Conjunctivitis là gì

  • Các biện pháp điều trị triệu chứng

  • Thuốc kháng histamine tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid, chất ổn định tế bào mast hoặc kết hợp

  • Corticoid tại chỗ hoặc cyclosporine cho các trường hợp dai dẳng

  • Đôi khi, thuốc kháng histamine uống

Tránh các chất gây dị ứng đã biết và sử dụng gạc lạnh và thuốc bổ sung nước mắt có thể làm giảm các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng; giải mẫn cảm kháng nguyên đôi khi hữu ích. Thuốc kháng histamine không cần kê đơn [ví dụ như ketotifen] rất hữu ích cho những trường hợp nhẹ. Nếu không đủ các loại thuốc này, thuốc kháng histamine theo toa tại chỗ [ví dụ: olopatadine, bepotastine, azelastine], chất ổn định tế bào mast [ví dụ: nedocromil, cromolyn] hoặc thuốc chống viêm không steroid [ví dụ: ketorolac] có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp. Các thuốc corticoid tại chỗ [ví dụ, các thuốc tra loteprednol, fluorometholone 0,1%, prednisolone acetate 0,12% đến 1% 3 lần/ngày] có thể hữu ích trong các trường hợp kéo dài hoặc khi cần giảm nhanh các triệu chứng. Bởi vì corticosteroid tại chỗ có thể làm trầm trọng thêm dẫn đến sự bùng phát của nhiễm trùng tiềm ẩn Viêm giác mạc Herpes Simplex Viêm giác mạc Herpes simplex là nhiễm trùng giác mạc do herpes simplex. Có thể bao gồm cả mống mắt. Các triệu chứng cơ năng và thực thể gồm cảm giá... đọc thêm , có thể dẫn đến loét giác mạc và thủng, và sử dụng lâu dài, có thể gây tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. được bắt đầu và theo dõi bởi một bác sĩ nhãn khoa. Cyclosporine tại chỗ có thể hữu ích. Corticosteroid hoặc thuốc mỡ tacrolimus bôi lên da rất hiệu quả trong điều trị mi mắt viêm da cơ địa Viêm da cơ địa [Eczema] Viêm da cơ địa, thường được gọi là eczema] là một bệnh viêm da mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức... đọc thêm . Thuốc kháng histamine đường uống [ví dụ, fexofenadine, cetirizine, hoặc hydroxyzine] có thể hữu ích, đặc biệt khi bệnh nhân có các triệu chứng dị ứng khác [ví dụ, chảy nước mũi].

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa ít có nguy cơ yêu cầu nhiều loại thuốc hoặc corticoid tại chỗ từng lúc.

Đỏ, ngứa, chảy nước mắt và nóng rát tại mắt, thường thức dậy buổi sáng với đôi mắt sưng húp là các triệu chứng điển hình của viêm kết mạc dị ứng. Nếu đang gặp những triệu chứng trên, hẳn bạn rất muốn biết cách hỗ trợ ngăn ngừa và hỗ trợ cải thiện hoàn toàn bệnh viêm kết mạc dị ứng vì dường như mỗi khi ngưng thuốc hỗ trợ cải thiện thì bệnh lại tái phát.



Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Viêm kết mạc dị ứng[Allergic Conjunctivitis] là tình trạng khi mắt tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bào tử nấm mốc gây kích thích kết mạc. Lúc đó, hệ thống miễn dịch mắt sẽ sinh ra một chất là histamine để chống lại các chất gây dị ứng. Kết quả là mí mắt và kết mạc sưng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, bỏng rát. 

Mắt sưng đỏ, bỏng rát… là một trong những triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng

Nguyên nhân gây viêm kết mạc dị ứng là do tế bào hệ miễn dịch phóng thích ra một loại amin sinh học có tên là Histamine để chống lại các yếu tố ngoài môi trường mà chúng nhận  biết là sẽ tác động tiêu cực đến đôi mắt bao gồm:

  • Phấn hoa
  • Bào tử nấm mốc
  • Bụi mịn trong không khí
  • Mỹ phẩm
  • Lông động vật
  • Khói xe
  • Mùi hương hóa học trong nước hoa hoặc nước tẩy rửa…
  • Dung dịch rửa nước áp tròng hoặc thuốc nhỏ mắt

Khi lượng Histamine được hệ miễn dịch sản sinh ra quá nhiều sẽ dẫn đến phản ứng dị ứng ở kết mạc mắt. Viêm kết mạc dị ứng được phân thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính [Acute allergic Conjunctivitis]

Viêm kết mạc dị ứng cấp khởi phát ngay khi mắt bạn tiếp xúc với bất kì dị nguyên nào [yếu tố gây dị ứng], nhưng thường chỉ diễn ra trong vòng vài giờ. Mí mắt đột nhiên sưng lên, ngứa, bỏng rát và có thể chảy nước mũi.

Viêm kết mạc dị ứng theo mùa [Seasonal Allergic Conjunctivitis]

Tình trạng này xảy ra theo mùa và “thủ phạm” là bào tử nấm mốc hoặc phấn hoa. Bệnh  có xu hướng phát triển mạnh mẽ vào mùa xuân, cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu và biến mất trong những tháng mùa đông, bởi vì vào những thời điểm này, cây cối và cỏ dại phát tán lượng lớn phấn hoa ra ngoài không khí.

Viêm kết mạc dị ứng mạn tính [Perennial Conjunctivitis]

Viêm kết mạc dị ứng mạn tính hay còn gọi là viêm kết mạc dị ứng quanh năm [Chronic Allergic Conjunctivitis] do những chất gây dị ứng trong nhà như mạt bụi [sinh vật giống côn trùng có kích thước cực nhỏ, sống chủ yếu trong giường, đồ nội thất bọc đệm và thảm], lông động vật và bọ ve... Loại viêm kết mạc dị ứng này ít phổ biến nhưng có thể xảy ra quanh năm.

Viêm kết mạc mùa xuân [Vernal Keratoconjunctivitis]

Đây là một loại viêm kết mạc dị ứng thể nặng, chủ yếu ở nam giới từ 5 đến 20 tuổi. Bệnh xuất hiện trở lại vào mùa xuân và giảm dần vào mùa thu và mùa đông.

Viêm kết mạc nhú gai khổng lồ [Giant Papillary Conjunctivitis]

Những người bị bệnh viêm kết mạc dị ứng thể nhú gai khổng lồ đều liên quan đến việc đeo kính áp tròng. Một số trường hợp bị dị ứng do kính áp tròng không được vệ sinh sạch sẽ, một số khác do dung dịch rửa và ngâm kính áp tròng không đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

Viêm kết mạc tiếp xúc [Contact Conjunctivitis]

Kết mạc bị kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt và các hóa chất khác. Các triệu chứng thường sẽ biểu hiện rõ từ 2 đến 4 ngày sau khi những chất này tiếp xúc với mắt.

Viêm kết mạc dị ứng có thể xảy ra với cả trẻ em, phổ biến từ 5 tuổi

Mỗi loại viêm kết mạc dị ứng xảy ra bởi một hoặc nhiều dị nguyên với mức độ nặng - nhẹ và thời gian ủ bệnh khác nhau. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng chúng khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi và khó chịu làm giảm hiệu quả học tập và làm việc.

Xem thêm : Viêm kết mạc lâu ngày không khỏi: nguyên nhân và cách điều trị

Đối tượng có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng cao

Những người cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng có nguy cơ bị viêm kết mạc dị ứng cao. Theo Tổ chức Hen suyễn và Dị ứng Hoa Kỳ[1] , dị ứng ảnh hưởng đến 30% người lớn và 40% trẻ em, và thường xảy ra trong các gia đình [tức là dị ứng mang yếu tố di truyền].

Dị ứng ảnh hưởng đến tất cả mọi người và ở mọi lứa tuổi, song phổ biến hơn cả là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Nếu bản thân tiền sử dị ứng lại sống ở những nơi nhiều phấn hoa, bạn sẽ rất dễ bị viêm kết mạc dị ứng.

Ngoài ra, người bị chàm, hen suyễn hoặc mới thực hiện phẫu thuật mắt cũng là đối tượng cần chú ý với các dị nguyên gây dị ứng kết mạc. Để biết được tình trạng bất thường của đôi mắt có phải là biểu hiện của căn bệnh này hay không, bạn hãy tham khảo các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của viêm kết mạc dị ứng ngay sau đây.

Hầu hết những người bị viêm kết mạc dị ứng đều gặp vấn đề ở cả hai mắt. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay sau khi mắt tiếp xúc với chất gây dị ứng [trường hợp viêm kết mạc dị ứng cấp] hoặc sau khi tiếp xúc với dị nguyên từ 2 đến 4 ngày [trường hợp viêm kết mạc dị ứng tiếp xúc], cụ thể:

  • Đỏ mắt: Các mạch máu ở kết mạc mắt bị giãn ra bởi sự kích thích của chất Histamine làm cho mắt bị đỏ. Nhiều người mắt đỏ ngầu gọi là xung huyết kết mạc.
  • Đau mắt: Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở một hoặc cả hai mắt. Đôi khi mắt đau rát như bị bỏng.
  • Ngứa mắt: Hai bên mắt bị ngứa từ nhẹ đến dữ dội. Nếu bạn chà xát lên mắt sẽ khiến tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn.
  • Sưng mí mắt: Mí mắt có thể sưng phồng lên khi kết mạc bị viêm dị ứng. Mức độ sưng sẽ tăng lên nếu mi mắt chịu tác động hoặc cọ xát nhiều.
  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng: Khi có ánh sáng chiếu vào [nhất là nguồn ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử, đèn LED…], mắt lập tức phản ứng khó chịu khiến bạn phải nheo mắt, thậm chí nhắm mắt lại. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hội chứng sợ ánh sáng.
  • Các triệu chứng khác: Chảy nhiều nước mắt, tiết nhiều ghèn [gỉ], mí mắt nứt hoặc khô...

Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm kết mạc dị ứng cũng có thể bị chảy nước mũi kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, viêm mũi họng và nổi hạch trước tai. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm kết mạc mắt thể dị ứng thường xảy ra đồng thời, cần phải xử lý sớm để đảm bảo sức khỏe cũng như thẩm mỹ của đôi mắt.

Viêm kết mạc dị ứng có thể khiến cơ thể sốt, mệt mỏi

Viêm kết mạc dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm kết mạc dị ứng có thể không gây nguy hiểm cho mắt và hiếm khi để lại biến chứng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống rõ rệt. Bằng chứng là bạn sẽ cảm thấy khó mở mắt khi ngủ dậy do chất dịch tạo thành màng bao quanh mắt hay chứng sợ ánh sáng khiến bạn không thể tập trung học tập hoặc làm việc trước màn hình máy tính.

Hơn nữa, người bệnh không nên chủ quan vì bệnh có thể gây ra các vết loét hình thành trên giác mạc, tiềm ẩn rủi ro để lại sẹo khiến thị lực giảm sút. Vì vậy, đừng thờ ơ với bất kỳ biểu hiện nào của viêm kết mạc dị ứng, hãy tìm cách chữa trị ngay bạn nhé!

Điều trị viêm kết mạc dị ứng như thế nào?

Viêm kết mạc dị ứng có chữa được không? Câu trả lời là có. Viêm kết mạc dị ứng vốn không gây nguy hiểm đến sức khỏe và thường không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng theo chỉ định thì có thể gây nên những vấn đề sức khỏe nguy hiểm như loét giác mạc, giảm thị lực.

Vì vậy, khi thấy các dấu hiệu đặc trưng của bệnh cần thăm khám để điều trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là những cách điều trị viêm kết mạc dị ứng:

Chăm sóc tại nhà

Điều trị viêm kết mạc dị ứng tại nhà bao gồm các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên. Để giảm thiểu việc tiếp xúc với chất gây dị ứng, mọi người nên: Đóng cửa sổ trong mùa phấn hoa nhiều [nếu môi trường sống có nhiều cây cối], đeo kính mát khi đi ra ngoài để bảo vệ mắt, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Đóng kín cửa để tránh phấn hoa bay vào nhà nếu bạn sống ở nơi nhiều cây cỏ

Chú ý làm làm sạch các khu vực có độ ẩm cao dễ sinh nấm mốc [như nhà tắm, bếp, tầng hầm], chú ý không gian phòng ngủ, giặt giũ giường chiếu thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí, tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh [như thuốc nhuộm, nước hoa] là những yếu tố dễ gây kích ứng mắt. 

Sử dụng thuốc nhỏ mắt và thuốc

Trong những trường hợp dị ứng nặng đã áp dụng các biện pháp chăm sóc ở nhà nhưng không đạt hiệu quả thì cần khi khám để được điều trị, sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, viêm kết mạc dị ứng thường được chỉ định các loại thuốc sau:

  • Nước mắt nhân tạo: Giúp giảm dị ứng bằng cách rửa chất dị ứng trong mắt, cung cấp độ ẩm cho mắt.
  • Thuốc kháng histamine uống để giảm hoặc ngăn chặn sự giải phóng histamine, giảm ngứa mắt, tuy nhiên thuốc này thường gây mắt khô.
  • Thuốc nhỏ mắt kháng histamine: giúp giảm ngứa và ổn định tế bào mast giúp ngăn ngừa dị ứng mắt.
  • Thuốc nhỏ mắt steroid: Giúp điều trị dị ứng mắt mãn tính và các triệu chứng nghiêm trọng như ngứa, tấy đỏ và sưng.
  • Liệu pháp miễn dịch: Nếu đã sử dụng các biện pháp trên nhưng không có hiệu quả thì liệu pháp miễn dịch [tiêm chất dị ứng] là lựa chọn tốt nhất để làm giảm dị ứng mắt. Liệu pháp tiêm một lượng nhỏ các chất dị ứng với liều tăng dần theo thời gian, giúp cơ thể dần miễn dịch với chất gây dị ứng.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt đúng cách và phù hợp giúp giảm ngứa, ngăn ngừa dị ứng mắt

Lưu ý: Một số thuốc dùng để điều trị viêm kết mạc dị ứng có thể gây khô mắt. Do đó, khi dùng các loại thuốc này, bạn nhớ tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ để không gặp phải tác dụng phụ, khiến đôi mắt đã “mệt” còn “mỏi” hơn.

Phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng

Nguyên tắc quan trọng nhất trong việc hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng là phải tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Tuy nhiên việc tránh tiếp xúc hoàn toàn với các yếu tố có thể gây viêm kết mạc dị ứng trong môi trường có thể khá khó khăn. Cách tốt nhất là càng hạn chế tiếp xúc càng tốt.

Với người bị viêm kết mạc dị ứng, nên dùng một số loại kính chắn bụi khi ra ngoài để tránh các tác nhân dị ứng. Để hỗ trợ phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng, bạn nên giữ vệ sinh mắt, đeo kính bảo hộ để tránh bớt tác hại từ môi trường như khói bụi ô nhiễm, ẩm ướt, phấn hoa… Khi sử dụng thuốc cho mắt thì không dùng các loại thuốc có chất bảo quản để tránh những tác dụng phụ hay kích ứng do các chất hóa học gây nên.

Bên cạnh đó cần chú ý dinh dưỡng mắt hàng ngày với một số vitamin và chất chống oxy hóa có tác dụng tốt đối với mắt như vitamin C, E, Lutein, Zeaxanthin, và đặc biệt là dưỡng chất chuyên biệt Broccophane [sulforaphane]… để giúp mắt tăng sức đề kháng. 

Broccophane có tác dụng tối ưu trong việc gia tăng tổng hợp Thioredoxin - giúp bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tinh chất Broccophane thiên nhiên [được chiết xuất thành công trong sản phẩm Wit] giúp tăng cường Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ, có khả năng bảo vệ tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thủy tinh thể. Hoạt chất sinh học tự nhiên nhiên này giúp hỗ trợ điều tiết mắt, cải thiện các chứng khô mắt, đau nhức mắt, chảy nước mắt sống, tăng cường thị lực, phòng ngừa các bệnh về mắt.

Những câu hỏi thường gặp

Viêm kết mạc dị ứng có lây không?

Không như các bệnh viêm kết mạc [đau mắt đỏ] có thể lây từ người này sang người khác, viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng như ngứa, sưng, đỏ rát… có thể gây ra nhiễm trùng và các biến chứng khác ảnh hưởng đến thị lực nếu không được phát hiện và điều trị hợp lý.

Viêm kết mạc dị ứng có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Bệnh viêm kết mạc dị ứng thể cấp tính có thể tự khỏi trong vài ngày, tuy nhiên, nếu không chăm sóc đúng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Hơn nữa, đây là bệnh dễ tái phát và khó điều trị khỏi hoàn toàn, nếu không tìm được nguyên nhân gây dị ứng. Vì vậy, khi thấy mình có các triệu chứng bệnh cần thăm khám để được điều trị và theo dõi đúng cách.

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị viêm kết mạc dị ứng?

Thực phẩm Nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin C: Có trong cam, quýt, ổi, ớt chuông, rau xanh… giúp chống lại quá trình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho mắt.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Có trong cà rốt, bí ngô, đu đủ, rau màu xanh đậm… giúp bảo vệ,  duy trì giác mạc và kết mạc khỏe mạnh.
  • Thực phẩm giàu vitamin B2: Có trong trái cây có múi, sữa, gan, trứng, thịt, cá, nấm… giúp tăng cường thị giác, hạn chế quá trình oxy hóa của cơ thể.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Kiêng ăn thức ăn, gia vị cay nóng: ớt, tiêu, gừng… gây cảm giác nóng rát mắt, chảy nước mắt nhiều hơn.
  • Kiêng ăn hải sản như tôm, cua, mực, cá… đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, khi ăn vào cơ thể tăng tiết chất Histamine khiến bệnh thêm trầm trọng, mẩn ngứa nhiều hơn.
  • Nhóm thực phẩm giàu bột đường: Vì đường gây nặng thêm việc nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh lâu lành hơn.
  • Hạn chế chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá.

Những ai lần đầu bị viêm kết mạc dị ứng có thể sẽ nhầm lẫn với các bệnh về mắt thường gặp như đau mắt đỏ hoặc viêm màng bồ đào… Lời khuyên dành cho mọi người bệnh đó là đừng lạm dụng mẹo dân gian hay tự ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh, từ đó có giải pháp điều trị phù hợp, giữ cho đôi mắt luôn sáng khỏe.


Video liên quan

Chủ Đề