Toán 9 hệ phương trình bậc nhất hai ẩn năm 2024

Tài liệu gồm 77 trang, hướng dẫn giải các dạng toán chuyên đề hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, giúp học sinh học tốt chương trình Đại số 9 chương 3: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

  1. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
  2. CÁC DẠNG TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
  3. PHƯƠNG PHÁP THẾ. + Dạng toán 1: Giải hệ phương trình bằng phương pháp thế. + Dạng toán 2: Giải hệ phương trình quy về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế. + Dạng toán 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ. + Dạng toán 4. Tìm điều kiện của tham số để hệ phương trình có nghiệm thỏa mãn điều kiện cho trước. II. PHƯƠNG PHÁP CỘNG ĐẠI SỐ. + Dạng toán 1: Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng đại số. + Dạng toán 2: Giải hệ phương trình quy về hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp cộng đại số. + Dạng toán 3: Giải hệ phương trình bằng phương pháp đặt ẩn phụ. + Dạng toán 4: Tìm điều kiện của tham số để hệ phương trình có nghiệm thỏa mãn điều kiện cho trước. III. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐẶT ẨN PHỤ.
  4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
  • Tài Liệu Toán 9

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thầy cô giáo và các em học sinh có nhu cầu tải các tài liệu dưới dạng định dạng word có thể liên hệ đăng kí thành viên Vip của Website: tailieumontoan.com với giá 500 nghìn thời hạn tải trong vòng 6 tháng hoặc 800 nghìn trong thời hạn tải 1 năm. Chi tiết các thức thực hiện liên hệ qua số điện thoại (zalo ): 0393.732.038

Điện thoại: 039.373.2038 (zalo web cũng số này, các bạn có thể kết bạn, mình sẽ giúp đỡ)

Kênh Youtube: https://bitly.com.vn/7tq8dm

Email: [email protected]

Group Tài liệu toán đặc sắc: https://bit.ly/2MtVGKW

Page Tài liệu toán học: https://bit.ly/2VbEOwC

Website: http://tailieumontoan.com

Ví dụ: Các phương trình 2x - y = 1; 3x + 4y = 0; 0x + 2y = 4; x + 0y = 5 là những phương trình bậc nhất hai ẩn

  1. Nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

Trong phương trình (1) nếu giá trị của vế trái tại $x=x_0;y=y_0$ bằng vế phải thì cặp số $(x_0;y_0)$ được gọi là một nghiệm của phương trình (1)

Ví dụ: Cặp số (3; 4) là một nghiệm của phương trình 2x - y = 2 vì 2.3 - 4 =2

Chú ý: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, mỗi nghiệm của phương trình (1) được biểu diễn bởi 1 điểm. Nghiệm $(x_0;y_0)$ được biểu diễn bởi điểm có tọa độ $(x_0;y_0)$

  1. Tập nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn

- Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c ( $a\neq0$ hoặc $b\neq0$ ) luôn luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của nó được biểu diễn bởi đường thẳng ax + by = c, kí hiệu là (d)

- Nếu $a\neq0$ và $b\neq0$ thì đường thẳng (d) chính là đồ thị của hàm số bậc nhất $y=-\frac{a}{b}x+\frac{c}{b}$

- Nếu $a\neq0$ và b = 0 thì phương trình trở thành ax = c hay $x=\frac{c}{a}$ và đường thẳng (d) song song hoặc trùng với trục tung.

- Nếu a = 0 và $b\neq0$ thì phương trình trở thành by = c hay $y=\frac{c}{b}$ và đường thẳng (d) song song hoặc trùng với trục hoành

Ví dụ: Phương trình 3x + y = 5 luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của phương trình này là $S=\left\{(x;5-3x)/ x\in R\right\}$

Phương trình 2x + 0y = 8 nghiệm đúng với mọi y và x = 4 nên nghiệm tổng quát của phương trình là $\begin{cases}x=4\\y\in R\end{cases}$

Phương trình 0x + 4y = 8 nghiệm đúng với mọi x và y = 2 nên nghiệm tổng quát của phương trình là $\begin{cases}x\in R\\y=2\end{cases}$

2. Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn

  1. Khái niệm

Cho hai phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c và a'x + b'y = c'. Khi đó ta có hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn $\begin{cases}ax+by=c\\a’x+b’y=c’\end{cases}\,\,\,(I)\,\,\,(a^2+b^2\neq0;a’^2+b’^2\neq0)$

Nếu hai phương trình ấy có nghiệm chung $(x_0;y_0)$ thì $(x_0;y_0)$ được gọi là một nghiệm của hệ (I)

Nếu hai phương trình đã cho không có nghiệm chung thì ta nói hệ (I) vô nghiệm.

Giải hệ phương trình là tìm tất cả các nghiệm (tìm tập nghiệm) của nó.

Ví dụ: $\begin{cases}x+y =6\\2x-y=3\end{cases}$ là một hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Ta thấy cặp số (3; 3) là một nghiệm của phương trình trên vì $\begin{cases}3+3 =6\\2.3-3=3\end{cases}$

  1. Minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

Cho hệ phương trình $\begin{cases}ax+by=c\,\,\,(d)\\a’x+b’y=c’\,\,\,(d’)\end{cases}\,\,\,(I)\,\,\,(a^2+b^2\neq0;a’^2+b’^2\neq0)$

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?

Phương trình bậc nhất hai ẩn x, y là hệ thức có dạng: ax + by = c, trong đó a, b, c là các số đã biết (trong đó a ≠ 0 hoặc b ≠ 0 ). * Trong phương trình ax + by = c, nếu giá trị của vế trái tại x = x0 và y =y0 bằng vế phải thì cặp số (x0; y0) được gọi là một nghiệm của phương trình.

Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn vô nghiệm khi nào?

Hệ phương trình có thể được xem là vô nghiệm khi không tồn tại bất kỳ giá trị nào của các ẩn số thỏa mãn đồng thời tất cả các phương trình trong hệ. Phương trình bậc hai một ẩn: a x 2 + b x + c = 0 vô nghiệm khi a ≠ 0 và , trong đó Δ = b 2 − 4 a c là delta của phương trình.

Hệ phương trình là gì?

Trong toán học, nhiều tập hợp các phương trình đồng thời hay còn được gọi là hệ phương trình, là một tập hợp hữu hạn các phương trình cần tìm các nghiệm chung. Một hệ phương trình thường được phân loại theo cách tương tự như các phương trình đơn, cụ thể chính là: Hệ phương trình tuyến tính.

Phương trình bậc nhất hai ẩn có bao nhiêu nghiệm viết nghiệm tổng quát?

Phương trình bậc nhất hai ẩn ax + by = c luôn có vô số nghiệm. Tập nghiệm của phương trình được biểu diễn bởi đường thẳng (d) ax + by = c.