Việt đoạn văn ngắn về Bàn luận về phép học

Câu 1:
"Bàn luận về phép học" là đoạn văn trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791. Lúc bấy giờ Nguyễn Thiếp đang làm Viện trưởng ,viện Sùng Chính, phụ trách việc biên soạn sách và xây dựng Trung đô Phượng Hoàng [Nghệ An], một công việc vô cùng to lớn và hết sức nặng nề. Bài tấu này thể hiện cái tâm của Nguyễn Thiếp đối với việc chấn hưng nền quốc học, nền giáo dục nước nhà, nhằm mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước.Các vấn đề như mục đích việc học, nội dung học tập và phương pháp học tập đã được Nguyễn Thiếp trình bày một cách ngắn gọn và tường tận.Mở đầu, ông nhắc lại câu cổ ngữ: ''Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo". Vậy mục đích học là biết "lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người". Nói cách khác, học để mở mang trí tuệ và bồi bổ đạo đức. Đạo mà Nguyền Thiếp nói đến là đạo làm người. Ông than phiền "nền chính học đã bị thất truyền". Có biết bao tệ lậu đáng chê trách như "đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi", coi thường đạo lí "không cồn biết đến tam cương, ngũ thường". Nhà dột từ nóc: "Chúa trọng nịnh thần". Ví dụ, cuối thời Lê - Trịnh, tệ nạn buôn quan bán tước hoành hành, sử sách cho biết: năm 1750, đời vua Lê Hiển Tông, vì Nhà nước thiếu tiền, đã đặt ra lệ thu tiền thông kinh: hễ ai nộp ba quan thì được đi thi hương, không phải khảo hạch. Thành ra những người làm ruộng, đi buôn, ai cũng nộp quyển vào thi, rồi người thì dùng sách, kẻ thì thuê người làm bài; kẻ thuê học mười người không được một [theo Dương Quáng Hàm]. Sống trong thời kì đen tối, loạn lạc ấy, Nguyễn Thiếp vô cùng đau buồn, thở than: "Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy". Nguyễn Thiếp đã có một cách nói trầm tĩnh, ôn hòa mà sâu sắc.

Trên con đường học tập của mỗi người học sinh, ai cũng muốn chọn con đường tốt nhất cho mình. Nhưng để thành công, mỗi người cần phải biết một trong những điều trọng yếu của phương pháp học tập là “ Học đi đôi với hành”. Trong bài “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp viết: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”, tức là phải kết hợp học với hành, mang điều học vào giúp đời.

Ngay từ đầu văn bản, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra mục đích chân chính của việc học: “Ngọc không mài không thành đồ vật. Người không học không biết đạo”. Từ đó, ông nghiêm khắc nêu ra và phê phán lối học chuộng hình thức, cưỡi ngựa xem hoa để rồi gây nên những tai hoạ lớn cho bản thân, gia đình và cả đất nước. Để mọi người biết học, biết đạo, tức là quan hệ, ứng xử trong gia đình, xã hội, ông đã xác định phương pháp học đúng đắn để có kết quả cao nhất. Những ý kiến của ông rất chính xác, nào là phải học từ thấp đến cao, học rộng rồi tóm lược cho gọn, học phải đi đôi với hành.

Để hiểu rõ được bài học sâu sắc của Nguyễn Thiếp, trước hết ta cần hiểu xem học và hành là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức, học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật,… Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng, lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết, học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: “Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm”.

Nếu ta chỉ học mà không hành thì những tri thức kia chỉ là vô ích, con người sẽ không làm được việc gì hoặc làm việc rất lúng túng. Có thể bạn là một cây Toán, cây Văn của trường lớp mà bài tập về nhà không làm, bài văn không chịu viết mà chỉ khư khư ôm quyển sách thì liệu bạn có học tốt lên được không? Hay chỉ làm cho tài năng, năng khiếu của bạn bị mai một, kiến thức bị rỗng, có mà như không. Bạn thích học Vật lí, Hoá học mà không làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, không biết ứng dụng kiến thức về máy cơ đơn giản, về tính chất của oxi vào đời sống thực tế thì liệu bạn có giữ mãi được những gì mình học, có học tốt được? Hay tình yêu của bạn đối với môn học chỉ ngày một nhạt phai. Có biết bao thủ khoa, á khoa đại học khi ra trường lại không làm được chính nghề mà họ học. Đó là vì học đã không vận dụng, thực hành trong khi học, họ chỉ biết học thuộc lòng. Nếu ai cũng như vậy thì con người sẽ không như “nước đổ đầu vịt” mà là “học trước quên sau”. Nhớ làm sau được khi ta ngồi im như tượng, miệng lẩm nhẩm học thuộc lòng như cầu kinh niệm Phật. Nếu ai cũng như vậy thì thế giới loài người sẽ trở thành một thế giới của những con mọt sách hay sao? Trong “Bàn luận về phép học” thì “hành” còn là sự áp dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến triết lý thành thực tế để hoàn thiện nhân cách, phẩm giá của con người. Đối với người xưa, học không chỉ làm người, học còn để hiểu Đạo. Đó là lẽ sống, lẽ cư xử đối đãi giữa người với người. Có học, mới hiểu rõ Đạo, mới biết vận dụng đạo lý thành hiền vào cuộc sống. Học không phải là “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Vì cách học vì danh lợi phù phiếm này chỉ khiến “nước mất nhà tan”, sản sinh ra một thế hệ “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”. Đây chính là những gì mà La Sơn Phu Tử đã bàn luận trong tấu chương của mình.

Nhưng liệu chỉ hành thôi mà không học thì có phải là một điều tốt? Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và "nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên". Trong học tập, học sinh muốn làm được một bài văn hay một bài toán thì không những phải nắm vững lí thuyết mà còn phải biết vận dụng lí thuyết để làm từng kiểu bài cụ thể. Nếu như ta đã từng được thực hành đấy, đã biết được cách thức để thực hiện thí nghiệm đấy nhưng nếu ta không được học qua kiến thức từ trước thì liệu có thể thực hiện đúng và an toàn thí nghiệm được không? Trong công việc, nếu ta chỉ làm theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì năng suất công việc sẽ thấp và chất lượng không cao. Cách làm theo thói quen chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật thì chúng ta bắt buộc phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng. Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thời đại. Học mà không hành thì không nắm vững được kiến thức mà nếu chỉ hành mà không học thì có thể sẽ không đủ kiến thức để áp dụng vào thực hành. Bởi vậy chỉ có: “học đi đôi với hành” thì chúng ta mới có thể nắm kiến thức một cách sâu sắc và áp dụng đúng vào thực tế cuộc sống được.

Trước hết, theo La Sơn Phu Tử là phải học lấy cái gốc của tri thức. Phải học có hệ thống một cách bài bản, kĩ lưỡng, không được lơ là. Thông hiểu tri thức, thấu hiểu lí lẽ ở đời mới giúp con người có hành động đúng đắn, công việc được trôi chảy. Từ đó đạo đức cũng được đề cao, đạo học được khẳng định mạnh mẽ. Việc nắm vững tri thức sẽ làm nảy sinh khát vọng làm việc và cống hiến của con người. Biến sự thông hiểu thành hành động hữu ích giúp đời là mục đích của việc học. Tri thức chỉ hữu ích khi nó tạo ra một giá trị nào đó cho cuộc sống con người, thực sự là động lực giúp xã hội ổn định và phát triển. Hành động là hệ quả không thể khác của việc thông hiểu lí thuyết. Biết phân biệt lẽ đúng sai, phải trái, đề cao lẽ phải, xa rời cái xấu, cái ác, giữ gìn đạo đức và nền chính học là nhiệm vụ của người đi học. Nghĩa là, sự hiểu biết phải phục vụ cho cái tốt, cái đẹp, hướng đến phục vụ con người, vì con người. Biết kiểm nghiệm tri thức, rút kết kinh nghiệm cho bản thân và có lựa chọn đúng đắn nhất, sáng suốt nhất. Bởi tri thức không phải lúc nào cũng đúng, có khi nó sai lệch, không nên áp dụng một cách khiên cưỡng, rập khuôn máy móc. Nâng cao giá trị tri thức tự những kinh nghiệm thực là một nhiệm vụ không thể xem nhẹ. Chúng ta không chỉ biết tận hưởng các giá trị tri thức do cha ông để lại mà trách nhiệm của chúng ta là tiếp tục tạo ra các giá trị mới mẻ và tiến bộ, gìn giữ lại cho muôn đời sau.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ta nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, chúng ta phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

Câu 4: Cảm nhận của em về văn bản Bàn luận về việc học


Bàn luận về phép học được trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung năm 1791 đã bàn luận về việc học chân chính. Văn bản được trình bày thành hai phần với những lập luận rõ ràng và giàu sức thuyết phục, Mở đầu bài tấu, tác giả đã nêu lên mục đích quan trọng của việc học. Theo tác giả, điều quan trọng nhất với người học là học đạo đức, cách đối nhân xử thế hàng ngày. Học tập chính là con đường để mỗi người hoàn thiện nhân cách của chính mình, như viên ngọc được mài giũa để sáng đẹp hơn. Học chính là để làm người. Từ đó, tác giả phê phán lối học lệch lạc, sai trái. Học vì mục đích cầu danh lợi, học  hình thức, không học tam cương ngũ thường. Đó là lối học vẹt, học để thi cử, để được làm quan và hưởng nhiều bổng lộc. Chính cách học lệch, học sai trái đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, đó là những tên quan lại chỉ biết vinh hoa phú quý cho mình mà quên đi lợi ích dân tộc. Nước mất nhà tan cũng vì lẽ đó. Từ đó, tác giả khẳng định phương pháp học đúng đắn là học tuần tự từ thấp đến cao, biết tóm lược cho gọn và học cần đi đôi với hành. Đó là quan điểm thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của Nguyễn Thiếp. Đặc biệt việc bồi dưỡng đạo đức cho người học cần được đề cao, bởi người có tốt thì đất nước mới thái bình, phát triển. Có thể nói những tư tưởng tưởng tiến bộ  cũng là những suy tư, tâm huyết của tác giả có ý nghĩa rất lớn với dân tộc cho đến ngày hôm nay. Những ý kiến mà Nguyễn Thiếp nêu ra có nhiều điểm tiến bộ, đáng để cho hậu thế noi theo


Trắc nghiệm ngữ văn 8: bài Bàn luận về phép học

Video liên quan

Chủ Đề