Vì sao phải tiêm phòng cúm hàng năm vnvc

Các chuyên gia y tế đang lo ngại về “dịch kép”, do virus SARS-CoV-2 và virus cúm mùa gây ra, đặc biệt trong mùa đông tới, cúm có thể bùng phát và tấn công mạnh mẽ. Chuyên gia cảnh báo, ngoài vắc xin Covid-19 người lớn cần tiêm thêm vắc xin cúm, vậy nên chích ngừa cúm cho người lớn ở đâu uy tín?

Nghiên cứu mới nhất của Hiệp hội Vi sinh lâm sàng và Bệnh truyền nhiễm châu Âu cho thấy, người được chủng ngừa vắc xin cúm có thể được bảo vệ khỏi biến chứng nghiêm trọng, giảm tỷ lệ nhập viện và ít chăm sóc y tế khẩn cấp [ICU] do COVID-19. Vắc xin cúm bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương, giảm bệnh lý nền liên quan hệ hô hấp, hạn chế tổn thương cho cơ thể nếu chẳng may mắc Covid-19.

Việt Nam là nước có số người nhiễm cúm cao, khả năng bùng phát dịch lớn, đặc biệt cúm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu thai nhi và trẻ em. Đa số người dân còn nhầm lẫn bệnh cúm mùa với bệnh cảm thông thường.

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp do virus cúm [Influenza virus] gây ra. Cúm được xem là “chú sói đội lốt cừu” có thể tấn công và bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào, mặc dù vậy nhiều người vẫn đánh giá thấp nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của cúm.

Trong khi đó, bệnh cảm do khoảng 200 loại virus gây ra, trong đó nhiều nhất là rhinovirus [siêu vi ở mũi] – nguyên nhân của 40% loại cảm. Khi bị cảm, chỉ cần nghỉ ngơi, uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt nếu sốt trên 38 độ, súc họng nước muối ấm, ăn lỏng [cháo, súp].

Thực tế, cảm và cúm đều có những triệu chứng đầu tiên tương đối giống nhau như: Sốt, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, ho, nghẹt mũi, sổ mũi. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nếu không phát hiện bệnh kịp thời, cúm càng tiến triển nặng, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những hướng dẫn giúp nhận biết sớm, phân biệt cảm và cúm:

Triệu chứng Cảm Cúm
Sốt Ít khi gây sốt. Trong trường hợp gây sốt thì sốt không cao, kéo dài 1-2 ngày. Thường gây sốt cao [đặc biệt là trẻ nhỏ] và kéo dài 2-5 ngày.
Nhức đầu Ít gặp Thường gặp
Đau nhức cơ Nhẹ Đau nhiều
Mệt mỏi Thường gặp, kéo dài khoảng 1 tuần Thường gặp, có thể kéo dài 2-3 tuần
Nghẹt mũi Thường gặp Ít gặp
Hắt hơi Thường gặp Ít gặp
Đau họng Thường gặp, kéo dài 1-2 ngày Ít gặp
Khó chịu ở ngực, ho Nhẹ – trung bình, ho khan Thường gặp, ho rất nhiều và dai dẳng

BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC nhấn mạnh: “Với cảm lạnh, bệnh thường kéo dài trong khoảng 1 tuần nhưng cúm dai dẳng hơn, có khả năng diễn tiến nặng hơn. Cúm thường có tốc độ lây lan nhanh và chủ yếu lây qua đường hô hấp. Chủng virus cúm rất đa dạng, một số chủng có thể gây bệnh từ nhẹ đến nặng, thậm chí thành đại dịch. Ai cũng có thể mắc cúm nhưng người lớn tuổi, trẻ nhỏ và mẹ bầu nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản, viêm cơ tim,… Chính vì vậy, người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nghiêm trọng trên.”

Theo nghiên cứu, 2 chủng cúm mùa gây bệnh phổ biến hiện nay trên toàn thế giới là chủng influenza A và influenza B. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] ước tính, mỗi năm có khoảng 290.000 – 650.000 người tử vong do cúm, với khoảng 10 triệu ca nhập viện liên quan đến cúm.

Lịch sử đã ghi nhận những “đại dịch cúm” làm tử vong hàng chục triệu người. Thống kê dịch tễ cho thấy, cứ khoảng 10-14 năm thì đại dịch cúm lại bùng phát một lần.

Dịch cúm mùa hàng năm có ảnh hưởng đến tất cả các lứa tuổi [10-20% người lớn khỏe mạnh; 20-30% trẻ em] nhưng nguy cơ bị biến chứng nặng nề hơn rơi vào nhóm trẻ dưới 2 tuổi, người già trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, những người mắc các bệnh nền mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD]… Đặc biệt, virus cúm còn có thể phát triển rất nhanh trong cơ thể làm phá hủy tế bào gây suy đa tạng, thậm chí gây tử vong.

Virus cúm lây qua đường hô hấp nên có khả năng lây lan rất nhanh trong cộng đồng

Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo, trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn nên chủ động tiêm nhắc vắc xin cúm hàng năm. Bởi vì:

  • Vắc xin cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên: Cúm mùa chủ yếu do 4 chủng cúm A và B gây ra, song theo thời gian, các chủng này xuất hiện tình trạng “trôi” kháng nguyên do khả năng tiến hóa của virus cúm, chống lại hệ miễn dịch của con người. Khi virus thay đổi tính kháng nguyên, kháng thể mà cơ thể tạo ra tương ứng với kháng nguyên cũ có thể không còn hiệu quả nữa. Vì thế, các nhà nghiên cứu và sản xuất vắc xin phải thường xuyên cập nhật chủng virus cúm mới nhất đang lưu hành để điều chỉnh thành phần vắc xin cúm.
  • Lượng kháng thể giảm dần theo thời gian: Theo WHO, hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài trong khoảng 1 năm. Do vậy, trẻ em và người lớn cần chủng ngừa vắc xin cúm nhắc lại để bổ sung kháng thể, duy trì miễn dịch tự nhiên.
  • Đảm bảo sự tương đồng giữa chủng virus cúm trong vắc xin cúm và virus cúm hiện lưu hành: Virus cúm lưu hành trên toàn thế giới gồm nhiều chủng virus khác nhau vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, không thể nghiên cứu vắc xin chứa tất cả các loại virus cúm gây bệnh hiện có được, các nhà sản xuất chỉ có thể cập nhật vắc xin hàng năm của các chủng cúm phổ biến nhất. Khi đạt được sự tương đồng giữa chủng cúm trong vắc xin và virus hiện hành, vắc xin mới đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Việt Nam là nước có thể xuất hiện virus cúm quanh năm với cả cúm Nam và cúm Bắc bán cầu, do đó để “đối phó” với bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân có thể tiêm vắc xin vào bất cứ thời điểm nào, đặc biệt trước 2 thời điểm đỉnh dịch cúm, gồm tháng 3-4 và tháng 10-11, sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.

WHO và CDC Hoa Kỳ khuyến cáo, người dân cần khẩn trương và quyết liệt tiêm vắc xin cúm càng sớm càng tốt trong bối cảnh Covid-19 đang gia tăng sức ép. Trẻ em dưới 9 tuổi cần được bảo vệ bởi 2 liều cúm, mỗi liều cách nhau tối thiểu 1 tháng trước khi tiến hành tiêm nhắc lại mỗi năm một lần. Trẻ lớn trên 9 tuổi và người lớn cần tiêm vắc xin mỗi năm 1 lần. Đặc biệt, phụ nữ mang thai là đối tượng cần ưu tiên tiêm ngừa cúm. Đối với phụ nữ đang có kế hoạch mang thai, tốt nhất nên tiêm vắc xin phòng cúm trước khi có thai 3 tháng. Nếu đang có dịch cúm mà chưa kịp tiêm trước khi mang thai, vẫn có thể tiêm phòng vắc xin ngừa cúm bất hoạt vào 3 tháng giữa thai kỳ.

Tiêm vắc xin phòng cúm là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm nhất

Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp [ho, hắt hơi]. Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc với mầm bệnh như tay dính virus qua bắt tay, dùng chung các vật dụng… rồi đưa lên mắt, mũi hay miệng của mình. Vì thế, nên thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước [nhất là ở các thời điểm sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn] có thể hạn chế lây truyền cúm; mang khẩu trang để tránh lây bệnh cho người khác hoặc dùng khăn giấy [che cả miệng lẫn mũi] khi ho hay hắt hơi và bỏ giấy ngay sau khi sử dụng.

Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là chủ động chủng ngừa cúm. Vắc xin cúm quan trọng với trẻ em và cần thiết với người lớn bởi vì:

  • Cung cấp khả năng kích thích miễn dịch đặc hiệu đối với virus cúm. Khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa đạt mức cao.
  • Người đã tiêm vắc xin nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn, giảm nguy cơ biến chứng nặng, nhập viện và điều trị hơn người chưa tiêm ngừa.
  • Giúp dự phòng COVID-19, tạo miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu mang lại sự bảo vệ bổ sung, giảm nguy cơ nhập viện, biến chứng nghiêm trọng do COVID-19.
  • Đặc biệt, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai giúp bảo vệ cho cả mẹ và con trong suốt thai kỳ và những năm tháng trẻ đầu đời, bởi lượng kháng thể “mẹ truyền cho con” có thể kéo dài tới 9-12 tháng.
  • Nếu không may “đồng nhiễm” cúm và COVID-19 ở cùng một thời điểm sẽ rất nguy hiểm. Mặc dù vắc xin cúm không thể tạo miễn dịch hoàn toàn trước Covid-19, nhưng có thể bảo vệ người được tiêm chủng tránh được một trong hai bệnh.
  • Chủng ngừa cúm giúp giảm nhầm lẫn triệu chứng của COVID-19 và cúm mùa để nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.
  • Tiêm phòng cúm giúp giảm tình trạng lên hệ thống y tế vốn đã quá tải vì Covid-19.

Chích ngừa cúm cho người lớn ở đâu là câu hỏi nhận được quan tâm của rất nhiều người. Vắc xin cúm hiện nay chưa có trong chương trình mở rộng, do đó để thực hiện chủng ngừa cúm an toàn, chất lượng, trẻ em và người lớn có thể lựa chọn các Trung tâm tiêm chủng uy tín thuộc Hệ thống tiêm chủng VNVC.

VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là các loại vắc xin cúm. Hiện VNVC đang có 4 loại vắc xin cúm: Influvac [Hà Lan], GC Flu [Hàn Quốc], Ivacflu-S [Việt Nam] và Vaxigrip Tetra [Pháp]. Đặc biệt, Vaxigrip Tetra [Pháp] là vắc xin phòng cúm thế hệ mới được sản xuất bởi hãng Sanofi Pasteur [Pháp], chỉ định phòng ngừa bệnh cúm mùa do virus cúm thuộc hai chủng cúm A [H1N1, H3N2] và hai chủng cúm B [Yamagata, Victoria] cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Ưu điểm của vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra có thể phòng 4 chủng virus với chỉ duy nhất 1 liều tiêm.

Với hơn 40 loại vắc xin phòng hơn 50 bệnh, VNVC là đơn vị tiêm chủng đã và đang đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho hàng triệu gia đình Việt Nam mỗi năm. Được đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hiện đại “5 sao” như phòng khám, phòng thay tã, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, khu vui chơi dành cho trẻ,… Các khu vực chức năng được thiết kế và vận hành theo đúng quy trình tiêm chủng 5 bước khoa học, gồm: phòng chờ, khám và tư vấn, tiêm và theo dõi sau tiêm. Bên cạnh đó, 100% khách hàng đến VNVC đều được khám sàng lọc trước tiêm, được tư vấn đầy đủ thông tin vắc xin và cách theo dõi, chăm sóc sức khỏe sau tiêm.

Những ưu điểm riêng có ở VNVC

  1. Là đơn vị nhập khẩu trực tiếp các loại vắc xin từ các hãng sản xuất hàng đầu thế giới như Glaxosmithkline [GSK], MSD, Sanofi Pasteur, Pfizer…
  2. Là đơn vị tiêm chủng đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] và kho lạnh âm sâu từ -86oC đến -40oC, đạt tiêu chuẩn GSP.
  3. Là đơn vị đầu tiên có các loại vắc xin thế hệ mới nhất như: vắc xin Prevenar 13 [Anh] phòng các bệnh do phế cầu khuẩn; vắc xin Boostrix [Bỉ]/ Adacel [Canada] phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván; vắc xin Imojev [Nhật Bản] phòng viêm não Nhật Bản,…
  4. Là đơn vị tiêm chủng miễn phí nhiều tiện ích 5 sao cho khách hàng như miễn phí khám sàng lọc trước tiêm, miễn phí giữ xe, bỉm tã, wifi, nước uống sạch, khăn giấy khô/ướt,…
  5. Cung cấp hàng loạt dịch vụ tiêm chủng như: tiêm lẻ, đa dạng gói vắc xin cho mọi lứa tuổi, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, mua vắc xin online, tiêm chủng cho doanh nghiệp, tiêm chủng lưu động,…
  6. Nhiều chương trình ưu đãi, miễn giảm hấp dẫn: ưu đãi giá Gói + combo vắc xin, mua Gói vắc xin trả góp 0% lãi suất,…

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19, VNVC tăng cường công tác phòng chống dịch ở mức cao nhất, đảm bảo giãn cách, tuân thủ 5K+5T theo quy định của Bộ Y tế, vừa tổ chức tiêm chủng an toàn, vừa bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

VNVC được trang bị cơ sở vật chất cao cấp, hiện đại, xây dựng quy trình tiêm chủng an toàn, chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ vắc xin với giá bình ổn kể cả khi thị trường biến động. Đăng ký tiêm vắc xin cúm hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng, quý khách có thể liên hệ hotline 028.7300.6595, fanpage Trung tâm tiêm chủng Trẻ em và Người lớn – VNVC hoặc đến trực tiếp Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc để đăng ký vắc xin.

Khách hàng cũng có thể mua vắc xin hoặc các gói vắc xin bằng cách truy cập //vax.vnvc.vn/, lựa chọn và thanh toán mua vắc xin theo nhu cầu.

Video liên quan

Chủ Đề