tâm linh người Việt.

Nguồn: baodansinh.vn

Sưu tầm: Hoàng Yến – P. BKS

Nguồn gốc Tết Nguyên đán như thế nào và bắt nguồn từ bao giờ, chắc hẳn đó đều là những thắc mắc mà rất nhiều người muốn biết, nhất là khi vào dịp Tết Nguyên đán đã sắp cận kề. Nếu bạn cũng đang rất tò mò, muốn biết và tìm hiểu về thông tin trên thì đừng vội bỏ qua bài viết này mà hãy cùng với Bánh Đậu Xanh Hữu Bình khám phá xem nguồn gốc Tết Nguyên đán xuất phát từ đâu, Việt Nam hay Trung Quốc và ý nghĩa tên gọi của dịp lễ ấy là như thế nào nhé!

Dường như, trong mỗi chúng ta, ai ai cũng đều biết rằng Tết Nguyên đán chính là một trong những kỳ nghỉ lễ lớn và quan trọng nhất của đất nước Việt Nam từ xưa đến giờ và nó luôn mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, độc đáo. Vậy Tết Nguyên đán thực chất có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa tên gọi của nó là như thế nào nhỉ?

Ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán của Việt Nam, hay còn gọi là Tết cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết cổ truyền…do đây là Tết đầu tiên trong năm, để phân biệt với một số dịp lễ khác như Tết Khai hàng, Tết Nguyên tiêu, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu…Tết cổ truyền là một trong những dịp lễ quan trọng của đất nước Việt Nam. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn đón chào năm mới như Tết Táo quân [23 tháng Chạp Âm lịch], Tất niên [29,30 tháng Chạp Âm lịch]…

Về mặt chữ thì tên gọi của Tết Nguyên đán được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong tiếng Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu còn “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm cho nên ghép lại “nguyên đán” tức là buổi sáng khởi đầu của năm mới. Riêng chữ “Tết” lại được đọc chệch đi theo âm chữ Hán của chữ “tiết”. Theo lịch của Trung Hoa, xưa kia thường chia 1 năm gồm có 24 tiết và Nguyên đán được coi là tiết đầu tiên trong năm.

Nhưng cũng có những thuyết cho rằng: văn hóa Việt – thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước – do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong 1 năm thành 24 tiết khác nhau và ứng với mỗi tiết này đều có một thời khắc “giao thời” trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, chính là Tiết Nguyên đán.

Rồi về sau, do sự phát triển vượt bậc của ngôn ngữ nên chữ “tiết” được Việt hóa thành “Tết” và hình thành nên tên gọi Tết Nguyên đán như ngày nay.

Tuy nhiên, xét về mặt ngữ nghĩa, Tết Nguyên đán Việt Nam không phải là Tết Nguyên đán của Trung Quốc. Bởi Viện ngôn ngữ học Hà Nội đã chứng minh rằng: Tết Nguyên đán của Việt Nam được tính theo chu kỳ quay của mặt trăng [tức là Âm lịch] trong khi Tết Nguyên đán của Trung Quốc lại được tính theo mặt trời [tức là Dương lịch]. Cho nên, thực chất Tết của người Việt sẽ gần giống với Xuân Tiết của người Trung Hoa hơn.

Với ý nghĩa tên gọi của Tết Nguyên đán đã có những thuyết cho rằng gắn với Việt Nam lại có người nói, đó là bắt nguồn từ Trung Quốc. Vậy còn nguồn gốc Tết Nguyên đán thực sự thì xuất phát từ đâu nhỉ?

Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt

Tết Nguyên đán là ngày lễ cổ truyền lớn và lâu đời nhất nước ta, đồng thời có phạm vi cực kỳ phổ biến và rộng rãi từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau của Tổ Quốc. Đây được coi là một ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp nhất của cả dân tộc. Nhưng ít ai biết rằng, từ những thế kỷ trước, bắt đầu từ thời Lý – Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách vô cùng trang trọng và linh thiêng.

Theo truyền thuyết và lịch sử của nước ta thì từ thời họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang đến thời Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân rồi vị thần này kết hôn với Âu Cơ sinh ra Hùng Vương thì từ ngày ấy, người Việt ta đã ăn Tết. Minh chứng rõ nhất cho việc này đó là sự xuất hiện của bánh chưng, bánh giày – nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của đời Hùng Vương thứ 6.

Từ đó, có thể thấy rằng nước Việt ta đã sớm hình thành một nền văn hóa truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt – với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa, gạo. Gạo – sản vật chính nuôi sống con người, trong đó có gạo nếp thơm ngon nhất nên được chọn làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm.

Thực ra, cho đến nay, vẫn chưa có thông tin chính xác hay thời gian cụ thể xác định cho việc dân tộc ta ăn Tết từ bao giờ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại viết rằng, từ thế kỷ thứ nhất khi Nhâm Diên và Tích Quang – 2 vị quan nước Tàu sang nước ta thì đã truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hóa khác trong đó có cả Tết cổ truyền. Điều đó, hoàn toàn không đúng bởi thực tế đã chứng minh rằng: trước khi có người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt Nam ta đã có sinh hoạt văn hóa vô cùng nề nếp và đặc sắc.

Nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ Trung Quốc

Khác với thuyết cho rằng, nguồn gốc Tết Nguyên đán bắt nguồn từ đất Việt thì có người lại cho rằng Tết cổ truyền của nước ta xuất phát từ Trung Quốc, có đúng là như vậy không nhỉ?

Theo như lịch sử của Trung Quốc thì nguồn gốc Tết Nguyên đán đã có từ đời Tam Hoàng Ngũ Đế và được thay đổi theo từng thời kỳ. Ví dụ như đời Tam Vương, nhà Hạ chuộng màu đen nên chọn tháng Dần tức là tháng Giêng làm Tết Nguyên đán, nhà Thương lại thích màu trắng nên lấy tháng chạp [tháng Sửu] làm tháng đầu năm, nhà Chu lại ưa sắc đỏ nên chọn tháng Tý [tháng Mười Một] làm tháng Tết.

Đến đời nhà Đông Chu, Khổng Tử đổi ngày Tết vào một tháng nhất định là tháng Dần. Nhưng đến đời nhà Tần [TK 3, TCN] Tần Thủy Hoàng lại đổi qua tháng Hợi [tháng 10] làm tháng Tết. Rồi đến nhà Hán, Hán Vũ Đế [140 TCN] lại đặt ngày Tết vào tháng Dần tức là tháng Giêng. Từ đó trở đi, trải qua bao nhiêu thời đại, không còn ai thay đổi về tháng Tết nữa.

Đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng: ngày tạo thiên lập địa có thêm giống Gà, ngày thứ hai có thêm Chó, ngày thứ ba có Lợn, ngày thứ tư sinh Dê, ngày thứ năm sinh Trâu, ngày thứ sáu sinh Ngựa, ngày thứ bảy sinh loài Người và ngày thứ tám sinh ra ngũ cốc. Cho nên, ngày Tết thường được kể từ mùng 1 –  hết mùng 7 tháng Giêng [8 ngày].

Ngày nay, cùng với người Trung Hoa, người Việt và các dân tộc khác chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc như Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng…cũng tổ chức Tết Âm lịch và nghỉ lễ chính thức.

Do cách tính của Âm lịch Việt Nam có khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam không hoàn toàn trùng với Tết của người Trung Quốc. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên đán thường đến muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận 1 tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21/1 Dương lịch và sau ngày 19/2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài từ 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày của đầu năm mới [tức là từ 23 tháng Chạp – hết mùng 7 tháng Giêng].

Video liên quan

Chủ Đề