Bisoprolol plus hct 2.5 là thuốc gì năm 2024

Bisoplus HCT 5/12.5 là chế phẩm kết hợp của bisoprolol fumarate và hydrochlorothiazide trong điều trị tăng huyết áp. Hiệu quả điều trị tăng huyết áp của các thuốc được cộng lực, hydrochlorothiazide làm tăng đáng kể tác động chống tăng huyết áp của bisoprolol fumarate.

Quy cách Hộp 30 viên, 40 viên. Chai 30 viên Hạn dùng 36 tháng Thành phần Bisoprolol fumarate, Hydrochlorothiazide Liều dùng và dạng bào chế Viên nén bao phim: Bisoprolol fumarate 5 mg, Hydrochlorothiazide 12,5 mg

Mã sản phẩm :

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Chỉ định

Tăng huyết áp khi sử dụng riêng lẻ bisoprolol fumarate và hydrochlorothiazide không kiểm soát được tốt.

Bệnh nhân suy tim chưa được điều trị hoặc suy tim mất bù, sốc tim, block xoang nhĩ, block nhĩ thất độ 2 hoặc 3, nhịp tim chậm rõ rệt (nhịp tim < 60 nhịp / phút), nhồi máu cơ tim cấp, hen suyễn nặng, suy thân hoặc suy gan nặng, bệnh Addison.

  • Bệnh nhân quá mẫn với bisoprolol hoặc thiazid hoặc sulphonamid hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Bisoprolol fumarat

Mặc dù các thuốc chẹn beta được dùng trong điều trị suy tim, nhưng không được dùng cho bệnh nhân suy tim không kiểm soát và khi bắt đầu điều trị cần sự cẩn thận cao, nên khởi đầu liều thấp và hiệu chỉnh tăng liều một cách thận trọng.

Dùng thận trọng trên bệnh nhân có khoảng dẫn truyền PR kéo dài, dự trữ tim thấp và bệnh tuần hoàn ngoại vi như hiện tượng Raynaud.

Dùng thận trọng bisoprolol trong bệnh co thắt phế quản (hen phế quản, bệnh đường thở tắc nghẽn). Trên một số bệnh nhân hen suyễn, có thể xảy ra sự tăng kháng đường thở và điều này được xem là dấu hiệu để ngừng điều trị. Co thắt phế quản thường có thể bị đảo ngược do dùng thường xuyên các thuốc giãn phế quản như salbutamol.

Bisoprolol không làm suy giảm sự chuyển hóa carbohydrat nhưng che dấu triệu chứng hạ đường huyết trên bệnh nhân đái tháo đường.

Các thuốc chẹn beta có thể che lấp các triệu chứng của tăng năng tuyến giáp trên bệnh nhân nhiễm độc tuyến giáp.

Ngừng điều trị đột, ngột bisoprolol có thể gây đau thắt ngực nặng lên và/hoặc nhồi máu cơ tim và loạn nhịp thất ở người bệnh động mạch vành hoặc có thể gây cơn bão giáp trên bệnh nhân tăng năng tuyến giáp. Do đó, cần phải nhắc nhở những người bệnh đang dùng bisoprolol (đặc biệt ngươi bệnh tim thiếu máu cục bộ) là không được ngừng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Vì bệnh động mạch vành phổ biến và có thể không được chẩn đoán, nên tránh ngừng thuốc đột ngột trên bệnh nhân đang dùng bisoprolol để điều trị bệnh khác (như tăng huyết áp). Khi ngưng bisoprolol trên người bị bệnh động mạch vành hoặc nghi ngờ tăng năng tuyến giáp thì người bệnh nên được theo dõi cẩn thận và được khuyên hạn chế hoạt động thể lực tạm thời.

Nếu xảy ra đau thắt ngực nặng hoặc suy động mạch vành cấp tiến triển sau khi ngừng điều trị đột ngột bisoprolol, thì nên dừng lại ít nhất một thời gian.

Hydroclorothiazid

Tất cả các thiazid nên được dùng thận trọng trên bệnh nhân đang rối loạn nước và điện giải hoặc người có nguy cơ thay đổi sự cân bằng nước và điện giải, như người lớn tuổi.

Bệnh nhân xơ gan có nhiều khả năng tiến triển hạ kali huyết. Hạ natri huyết có thể xảy ra trên bệnh nhân suy tim nặng bị phù, đăc biệt bệnh nhân dùng liều cao các thiazid và hạn chế ăn muối. Nên theo dõi bệnh nhân cẩn thận về các dấu hiệu mất cân bằng nước và điện giải, đặc biệt khi có nôn ói hay trong khi dùng dung dịch ngoài đường tiêu hóa. Bệnh nhân suy chức năng gan hoặc bệnh gan tiến triển dễ bị hôn mê gan.

Thuốc lợi tiểu nên được dùng thận trọng cho bệnh suy thận vì thuốc có thể giảm chức năng thận hơn. Hầu hết các thuốc thiazid không có hiệu quả trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút.

Các thiazid có thế thúc đẩy cơn gút trên bệnh nhân nhạy cảm.

Thuốc làm tăng glucose huyết và làm nặng thêm hoặc bộc lộ bệnh đái tháo đường. Nên điều chỉnh các thuốc điều trị đái tháo đường gồm có insulin.

Các thiazid làm giảm bài tiết calci qua đường tiểu, đôi khi dẫn đến tăng calci huyết nhẹ; thuốc không được dùng cho bệnh nhân đã từng bị tăng calci huyết. Có khả năng thiazid làm nặng thêm hoặc hoạt hóa bệnh lupus ban đỏ hệ thống trên bệnh nhân nhạy cảm. Thiazid có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.

Thuốc lợi tiểu thiazid làm tăng nồng độ cholesterol và triglycerid.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Bisoprolol có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt và mệt mỏi, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

Các thiazid qua được hàng rào nhau thai và xuất hiện trong máu của dây rốn.

Việc dùng thiazid cho phụ nữ có thai yêu cầu cân nhắc lợi ích biết trước với những nguy hại có thể xảy ra cho thai nhi. Những nguy hại này bao gồm tử vong hoặc vàng da sơ sinh, viêm tụy, chứng giảm tiểu cầu và khả năng tác dụng phụ khác đã xảy ra trên người lớn.

Bisoprolol fumarat và hydroclorothiazid dùng trong thời kỳ mang thai chỉ khi lợi ích tiềm năng cao hơn nguy cơ có hại cho thai nhi.

Thời kỳ cho con bú

Các thiazid được bài tiết qua sữa mẹ. Một lượng nhỏ bisoprolpl fumarat (< 2% liều dùng) được phát hiện trong sữa của chuột đang tiết sữa. Do khả năng về phản ứng có hại nghiêm trọng cho trẻ đang bú sữa mẹ, nên có quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng thuốc và cân nhắc tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Tương tác thuốc

Bisoprolol fumarat

Dùng đồng thời rifampin làm tăng thanh thải chất chuyển hóa của bisoprploi fumarat, rút ngắn thời gian bán thải. Tuy nhiên, điều chỉnh liều khởi đầu thường không cần thiết.

Trong khi sử dụng các thuốc chẹn beta, bệnh nhân có tiền sử phản ứng phản vệ nghiêm trọng với các dị ứng nguyên khác nhau có thể phản ứng mạnh với việc sử dụng thuốc nhắc lại, do tình cờ, do chẩn đoán hoặc do điều trị. Những bệnh nhân này có thể không đáp ứng với liều thông thường của epinephrin đã từng điều trị phản ứng dị ứng.

Hydroclorothiazid

Alcol, các barbiturat, hoặc narcotic: Có thể xảy ra khả năng hạ huyết áp thế đứng.

Thuốc trị đái tháo đường (thuốc đường uống hoặc insulin): Có thể cần thiết điều chỉnh liều của các thuốc trị đái tháo đường.

Các thuốc trị tăng huyết áp khác: Tác động cộng lực.

Cholestỵramin và các colestipol resin: Sự hấp thu của hydroclorothiazid bị giảm khi có mặt các resin trao đổi anion. Liều đơn của cholestyramin và colestipol resin gắn kết hydroclorothiazid và giảm sự hấp thu của thuốc ở đường tiêu hóa tương ứng lên đến 85% và 43%.

Các corticosteroid, ACTH: Làm nặng thêm tình trạng cạn chất điện giải, cụ thể hạ kali huyết.

Các amin vận mạch (norepinephrin): Có khả năng giảm đáp ứng với các amin vận mạch nhưng không đủ để loại trừ việc sử dụng.

Thuốc giãn cơ xương, không khử cực (tubocurarin): Có khả năng tăng đáp ứng với thuốc giãn cơ.

Lithi: Thường không được dùng đồng thời với thuốc lợi tiểu. Các thuốc lợi tiểu giảm độ thanh thải thận của lithi và tăng nguy cơ cao về ngộ độc lithi.

Các thuốc kháng viêm nonsteroroid: Trên vài bệnh nhân, việc dùng các thuốc kháng viêm nonsteroid làm giảm tác động lợi tiểu, natri niệu và hiệu quả chống tăng huyết áp của thuốc lợi tiểu quai, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc lợi tiểu thiazid. Vì vậy, khi dùng đồng thời chế phẩm này với thuốc kháng viêm nonsteroid, bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ để xác định có đạt được tác động lợi tiểu mong muốn không.