Vụ du học sinh chết ở Nhật mới Nhật

Điều tôi trân trọng nhất khi sống ở Nhật là cảm giác một cuộc sống an toàn, khi mà ra đường không lo móc túi, sống một mình không sợ trộm cắp, mọi người lịch sự với nhau. Nhưng cơn bão lao động Nhật trá hình dưới hình thức du học tràn đến đất nước này và tàn phá môi trường sống nghiêm trọng nhất là 3-4 năm gần đây. Hậu quả của việc người Việt Nam tràn lan sang Nhật lao động trái phép, ăn cắp, đâm chém nhau ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và cuộc sống của những người Việt Nam lao động chân chính trên đất nước này.

1. Người Việt Nam ăn cắp, lừa đảo lẫn nhau ở Nhật

4 năm trước, hội sinh viên Viêt Nam tại Osaka tổ chức giải thể thao hàng năm cho người Việt Nam khu vực Kansai. Đến tham gia có đủ thành phần từ sinh viên đến người lao động, tu nghiệp sinh… Nhóm bạn của tôi để túi xách vào một góc sân để tham gia thi đấu cầu lông và cuối buổi thì phát hiện ra túi xách của cả 5 người đều bị móc mất tiền. Nếu là giải cầu lông chỉ có người Nhật tham gia thì không bao giờ có chuyện bị ăn cắp. Bởi người Nhật còn cố gắng trả lại cho bạn nếu bạn quên ví, quên đồ. Chuyện chỉ xảy ra giữa những người Việt Nam với nhau. Buồn thay.

Nhiều bạn du học sinh sang đây lao động hỏi xin lời khuyên của tôi khi bị một người Việt Nam khác lừa đảo. Một “đàn chị” chuyên lo thuê nhà cho các em mới sang khi còn lơ mơ tiếng Nhật. Đàn chị này lừa nhận tiền nhà của cả 1 khu chung cư toàn người Việt, sau đó chuồn mất tích. Để lại các em vừa sang Nhật bơ vơ, trả tiền rồi mà vẫn bị người chủ Nhật đuổi ra.

2. Đường dây buôn bán đồ ăn cắp

Bạn tôi đã từng nhận được 1 lời mời rất hấp dẫn rằng: Chị thích mua hàng gì ở Nhật, chỉ cần gửi cho em ảnh của sản phẩm. Tuần sau chị sẽ có hàng đó với nửa giá tiền. Đảm bảo hàng mới, chính hãng. Lời mời đó từ một đường dây ăn cắp phục vụ luôn cho những người Việt Nam ham đồ rẻ tại Nhât. Bắt cứ thứ gì bạn cần như từ máy ảnh, túi xách đến gạo, bỉm sữa… Bạn chỉ cần đặt hàng, và sẽ được chủ đường dây bán với nửa giá tiền sau khi đi ăn cắp. Đây là hình thức ăn cắp theo đơn hàng.

Số hàng ăn cắp, ngoài cung cấp cho người Việt Nam ở Nhật, còn được tuồn về Việt Nam theo đường xách tay. Và chợ hàng xách tay trốn thuế thì luôn sôi động và phong phú.

3. Người Việt Nam giết người

Vừa mới đây, ngày 6/9 truyền hình Nhật và báo chí đưa tin một đám thanh niên Việt Nam đâm chém nhau giữa đường ở Osaka khiến một người Việt Nam bị chết. Hình ảnh của vụ đâm chém này ngang nhiên đên mức nó chẳng khác gì vụ thanh toán lẫn nhau của hội giang hồ nào đó. Việt Nam bây giờ không chỉ xuất khẩu lao động mà xuất khẩu luôn cả đầu gấu, cả tệ nạn.

Nhiều khu vực tập trung nhiều người Việt Nam giang hồ đến mức dù có hò hét, ăn cắp, người Nhật xung quanh cũng không dám làm gì. Bởi họ sợ nếu phàn nàn có ngày sẽ có ai đó cầm dao chém chết cả nhà họ.

4. Môi trường đầy cám dỗ

Phần đông những người sang Nhật kiếm tiền dù với hình thức du học hay tu nghiệp sinh đều bắt đầu từ mong muốn lao động chân chính. Tuy nhiên, sau khi vừa sang Nhật, họ thường bắt liên lạc hoặc bị vây quanh bởi lớp đàn anh đàn chị xấu chuyên cư trú bất hợp pháp, ăn cắp, lừa đảo. Ra nhập hội ăn cắp là lựa chọn hấp dẫn hơn, dễ dàng hơn, thu nhập cao hơn chọn đi lao động vất vả.

Thiết nghĩ, cần có một cộng đồng kết nối những người Việt văn minh, hiểu biết, có chỗ đứng trong xã hội Nhật, để cộng đồng này hạn chế những người Việt Nam bị dụ dỗ, và để ít người bị cộng đồng xấu ảnh hưởng hơn.

5. Kết

Ra đường nhìn thấy biển: Cảnh giác người Việt Nam, hay Ăn cắp là phạm pháp bằng tiếng Việt lại cảm thấy đau lòng. Những người Việt Nam làm việc chân chính đôi khi bắt gặp ánh mắt và thái độ coi thường khi nói mình là người Việt Nam chỉ vì những điều tiếng xấu của người khác. Tôi không phải cảnh sát, hay quan toà của cuôc sống. Tôi không có tự tin cấm được ai làm chuyện xấu. Chỉ mong muốn rằng ngày càng nhiều người biết được thực trang đen tối, lộn xộn của người Việt Nam ở Nhật những năm gần đây, để dư luận chú ý, chính quyền chú ý. Điều đó sẽ là khởi đầu của sự thay đổi.

Những công ty "buôn người" với cái tên "tư vấn du học" sẵn sàng vì lợi luận khổng lồ [200 triệu để làm thủ tục quẳng một đứa Việt Nam sang Nhật, kệ nó đi phạm pháp với cái mác du học sinh] mà làm giấy tờ giả cho những người Việt Nam trình độ văn hoá cấp 2, có tiền án tiền sự sang Nhật là kẻ đáng lên án Nhất. Một mặt chúng lừa những em muốn lao động chân chính, mặt khác chúng tiếp tay cho việc xuất khẩu tội phạm sang Nhật.

Nhắc lại một câu mà tôi từng gửi gắm: Chúng ta những người Việt sống ở nước ngoài, dù không được ai trao vương miện đại sứ, dù không được báo chí tung hô, dù chúng ta làm công việc nhàn hạ hay vất vả, xuất thân giàu có hay nghèo khổ - chúng ta đều là những đại sứ của đất nước mình. Hãy sống tốt bằng cách tuân thủ pháp luật và tôn trọng người xung quanh.

Tác giả: Phi Hoa    

Các bạn có thể tham khảo thêm:

Những cạm bẫy du học Nhật bản

Du học Nhật bản khóc cho một kiếp người

Du học Hàn Quốc không chỉ có màu hồng

Mời bạn cùng tham gia cộng đồng du học để cùng trao đổi nhằm hiểu hơn cuộc sống của du học sinh

Link group tham gia trao đổi hoặc click ảnh: //www.facebook.com/groups/hotroduhocnhatban

Rất vui khi được trao đổi và trả lời những câu hỏi của các bạn về việc du học hiện nay

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại phiên tòa xét xử bắt đầu từ ngày 16/5, bị cáo Alberto, quốc tịch CH Dominicana đã phủ nhận cáo buộc hành vi giết người đối với nạn nhân T.T.A là du học sinh Việt Nam tại Osaka và cho rằng không cố tình giết người mà chỉ “phòng vệ chính đáng khi nạn nhân đã tấn công trước”.

Cảnh sát Osaka điều tra tại hiện trường vụ việc. [Ảnh: Mainichi/TTXVN]

Tuy nhiên, cơ quan công tố tỉnh Osaka đã chỉ ra các bằng chứng rõ ràng rằng bị cáo đã cố tình tấn công khi nạn nhân hoàn toàn không kháng cự, sau đó đẩy nạn nhân trong tình trạng kiệt sức xuống sông. Đây là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong sau đó, đồng thời đề nghị mức án đối với bị cáo là 18 năm tù giam.

Sau khi nghị án, Chủ tọa phiên tòa đã kết luận mặc dù ban đầu bị cáo đã “phòng vệ chính đáng”, nhưng sau đó, bị cáo đã tấn công lại nạn nhân và không chịu dừng hành vi ngay cả khi nạn nhân không còn khả năng kháng cự, tiếp đó cố tình đẩy nạn nhân xuống sông trong tình trạng đã kiệt sức.

Đó là hành vi bạo lực quá mức cần thiết để phòng vệ và là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong. Trên cơ sở đó, tòa án tỉnh Osaka đã tuyên mức án 12 năm tù giam đối với bị cáo, thấp hơn mức án của cơ quan công tố đã đề nghị.

Theo cáo trạng, ngày 2/8/2021, nghi phạm Alberto, quốc tịch CH Dominicana, 27 tuổi, không nghề nghiệp, không nơi cư trú cố định, đã đánh đập và đạp nạn nhân là T.T.A  [21 tuổi - thời điểm xảy ra vụ án], du học sinh quốc tịch Việt Nam xuống sông Dotonbori [khu Namba, Osaka, Nhật Bản], khiến nạn nhân tử vong vào tối cùng ngày.

Sau đó ba ngày, cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt giữ hung thủ và khởi tố vì hành vi giết người.

[Nguồn: BNews]

Hiện trường vụ việc hồi tháng 8-2021 - Ảnh chụp màn hình

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại phiên tòa xét xử bắt đầu từ ngày 16-5, bị cáo Alberto, quốc tịch Dominica, phủ nhận cáo buộc hành vi giết người với nạn nhân T.T.A., du học sinh Việt Nam tại Osaka, và nói không cố tình giết người, chỉ "phòng vệ chính đáng khi nạn nhân tấn công trước".

Tuy nhiên, Cơ quan công tố tỉnh Osaka đã chỉ ra các bằng chứng rõ ràng cho thấy bị cáo đã cố tình tấn công khi nạn nhân hoàn toàn không kháng cự rồi đẩy nạn nhân trong tình trạng kiệt sức xuống sông.

Đây là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong sau đó, đồng thời đề nghị mức án 18 năm tù giam với bị cáo.

Trong phiên xử ngày 6-6, sau khi nghị án, chủ tọa phiên tòa đã kết luận mặc dù ban đầu bị cáo "phòng vệ chính đáng", nhưng sau đó, bị cáo đã tấn công lại nạn nhân và không chịu dừng hành vi ngay cả khi nạn nhân không còn khả năng kháng cự.

Bị cáo tiếp đó còn cố tình đẩy nạn nhân xuống sông trong tình trạng đã kiệt sức. Đó là hành vi bạo lực quá mức cần thiết để phòng vệ và là nguyên nhân chính khiến nạn nhân tử vong.

Trên cơ sở đó, Tòa án tỉnh Osaka đã tuyên mức án 12 năm tù giam đối với bị cáo, thấp hơn mức án của cơ quan công tố đã đề nghị.

Theo cáo trạng, ngày 2-8-2021, nghi phạm Alberto, 27 tuổi, quốc tịch Dominica, không nghề nghiệp cũng như nơi cư trú cố định, đã đánh đập nạn nhân T.T.A. [21 tuổi - thời điểm xảy ra vụ án], du học sinh quốc tịch Việt Nam.

Nạn nhân sau đó bị đạp xuống sông Dotonbori [khu Namba, Osaka] và tử vong ngay trong tối cùng ngày. Ba ngày sau sự việc, cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt giữ hung thủ và khởi tố vì hành vi giết người.

Đề nghị án 18 năm tù cho người sát hại du học sinh Việt Nam tại Nhật

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề