Vì sao nước Nga phải thực hiện Chính sách kinh tế mới

1. Khái quát về Chính sách kinh tế mới [NEP]

Chính sách kinh tế mới [NEP] là mộtchính sách kinh tếcủaLiên Xôđược đề xuất bởiVladimir Leninnăm 1921 như một biện pháp tạm thời. Lenin đã miêu tả NEP vào năm 1922 như là một hệ thống kinh tế mà có thể bao gồm "mộtthị trường tự dovàchủ nghĩa tư bản, cả hai đối tượng đều thuộc sự quản lý của nhà nước", trong khi những doanh nghiệp xã hội hóa nhà nước sẽ hoạt động trên "một cơ sở lợi nhuận".

NEP đã đưa ra một chính sáchkinh tế thị trườngđịnh hướng hơn [được coi là cần thiết sauNội chiến Ngatừ 1918 tới 1922] để thúc đẩy nền kinh tế đất nước, thứ đã bị thiệt hại nặng nề từ 1915. Chính phủ đã hủy bỏ một phần việc quốc hữu hóa hoàn toàn ngành công nghiệp [đã chính thức hóa trong thời kỳ 1918 tới 1921] và được trình ra một hệ thống kinh tế hỗn hợp, thứ mà cho phép các cá nhân sở hữu những doanh nghiệp nhỏ,[2]trong khi quốc gia tiếp tục quản lý ngân hàng, thương mại quốc tế, và công nghiệp nặng. Ngoài ra, NEP thủ tiêuprodrazvyorstka[cưỡng bức trưng dụng lúa mì] và trình raprodnalog: một sắc thuế đánh lên những người nông dân, có thể trả theo hình thức của sản phẩm thô nông nghiệp.Chính phủ Bolshevik đã chấp nhận NEP trong Đại hội 10 của Đảng Cộng sản toàn Nga [tháng 3 năm 1921] và đã ban bố nó bằng một sắc lệnh vào 21 tháng 3 năm 1921:"Bàn về Sự thay thế của Prodrazvyorstka bằng Prodnalog". Những sắc lệnh thêm nữa nhằm cải tiến chính sách. Những chính sách khác bao gồmCải cách tiền tệ [1922-1924] [Liên Xô]vàthu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Chính sách NEP đã tạo ra một nhóm người mới được gọi là NEPmen [nhà giàu mới].Joseph Stalinđã từ bỏ NEP năm 1928 với chính sáchBước ngoặt vĩ đại.

Answers [ ]

  1. Câu1.

    Sau chiến thắng ngoại xâm và nội phản, năm 1921 nước Nga Xô – viết bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn. 7 năm chiến tranh kéo dài [1914 – 1921] đã tàn phá nặng nề nền kinh tế; sản lượng nông nghiệp chỉ bằng ½ so với mức trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7; nền sản xuất bị đình trệ, đất đai bị bỏ hoang; trâu bò, nông cụ, phân bón, giống cây trồng bị thiếu. Đời sống của nhân dân [công nhân, nông dân, binh lính] hết sức khổ cực.Trong tình hình ấy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội bị rối loạn nghiêm trọng. Bọn phản cách mạng thừa cơ nổi dậy, kích động nhân dân tích cực chống lại chính quyền Xô-viết. Đặc biệt, bọn tư bản đế quốc bên ngoài cũng đang kêu gọi chống phá chính quyền cách mạng, bao vây kinh tế, cấm vận đối với Liên Xô. Trong hoàn cảnh ấy, tháng 3-1921 Đảng Bôn-sê-vích Nga quyết định ban hành Chính sách kinh tế mới.

    Câu 2.

    Nhờ thực hiện Chính sách kinh tế mới, nhất là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có nền kinh tế tư nhân, đã đẩy mạnh nền sản xuất, phát triển lưu thông hàng hóa, làm cho nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân do đó được cải thiện. Năm 1925, sản xuất công-nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.

    Chính sách kinh tế mới là sự đổi mới sáng tạo của Lê-nin và đất nước Xô-viết.

  2. Đáp án :

    Câu 1 :

    Trong cuộcnội chiến[1917-1921], Lenin thông qua chinh sáchCộng sản thời chiến, bắt buộc giải tán các bất động sản ruộng đất và cưỡng ép tịch thu thặng dư nông nghiệp để ngăn chặn nạn đầu cơ lương thực. Cuộc nổi loạnKronstadtlà dấu hiệu cho thấy sự bất mãn dân chúng ở vùng nông thôn: tháng 3 năm 1921, vào thời điểm cuối của cuộc nội chiến, các nông dân ban đầu từng là những người ủng hộ tích cực của Bolshevik thời chính phủ lâm thời, nổi loạn chống chính quyền mới. Mặc dù Hồng quân, dưới sự chỉ huy củaLeon Trotsky, vượt qua biểnBalticbăng giá và nhanh chóng tiêu diệt cuộc nổi loạn nhưng dấu hiệu về sự bất mãn ngày càng lớn đã buộc chính quyền dưới sự lãnh đạo của Lenin phải đề ra chính sách kinh tế mới để tạo điều kiện thuận lợi cho một liên minh rộng lớn của tầng lớp lao động và nông dân [tám mươi phần trăm dân số], mặc dù các bè pháicánh tảtrong đảng thích một chính quyền được đại diện và có lợi ích dành riêng chogiai cấp vô sảnhơn.

    Câu 2 :

    -Trong nông nghiệp,Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và được tự do bán ra thị trường.

    -Trong công nghiệp,Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ [dưới 20 công nhân] có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

    -Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.

    Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

    -Mặc dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về dân số và diện tích giữa các nước cộng hòa, nhưng tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lê nin trong việc thành lập Liên Xô là sự bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

    -Ngày 21-1-1924, Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đứng đầu Đảng và Nhà nước Xô viết qua đời. Đó là một tổn thất to lớn đối với nhân dân Liên Xô, giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Sau khi Lê-nin mất, Xta-lin lên thay, tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Liên Xô trong những năm 1924-1953.

    – Chúc bạn học tốt : Nhớ cho mik là “CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT” nha hihi

Chủ Đề