Việt Nam có bao nhiêu đô đốc hải quân?

(Bqp.vn) - Thành lập ngày 07 tháng 5 năm 1955, Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trên các vùng biển, đảo của Việt Nam và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển; có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc vùng biển, đảo thuộc chủ quyền quốc gia, sẵn sàng chiến đấu, độc lập hoặc hiệp đồng tác chiến, đánh bại cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển; giữ vững an ninh trật tự, đấu tranh với mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ hoạt động kinh tế biển và các hoạt động khác trên các vùng biển, đảo theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.

Việt Nam có bao nhiêu đô đốc hải quân?

Lễ tiếp nhận tàu Lý Thái Tổ.

Tổ chức Quân chủng Hải quân bao gồm Bộ Tư lệnh và các đơn vị trực thuộc. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh, Chính ủy, các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật. Các đơn vị trực thuộc gồm các Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân (Bộ Tư lệnh Vùng 1, 2, 3, 4, 5), một số lữ đoàn, học viện, nhà trường, đơn vị kinh tế - quốc phòng, viện kỹ thuật. Ở mỗi vùng, Hải quân tổ chức thành Bộ Tư lệnh Vùng và các đơn vị trực thuộc là các trung tâm, lữ đoàn và các đơn vị bảo đảm, phục vụ.

Quân chủng Hải quân được xây dựng và phát triển cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại với thành phần gồm 5 binh chủng: Tàu mặt nước, Tàu ngầm; Không quân Hải quân; Pháo binh - Tên lửa bờ; Hải quân đánh bộ; Đặc công Hải quân; ngoài ra còn có các đơn vị bảo đảm, phục vụ như Thông tin, Ra-đa, Tác chiến điện tử, Công binh, Hóa học,... Các lực lượng trên đã được tăng cường, đưa vào biên chế nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại như tàu ngầm Kilo 636, tàu hộ vệ tên lửa GEPARD 3.9, tàu tên lửa 12418, tàu pháo TT- 400TP, tàu tuần tiễu pháo 10412; tên lửa bờ BASTION; máy bay EC-225, DHC-6; ra-đa cảnh giới SCORE-3000; bộ đội được huấn luyện làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật, qua đó nâng cao sức mạnh, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trải qua quá trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân chủng Hải quân đã hai lần được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác.

Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Quân chủng Hải quân là đồng chí Tạ Xuân Thu.

Ngày truyền thống: 07/5/1955

Phần thưởng cao quý:

- Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân;

- 02 Huân chương Sao vàng (1985 và 2010);

- 01 Huân chương Hồ Chí Minh (1979);

- 02 Huân chương Độc lập (hạng Nhất năm 2000; hạng Nhì năm 1965);

- 03 Huân chương Quân công (01 hạng Nhất 1984; 02 hạng Nhì năm 1964 và năm 1983);

- 01 Huân chương Lao động hạng Ba (1963).

Ngoài ra, Quân chủng Hải quân còn có 64 lượt Đơn vị Anh hùng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động (trong đó Đội 1 thuộc Đoàn 126 được tuyên dương 3 lần; các đơn vị 125, 126, 101, 83, 131, tàu HQ 671 được tuyên dương 2 lần) và 34 cá nhân được tuyên dương danh hiệu Anh hùng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Anh hùng Lao động; 6.937 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Lao động và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng...

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nguyễn Văn Hiến vừa bị khai trừ Đảng và hầu tòa trong vụ án liên quan sai phạm về quản lý đất đai quốc phòng ở TP.HCM.

Sáng 18/5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân xét xử ông Nguyễn Văn Hiến (cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng).

Cựu Trưởng phỏng Kinh tế Quân chủng Hải quân Bùi Như Thiềm; Đoàn Mạnh Thảo, cựu Trưởng phòng Tài chính Quân chủng Hải quân), Bùi Văn Nga, cựu Giám đốc Công ty Hải Thành) và Trần Trọng Tuấn, cựu Phó giám đốc Công ty Hải Thành cùng hầu tòa về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai".

Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn), Phạm Văn Duyệt (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Bình) và Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh), bị xét xử tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Khai trừ cựu Thứ trưởng Quốc phòng ra khỏi Đảng

Ông Nguyễn Văn Hiến (sinh năm 1954), từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (2009-2016), Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa XII Hải Phòng. Ông là người Việt Nam thứ hai được thăng hàm Đô đốc Hải quân, tương đương Thượng tướng, sau Đô đốc Giáp Văn Cương.

Việt Nam có bao nhiêu đô đốc hải quân?

Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quận Nguyễn Văn Hiến hầu tòa sáng này. Ảnh: VnExpress.

Ông là Ủy viên Quân ủy Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X và khóa XI.

Tháng 5/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.

Ngày 21/6/2019, ông Nguyễn Văn Hiến bị kỷ luật cách một số chức vụ do sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng.

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Hiến bằng hình thức cách chức các chức vụ: Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương nhiệm kỳ 2005-2010; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010 (gồm Phó Bí thư Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy và Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005-2010).

Đồng thời, Bộ Chính trị yêu cầu cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật về chính quyền đối với ông Nguyễn Văn Hiến tương ứng với kỷ luật đảng theo quy định.

Đến ngày 3/9/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân đối với ông Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân do đã có những vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng trong thời gian giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, trực tiếp liên quan đến 10 khu đất quốc phòng đã chuyển đổi mục đích sử dụng và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật về Đảng.

Tại kỳ họp vào cuối tháng 4/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Văn Hiến do đã vi phạm rất nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự xảy ra tại Quân chủng Hải quân.

Chiều 14/5, tại Hội nghị Trung ương 12, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ngày 14/5/2020, ông bị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.

Hầu tòa vì dính dáng đến Út "trọc"

Liên quan vụ án xảy ra tại Quân chủng Hải quân, ngày 22/10/2019, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo Khoản 3 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, việc khởi tố Đô đốc Nguyễn Văn Hiến là sau quá trình điều tra mở rộng vụ án Đinh Ngọc Hệ, Bùi Văn Nga và đồng phạm, về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai" theo khoản 3 Điều 229 và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo khoản 3 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương cáo buộc, ông Nguyễn Văn Hiến đã không kiểm tra tin tưởng vào cấp dưới nên đã ký phê duyệt các văn bản để đưa ba khu đất Quốc phòng (số 2; số 7-9 và 9-11 tổng cộng hơn 7.300 m2 đường Tôn Đức Thắng) vào liên doanh làm kinh tế không đúng quy định. 

Ông không kiểm tra việc góp vốn, không kiểm tra việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Sau khi ủy quyền cho giám đốc Công ty Hải Thành ký hợp đồng, ông đã không kiểm tra thực hiện các đơn vị liên quan dẫn đến việc các đối tác bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang đi thế chấp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên thứ ba.

Hậu quả làm Quân chủng Hải quân mất quyền quản lý sử dụng ba khu đất trong thời gian 49 năm, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước 939 tỷ đồng.

Cũng theo cáo trạng, ba khu đất trên có nguồn gốc là đất Quốc phòng, thuộc quyền quản lý của Quân chủng Hải quân. Ngày 13/3/2016, Thường vụ, Đảng ủy của Quân chủng Hải quân đã họp và nhất trí phương án hợp tác kinh doanh các khu đất trên và giao cho chuẩn đô đốc Lê Văn Đạo trực tiếp chỉ đạo.

Theo đó, Công ty Hải Thành phối hợp với cơ quan chức năng đề xuất, tổ chức thực hiện hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trên ba khu đất này, nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật và có lợi cho quân chủng.

Quá trình thực hiện các bị can Thiềm, Nga, Thảo đã đề xuất với Thường vụ, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân và thực hiện các phương án chuyển mục đích sử dụng ba khu đất từ đất Quốc phòng sang đất làm kinh tế trái quy định.

Việt Nam có bao nhiêu đô đốc hải quân?

Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") cũng hầu tòa lần này vì tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ảnh: Zing.

Cơ quan công tố còn cáo buộc trong bối cảnh Quân chủng Hải quân chưa có báo cáo đề nghị Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.

Tuy nhiên, các bị can Thiềm, Thảo đã trình Thường vụ Đảng ủy xin ý kiến để ký hợp đồng liên doanh liên kết xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê. Thời hạn thuê từ 45 đến 49 năm với giá thuê ở mức khoảng là từ 4,5 USD đến 5 USD một tháng/m2 trong suốt thời hạn liên doanh.

Ông Hiến với tư cách là Tư lệnh Quân chủng Hải quân đã ký nhiều văn bản đề nghị Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan xin chuyển mục đích sử dụng đất quốc phòng đưa ba khu đất vào hợp tác kinh doanh xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê.

Thủ trưởng Bộ Quốc phòng nhất trí về chủ trương nhưng chỉ đạo không được góp vốn bằng quyền sử dụng đất vì sẽ bị mất đất. Tuy nhiên, với sai phạm của các bị can, ba khu đất này đã đều rơi vào tay của tư nhân.

Tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" mà ông Nguyễn Văn Hiến bị truy tố nằm ở khung hình phạt 7-12 năm tù.