Vua nào mặt sắt đen sì là ai năm 2024
Show
Tất cảToán HọcVật LýHóa HọcNgữ vănSinh HọcLịch SửĐịa LýKHTNTin HọcCông NghệTiếng AnhGDCDNhạc HọaSử & ĐịaTiếng ViệtKhác\> Hỏi chi tiết Theo dõi Báo vi phạm Đáp án là chưa đủ, người hỏi rất cần LÀM SAO ra được đáp án đó
Gửi câu trả lời Câu 1 : Vua nào mặt sắt đen sì? → Vua Mai Hắc Đế ( Mai Thúc Loan) Câu 2 : Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa? → Vua Lý Thái Tổ ( Lý Công Uẩn) Câu 3 : Tướng nào bẻ gậy phò vua? → Quang Trung Vote Cảm ơn Bình luận Báo vi phạm Bảng xếp hạng thành viênCách tính điểm Hỏi đáp bài tập về nhà cùng Gia sư số 171, tổ 05 , phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang0975 880 939[email protected]Câu 1. Vua nào bảy tuổi lên ngôi / Việc dân việc nước trọn đời lo toan / Mở trường thi chọn quan văn / Lập Quốc Tử Giám luyện hàng danh nhân?
Lý Nhân Tông là vị vua thứ tư của triều Lý, trị vì 55 năm. Lên ngôi khi mới 7 tuổi, Lý Nhân Tông là vị vua nổi tiếng anh minh. Dưới thời Lý Nhân Tông, nhà Lý tổ chức khoa thi nho học đầu tiên vào năm 1075, cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám (1070). Câu 2. Ai ngồi đan sọt giữa đường / Giáo đâm thủng đùi mà mình không hay?
Phạm Ngũ Lão là danh tướng của Trần Hưng Đạo. Trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai, ông ngồi đan sọt giữa đường, vừa nghĩ kế đánh giặc. Ông bị quân lính của Trần Hưng Đạo dùng giáo đâm thủng đùi, máu chảy nhưng vẫn không hay biết. Khâm phục tài năng, Trần Hưng Đạo đã tuyển mộ ông vào quân ngũ. Câu 3. Ai người bơi giỏi lặn tài / Khoan thủng thuyền giặc đánh tan quân thù?
Yết Kiêu cũng là danh tướng nổi tiếng của Trần Hưng Đạo. Nhờ có biệt tài lặn dưới nước, ông được giao xây dựng đội quân chuyên lặn đục thuyền. Mỗi đêm, đội quân của Yết Kiêu đục thủng khoảng 30 chiến thuyền của giặc Mông - Nguyên. Câu 4: Vua nào mặt sắt đen sì?
Mai Thúc Loan tức Mai Hắc Đế là vị vua có công đánh đuổi nhà Đường xâm lược, giành lại chủ quyền dân tộc từ năm 713-722. Sinh thời, vua tự xưng là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai). Theo một số tài liệu, Mai Thúc Loan có làn da đen nên xưng là Mai Hắc Đế. Câu 5. Vua nào quét sạch quân Đường / Nổi danh Bố Cái Đại Vương thuở nào?
Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng có công đánh đuổi quân Đường xâm lược vào cuối thế kỷ thứ VIII. Cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng nhanh chóng giành được thắng lợi, ông lên ngôi vua. Sau đó, Phùng Hưng bị bệnh qua đời, đất nước ta lại bị nhà Đường đô hộ. Câu 6. Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến / Mơ về ngày đánh chiếm Long Biên / Nhiều năm gian khổ liên miên / Hỏi ai ngang dọc trong miền sậy lau?
Triệu Quang Phục là bộ tướng giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân Tùy xâm lược năm 544. Sau khi Lý Nam Đế qua đời, Triệu Quang Phục được giao lại binh quyền, ông chuyển quân về Đầm Dạ Trạch - đầm nước có nhiều lau sậy ở vùng Khoái Châu, Hưng Yên để tiếp tục đánh đuổi quân xâm lược, mở ra giai đoạn độc lập cho dân tộc ta trong suốt 60 năm. Câu 7. Vua nào lúc bé chăn trâu / Trận tiền cứ lấy bông lau làm cờ / Lớn lên xây dựng cơ đồ / Mười hai sứ tướng vậy mà đều thua?
Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng) có công lập ra nhà Đinh (968-980). Ngay từ khi còn nhỏ, đi chăn trâu ở vùng Ninh Bình, Đinh Bộ Lĩnh thường cùng bạn bè bày trận giả đánh giặc, được bạn chăn trâu phong làm chủ tướng. Sau này, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh. Câu 8. Vua nào trong buổi hàn vi ở chùa?
Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) sáng lập nên nhà Lý (1009-1225). Vì nhà nghèo, mẹ của Lý Công Uẩn đem ông đến gửi ở chùa và được sư Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi, dạy dỗ nên người. Ông trở thành quan của nhà Tiền Lê, đến năm 1009 được triều thần suy tôn làm vua. Câu 9. Đến kỳ mừng thọ vua cha / Ai dâng lễ vật bánh chưng, bánh dày?
Lang Liêu - tức Hùng Vương thứ 7. Tương truyền, vào dịp lễ mừng thọ vua Hùng Vương thứ VI, Lang Liêu không có sơn hào hải vị, ông dâng bánh chưng và bánh dày. Kết quả, món quà của Lang Liêu được vua Hùng rất thích, sau nhường ngôi cho ông. |