Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào



Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào


Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

bác hồ trong trái tim tôi

“Vì sao? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh Như một niềm tin, như dũng khí Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”

Chúng ta vừa nghe những lời tâm sự của nhà thơ Tố Hữu trong bài “Theo Chân Bác”.

Bạn đang xem: Vì sao trái đất nặng ân tình

Đúng vậy, đối với bạn bè quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và là Danh nhân văn hóa thế giới. Còn trong trái tim của mỗi người Việt Nam chúng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi trìu mến, thân thương là Bác Hồ, là vị cha già của dân tộc, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta. Bởi vậy, tầm vóc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt cả không gian và thời gian, Người là một vĩ nhân của dân tộc và của loài người.

Hình ảnh Bác mênh mông, cao lớn là vậy mà trong trái tim tôi, hình ảnh ấy lại gần gũi và ấm áp đến lạ thường, như lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, to lớn mà không làm ra vĩ đại, chói sáng mà không làm ai choáng ngợp, mới gặp lần đầu đã cảm thấy thân thiết từ lâu”. Càng học tập và làm theo tấm gương Bác, tôi lại càng thấm thía những lời ấy của cố Thủ tướng.

Tôi có may mắn ngay từ những ngày đầu nhận công tác tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được Lãnh đạo Sở và các anh chị đi trước ân cần quan tâm và dẫn dắt trong công tác và rèn luyện, đặc biệt là việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để xứng đáng với niềm tự hào và vinh dự to lớn của ngành khi có Bác là Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên và là người sáng lập, đặt nền móng cho nền ngoại giao hiện đại.

Tôi không tự nhân mình là điển hình cho việc học tập và làm theo gương Bác nhưng tôi chắc chắn rằng bản thân tôi đã tiến bộ, trưởng thành và “chuyên nghiệp” hơn rất nhiều sau khi suy ngẫm và áp dụng những bài học từ phong cách ngoại giao của Hồ Chí Minh vào trong thực tiễn. Tôi vẫn còn nhớ một câu chuyện về Bác:

“…Một hôm, có một phóng viên báo Pháp phỏng vấn Bác:

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch ghét gì nhất?

- Điều ác.

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch yêu gì nhất?

- Điều thiện.

Xem thêm: Vì Sao Việt Nam Lựa Chọn Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xhcn

- Chủ tịch mong điều gì nhất?

- Nền độc lập của nước tôi và của tất cả các nước trên hoàn cầu.

- Thưa Chủ tịch, Chủ tịch sợ cái gì nhất?

- Chẳng sợ gì cả. Một người yêu nước không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì.”

Đối với tôi, mẩu chuyện nhỏ trên lại chứa đựng một bài học vô cùng to lớn, là bài học nhập môn và là kim chỉ nam của tất cả cán bộ ngoại giao, đó là nhà ngoại giao phải có lòng yêu nước nồng nàn, không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì. Đa phần mọi người khi nhìn vào ngành ngoại giao đều nhận xét rằng đây là thế giới hào nhoáng với những con người “được đi mây về gió, ăn mặc bảnh bao, yến tiệc tối ngày” nhưng thực chất ngoại giao là nghề lao tâm khổ tứ, chuyện “bếp núc” của ngành ngoại giao chính là việc 24/7 phải đấu tranh, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trên trường quốc tế. Vì vậy, xuất phát từ “lòng yêu nước nồng nàn, không sợ gì hết và nhất thiết không được sợ gì”, cán bộ ngoại giao phải kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, và để quên đi những áp lực và mệt mỏi trong công việc.

Nhưng, sẽ là không đủ và có phần thiếu sót nếu nói rằng chỉ có ngành ngoại giao hoặc một số ngành nhất định mới cần phải học tập và làm theo gương Bác. Tôi xin chia sẻ một số bài học của chính mình để bảo vệ ý kiến trên, rằng những bài học này rất cần thiết đối với mỗi chúng ta trong công việc và rằng những bài học này cũng rất hữu ích trong cuộc sống thường ngày.

Bài học đầu tiên, bài học về sự chân thành và giản dị. Có những câu chuyện tôi đọc rồi quên ngay nhưng với mỗi câu chuyện về Bác, tôi có thể nhớ đến từng chi tiết về lời nói và cử chỉ của Bác bởi sự chân thành, gần gũi và giản dị của Bác và bởi Bác đã “hiểu người khác và chia sẻ với người khác để họ hiểu mình”. Theo dấu chân Bác, tôi còn học được rằng hoàn cảnh không bao giờ là rào cản đối với người ham học và có ý chí tự học cao.

Một bài học khác tôi cũng rất tâm đắc là bài học về “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, điều đó, trong ngành ngoại giao, có nghĩa là phải chủ động, kiên định về nguyên tắc đối với lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhưng phải mềm dẻo, linh hoạt về sách lược. Suy rộng ra, đối với cuộc sống hàng ngày, thì điều đó được hiểu một cách hóm hỉnh như lời của nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: “Rất chịu chơi nhưng lại phải biết giữ mình trong giao du”.

Trên đây là bài học của tôi trong quá trình học tâp và làm theo gương Bác. Tôi tin, mỗi chúng ta đều tìm thấy ở Bác những bài học phù hợp với mình, tuy nhiên, những bài học ấy không nên áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc và xa vời, mà cần phải được áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thực tiễn, đặc biệt được triển khai thành những chương trình và kế hoạch hành động cụ thể.

Từ thực tiễn công việc và cuộc sống của bản thân và đơn vị tôi đang công tác, một trong những ý tưởng tôi xin đề xuất nhằm góp phần đưa việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đi vào cuộc sống của thanh niên ngày nay là xây dựng một diễn đàn (website), nơi mà mỗi thanh niên có thể chia sẻ những bài học và trải nghiệm của mình trong quá trình học tập và thực hành theo gương Bác, đó có thể là câu chuyện nhỏ xảy ra trong đời sống như quyết tâm học ngoại ngữ của một bạn thanh niên hay câu chuyện lớn của đất nước như việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng ta hiện nay.

Website này còn là địa chỉ kết nối và gắn kết thanh niên trong các dự án sáng tạo vì cộng đồng, đó có thể là dự án phân loại rác thải tại nguồn hay nâng cao ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh tại các nơi công cộng, qua đó phát huy tinh thần xung kích của thanh niên theo lời căn dặn của Bác “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”.

Một ý tưởng khác của tôi đó là chương trình truyền hình định kỳ về những Bông hoa học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với các câu chuyện thực tế được thể hiện một cách sinh động và đặc biệt đưa ra các cách thức cụ thể để giúp áp dụng thành công các bài học làm theo gương Bác, cũng như truyền cảm hứng đến tất cả mọi người.

Hôm nay đây, cùng với những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc, đi giữa rừng cờ hoa và nhận thấy rõ sự phát triển và đổi thay của Thành phố trong từng hơi thở, hơn bao giờ hết, tôi cảm nhận sâu sắc lời bài hát:

“Khi tôi còn là hạt bụi, Người đã lên tàu đi xa

Khi quê hương còn chìm nổi, Người đã lên tàu đi xa

Để tôi - được là Việt Nam

Để tôi - mặt trời trước ngực”

(Dấu chân phía trước – Sáng tác: Phạm Minh Tuấn)

Và “Để nghe tim mình thay đổi” khi có Bác – hình ảnh vĩ đại mà lại thật ấm áp và gần gũi trong trái tim của mỗi chúng ta. Vì vậy học tập và làm theo gương Bác chính là mệnh lệnh từ trái tim mình!

Vì sao trái Đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh của tác gia nào

Nhà sàn Bác Hồ. Ảnh: PV

(BG)-Nhà thơ Tố Hữu – ngọn cờ đầu của nền thi ca cách mạng Việt Nam – đã viết:

Vì sao trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí
Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh

và:

Hồ Chí Minh, Người ở khắp nơi nơi.

Ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nhà cách mạng tiền bối nước ta như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền… trên hành trình tìm đường cứu nước đều dành cho Người – lúc ấy là bậc hậu sinh của các vị – lòng yêu mến và tin tưởng. Cụ Phan Chu Trinh khẳng định: “Độc lập của nước Việt Nam sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc“. Cụ Phan Bội Châu tin tưởng: “Tôi chắc ông Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta nhất định sẽ độc lập.” Cụ Huỳnh Thúc Kháng, sau cách mạng trong thư gửi đồng bào, ngợi ca Bác: “Là bậc yêu nước đại chí sĩ, là nhà lịch nghiệm cách mạng đại chuyên gia. Chân đi khắp năm châu, mắt trông xa vạn dặm, nhận rõ thời cuộc, lặng dò thời cơ”.

Bộ Bách khoa toàn thư Universalis (Pháp) trong mục Hồ Chí Minh đã mở đầu như sau: “Trong lịch sử các cuộc cách mạng thế kỷ XX trên toàn thế giới,  Hồ Chí Minh – Nhà sáng lập và Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – giữ vị thế đặc biệt. Ông là người tiến hành cuộc chiến đấu dài lâu nhất so với bất kỳ nhà lãnh đạo khác trong thời đại ngày nay chống bá quyền và đế quốc thực dân. Khi Mao Trạch Đông còn là một viên thủ thư trẻ chưa hề thoáng ý cách mạng trong đầu, khi Zosip Briz của Nam Tư chưa nghĩ ra việc dùng biệt danh Tito kêu gọi nhân dân nổi dậy, Phidel castro (Cu Ba), Abdel Nasset (Ai Cập) và Che Guevara (Mỹ – latinh) gần như mới chào đời thì Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đã đặt vấn đề giải phóng thuộc địa ra trước Hội nghị Hoà bình họp tại Điện Versailees (Pháp).”

Các nhân vật quốc tế có quan hệ với Bác trong những thời gian khác nhau, ở nhiều địa điểm, hoàn cảnh và tình thế khác nhau; cả đồng chí, bạn bè, cả đối thủ về tư tưởng hay trên chiến trường đều có những ấn tượng tốt đẹp về Người. Đó là điều kỳ diệu, vĩ đại của Bác. Đó không phải chỉ là tư tưởng mà còn là nhân cách lớn. Denit Gray (Pháp) nhận xét: “Việt Nam có thể có những bước thăng trầm nhưng ký ức về vị lãnh tụ cộng sản được sinh ra từ cuối thế kỷ XIX sẽ tồn tại mãi mãi”. S.Kronow (Mỹ) viết: “Một thân hình gầy gò, chòm râu dài, chiếc áo khoác cũ và đôi dép cao su đã mòn. Hồ Chí Minh đã tạo ra một Bác Hồ hiền lành giản dị. Nhưng Người là nhà cách mạng dày đặc kinh nghiệm và một nhà dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt, suốt đời đấu tranh cho một mục đích duy nhất là mang lại độc lập tự do cho dân tộc mình.”Tờ báo Tiến lên của Xri lanca khẳng định: “Hồ Chí Minh đã làm nên lịch sử hiện đại, là một trong những nhân vật cao quý nhất, đáng kính nhất của thời đại chúng ta.” Sức lan toả và ảnh hưởng to lớn, kỳ vĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nỗi Tổng thống Mỹ Nixon đã phải cay đắng thốt lên: “Chỉ khi nào xóa bỏ được hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh ra khỏi tâm thức người dân thì đường lối Việt Nam mới ngả theo Mỹ“.

Không thể nào kể hết những lời ngợi ca của các bậc danh nhân, các nhà chính trị, các nhà sử học, các nhà văn nhà báo trên thế giới nói và viết về Bác. Tự hào vô cùng dân tộc ta, non sông đất nước ta có Bác Hồ kính yêu. Chính Người đã làm rạng danh non sông đất nước ta. Bác là Anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam. Nhưng cao hơn cả, sâu thẳm hơn cả, Bác trường tồn, mãi mãi trường tồn trong tâm trí dân tộc ta, trong non sông đất nước ta với hình ảnh một con người thiêng liêng, gần gụi, xiết bao yêu dấu. Tất cả những gì cao quý nhất, tốt đẹp nhất đều thuộc về Người – Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác Hồ kính yêu.

Giang Kế Nhân
baobacgiang.com.vn