Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Mời các em học sinh và thầy cô tham khảo bài tập trắc nghiệm Địa lý lớp 9 lời giải chi tiết được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc từ hệ thống bài thi, bài kiểm tra của các trường THCS trên toàn quốc.

 

Trả lời câu hỏi: Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh

B. Địa hình cao nguyên xếp tầng

C. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng

D. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu

Lời giải:

Đáp án đúng: B

Giải thích: Một trong những đặc điểm về địa hình ở Tây Nguyên là địa hình cao nguyên xếp tầng với một số cao nguyên tiêu biểu như Kon Tum, Lâm Viên, Mơ Nông,…

Kiến thức về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Một số tài nguyên chủ yếu ở Tây Nguyên

* Thuận lợi: Có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú, thuận lợi cho phát triển kinh tế đa ngành.

- Địa hình: bề mặt các cao nguyên xếp tầng rộng lớn, khá bằng phẳng thuận lợi cho hình thành các vùng quy canh quy mô lớn.

- Đất ba dan: chiếm diện tích lớn nhất cả nước thích hợp với cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, cao su, hồ tiêu…

- Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới; khí hậu cao nguyên mát mẻ đem lại thế mạnh về du lịch (Đà Lạt).

- Sông ngòi: là nơi bắt nguồn của nhiều sông như: Sông Ba, sông Đồng Nai, sông Xêxan, …có nhiều thác gềnh, sông có trữ lượng thủy năng lớn (chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước).

- Rừng tự nhiên: gần 3 triệu ha rừng.

- Khoáng sản: Bô-xit với trữ lượng lớn (hơn 3 tỉ tấn), có giá trị phát triển công nghiệp luyện kim màu.

Lược đồ tự nhiên vùng Tây Nguyên

Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)

* Khó khăn:

- Mùa khô kéo dài nên thiếu nước, nạn cháy và chặt phá rừng bừa bãi đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và đời sống nhân dân.

- Bảo môi trường, khai thác tài nguyên hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với vùng và các vùng lân cận.

* Biện pháp:

- Bảo vệ môi trường tự nhiên.

- Khai thác hợp lí tài nguyên đặc biệt là tài nguyên rừng.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [LỜI GIẢI] Địa hình Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây? file PDF hoàn toàn miễn phí.

 

 

Đánh giá bài viết

 

 

 

 

  1. Tây Nguyên – xứ sở của các cao nguyên xếp tầng


– Vùng Tây Nguyên cao, rộng lớn bao gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
– Các cao nguyên là: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Hinh 1. Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên

2. Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô+ Mùa mưa: Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.+ Mùa khô: Trời nắng găy gắt, đất khô vụn bở.

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 82 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 1 (trang 82 SGK Địa lý 4), em hãy đọc tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
Đọc tên các cao nguyên (theo hướng từ Bắc xuống Nam) và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ lần lượt là: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.

? (trang 82 SGK Địa lý 4) Dựa vào bảng số liệu (trang 83 SGK Địa lý 4), hãy xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
Xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao lần lượt là:
– Cao nguyên Đăk Lăk: 400m
– Cao nguyên Kon Tum: 500m
– Cao nguyên Di Linh: 1000m
– Cao nguyên Lâm Viên: 1500m.

? (trang 83 SGK Địa lý 4)
– Chỉ vị trí thành phố Buôn Ma Thuột trên hình 1 (trang 82 SGK Địa lý 4).
– Dựa vào bảng số liệu (trang 83 SGK Địa lý 4), em hãy cho biết ở Buôn Ma Thuột:
+ Mùa mưa vào những tháng nào?
+ Mùa khô vào những tháng nào?
– Các em chỉ vị trí thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên cao nguyên Đăk Lăk, gần với sông Đăk K’rông.
– Buôn Ma Thuột, có:
+ Mùa mưa vào những tháng: 5, 6, 7, 8, 9 và 10.
+ Mùa khô vào những tháng: 1, 2, 3, 4, 11 và 12.

? (trang 84 SGK Địa lý 4) Tây Nguyên có những cao nguyên nào? Hãy chỉ vị trí các cao nguyên đó trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Các em dựa trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định trí những cao nguyên vùng Tây Nguyên lần lượt từ Bắc xuống Nam là: Kon Tum, Plây Ku, Đăk Lăk, Lâm Viên, Di Linh.

? (trang 84 SGK Địa lý 4) Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa.
Khí hậu Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt. Đặc điểm của từng mùa là:
+ Mùa mưa: Thường có những ngày mưa kéo dài liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa.
+ Mùa khô: Trời nắng găy gắt, đất khô vụn bở.

Xem thêm Tây Nguyên tại đây!

 

 

 

Vùng Tây Nguyên – mảnh đất xinh đẹp với sự đa dạng về văn hóa cũng như sở hữu nét đẹp hoang sơ nơi núi rừng có điều kiện tự nhiên, xã hội như thế nào? Cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu cụ thể hơn về vùng Tây Nguyên qua bài viết dưới đây.

Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ của vùng Tây Nguyên

  • Vùng Tây Nguyên có diện tích chiếm 16,5% diện tích cả nước (54,7 nghìn km2) với số dân chiếm 6,1% dân số cả nước (theo số liệu năm 2014) là hơn 5,5 triệu người.
  • Tây Nguyên được cấu thành bởi 5 tỉnh: Đăk Lăk, Lâm Đồng, Đăk Nông, Kom Tum và Gia Lai
  • Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Đông: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ

+ Phía Nam: giáp Đông Nam Bộ

+ Phía Tây: giáp Lào và Campuchia

  • Vùng Tây Nguyên không giáp biển và nằm trên cao nguyên Trường Sơn Nam

Nằm ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia thuận lợi giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng và giữa các nước trong tiểu vùng sông Mê Công. Tây Nguyên có ý nghĩa chiến lược trong an ninh – quốc phòng của Tổ quốc.

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Điều kiện tự nhiên của vùng Tây Nguyên

Bên cạnh những đặc điểm về vị trí địa lý, Tây Nguyên còn có các điều kiện tự nhiên đặc trưng tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa của vùng.

Thuận lợi

Địa hình

  • “Mái nhà của bán đảo Đông Dương” chính là cụm từ dùng để ví vùng kinh tế Tây Nguyên. Bởi đây là vùng có địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng (600- 800m so với mực nước biển).
  • Địa hình dốc, từ Đông sang Tây thoải dần.
  • Có nhiều sông chảy về các vùng lân cận, là nơi bắt nguồn của các con sông lớn như Đồng Nai, sông Ba, sông Xêxan…

Khí hậu

  • Khí hậu cận xích đạo, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa hè, thu thời tiết dễ chịu, mưa nhiều. Mùa đông, xuân mưa ít. Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ở Đông Trường Sơn mà mùa khô ở vùng Tây Nguyên vô cùng khó chịu và gay gắt.
  • Nhiệt độ trung bình: 20*C, ngày và đêm chênh lệch nhiệt độ khá lớn.

Tài nguyên thiên nhiên

  • Đất badan: nhắc tới vùng đất Tây Nguyên là người ta nghĩ đến đất badan bởi diện tích lớn của nó (chiếm ⅔ đất badan cả nước). Đất này thích hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu… Cao nguyên Mơ Nông, Play ku, Di Linh… là nơi trồng nhiều cây này.
  • Rừng: Có diện tích gần 3 triệu ha (29,3% diện tích rừng cả nước).
  • Khoáng sản: nhiều nhất là boxit với trữ lượng đứng đầu cả nước (hơn 3 tỉ tấn), phân bố tập trung tại 4 tỉnh: Đal Lak, Đak Nông, Gia Lai và Kon Tum.
  • Thủy năng: chiếm 21% trữ năng thủy điện cả nước , chỉ sau vùng Tây Bắc.
  • Du lịch: nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp, du lịch sinh thái phát triển.

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Khó khăn

  • Vào mùa khô gay gắt, nước thiếu hụt nghiêm trọng.
  • Rừng đang ngày càng giảm diện tích do các hoạt động khai phá của người dân: trồng cà phê hay hiện tượng cháy rừng (xảy ra nhiều vào mùa khô). Đất thoái hóa, diện tích đồi trọc tăng là hậu quả ta thấy được.

Đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên có những đặc điểm dân cư, xã hội như sau:

  • Dân số ít và phân bố không đều. Mật độ dân số thấp.
  • Đa dạng về dân tộc: 30% là dân tộc thiểu số.
  • Vùng Tây Nguyên vẫn là nơi khó khăn của đất nước, những vấn đề tồn đọng về dân cư, việc làm, văn hóa cần được cải thiện hơn nữa.

Vùng đất Tây Nguyên có đặc điểm là

Những thông tin về đặc điểm tự nhiên, xã hội của vùng Tây Nguyên trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mảnh đất hữu tình này. DINHNGHIA.VN hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vùng Tây Nguyên.

 

Please follow and like us: