Việt Nam bắt đầu tham gia hội nhập kinh tế quốc tế năm bao nhiêu?
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN là bước đi quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh đó, là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối như: Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand, Ấn Độ và Hồng Kông (Trung Quốc). Show Trước hết, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một trong những khu vực thương mại tự do lớn và có vai trò quan trọng trên thế giới. Thỏa thuận AFTA được ký vào ngày 28/1/1992 tại Singapore. Ban đầu, chỉ có 6 thành viên tham gia ký kết, bao gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan. Việt Nam gia nhập năm 1995. Cơ chế chính để thực hiện AFTA là Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT). Bản chất của CEPT là thỏa thuận giảm thuế trong nội bộ khối xuống còn 0 - 5%, tiến tới xóa bỏ các hạn ngạch nhập khẩu và những hàng rào phi quan thuế khác. Lộ trình thực hiện CEPT được áp dụng cho các nhóm nước khác nhau. Các nền kinh tế mạnh hơn phải áp dụng trước, các nền kinh tế yếu hơn được kéo dài thời hạn hơn. Việt Nam bắt đầu thực hiện lộ trình giảm thuế từ ngày 1/1/1996, đưa 875 mặt hàng đầu tiên vào thực hiện CEPT, ở khung thuế suất 0-5%. Đến năm 2003, mức thuế suất trung bình của Việt Nam chỉ hơn 2%, là mức thuế suất trung bình thấp thứ ba trong ASEAN, sau Singapore và Brunei. Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia/New Zealand (AANZFTA) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Đây là thỏa thuận thương mại toàn diện nhất mà ASEAN tham gia từ trước đến nay, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa và dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế… Thực hiện hiệp định này, Australia sẽ giảm thuế cho tất cả các dòng thuế; thuế của 96% dòng thuế các hàng hóa xuất khẩu của Australia sang các nước ASEAN sẽ được dỡ bỏ vào cuối năm 2020. Không chỉ hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tư... mà cả một số loại lao động có tay nghề cũng sẽ được di chuyển tự do trong khu vực. AANZFTA còn cam kết thiết lập các cơ chế như cấp phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm… không tạo nên những rào cản thương mại. Hiệp định này được xem là một khuôn mẫu về FTA toàn diện giữa ASEAN với một đối tác ngoại khối. Đàm phán Hiệp định RCEP đang ở giai đoạn cuốiKhu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Khu vực tạo ra một thị trường rộng lớn gồm 1,9 tỷ dân, với GDP chung lên tới gần 6.000 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong 10 năm liên tiếp. Ban đầu, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc từ 39,5 tỷ USD năm 2000 tăng lên 192,5 tỷ USD vào năm 2008 và đạt 580 tỷ USD và đầu tư lẫn nhau đạt hơn 200 tỷ USD vào năm 2018. ASEAN và Ấn Độ ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ngày 8/10/2003. Trên cơ sở hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa , Hiệp định về Dịch vụ, Hiệp định về Đầu tư nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Từ đó tạo ra thị trường Ấn Độ - ASEAN có dân số khoảng 1,85 tỷ người, chiếm 1/4 dân số toàn cầu với tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt trên 3.800 tỷ USD. Không gian kinh tế chung này mở đường cho việc mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như an ninh, kinh tế và văn hóa xã hội trên toàn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký ngày 16/5/2006 tại Manila (Philippines). Theo đó, Hàn Quốc và nhóm đầu 6 nước ASEAN (Brunei, Singapore, Indonesia, Malaysia, Thailand) sẽ áp mức thuế 0% đối với hàng hóa thông thương từ năm 2010. Việt Nam có khoảng 90% số dòng thuế cắt giảm xuống 0% giai đoạn 2007 - 2016, một số dòng thuế linh hoạt đến năm 2018. Đối với Việt Nam, Hàn Quốc áp dụng lộ trình thuế quan chậm hơn so với các nước trong ASEAN 6. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là thủy hải sản, dầu thô, máy móc, thiết bị điện và phụ tùng, giày dép, đồ gỗ, cao su, đồ gia dụng, quần áo may sẵn, sắn lát... và nhập khẩu từ Hàn Quốc gồm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị điện và phụ kiện, xăng dầu, sắt, thép, nhôm... Kim ngạch thương mại song phương ASEAN và Hàn Quốc với mục tiêu đề ra từ 160 tỷ USD năm 2018 tăng lên đạt 200 tỷ USD vào 2020 (trong đó, riêng kim ngạch Việt Nam-Hàn Quốc năm 2019 đã đạt gần 70 tỷ USD, bằng 40% kim ngạch của cả ASEAN). Khu vực thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA). ASEAN và Nhật Bản ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (AJCEP) tháng 4/2008 (hiệu lực từ ngày 1/12/2008). AJCEP bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế. Nhật Bản có vai trò ngày càng nổi bật trong hợp tác kinh tế với các nước ASEAN, nhất là nhóm nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam). Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN với thương mại hai chiều năm 2018 đạt 231,7 tỷ USD. Với 21 tỷ USD vốn đầu tư vào năm 2018, Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 của ASEAN. Nhật Bản là nước tham gia hỗ trợ tích cực cho ASEAN trong thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo về công nghệ thông tin, y tế sức khỏe; thúc đẩy giao lưu hiểu biết giữa người dân hai khu vực thông qua nhiều dự án, chương trình như JENESYS, Dự án WA và Trung tâm châu Á. Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Tiến trình đàm phán Hiệp định RCEP giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand chính thức bắt đầu từ Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2012 tại Campuchia, đến nay đã trải qua hơn 7 năm với nỗ lực lớn của các nước thành viên nhằm đạt được một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao và đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Khi RCEP được thực thi với 16 thành viên sẽ tạo ra một thị trường với quy mô khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại. Hiệp định này dự kiến sẽ góp phần phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các nước đối tác. Hiệp định RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế năm bao nhiêu?Cụ thể: Ngày 27-11-2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”; ngày 05-02-2007, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW “Về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ ...
Việt Nam tham gia bao nhiêu tổ chức kinh tế?Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN.
Việt Nam gia nhập bao nhiêu tổ chức quốc tế?Cho đến nay, Việt Nam là thành viên của 63 tổ chức quốc tế.
Việt Nam là thành viên thứ bao nhiêu của Tổ chức Thương mại thế giới?Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO và một ngày sau, những quyền và nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là thành viên đầy đủ của WTO được thực thi. Sau 15 năm gia nhập WTO (2007 - 2022), Việt Nam đã có những bước tiến dài trên con đường hội nhập kinh tế toàn cầu.
|