Sốt về chiều là biểu hiện bệnh gì năm 2024

Thời tiết nước ta vốn dĩ đã khắc nghiệt, đặc biệt vào thời điểm chuyển mùa cũng là lúc các dịch bệnh bùng phát. Điều này gây trở ngại lớn đối với rất nhiều người và đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu nhiệt độ trong ngày thay đổi ở mức cao sẽ kéo theo các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh và nhập viện ngày càng tăng. Và khi trẻ sốt về chiều hoặc về đêm, các bậc cha mẹ cần cảnh giác với hiện tượng sốt virus. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tìm hiểu kĩ hơn về sốt virus ở trẻ em trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu trẻ bị sốt virus

Sốt về chiều là biểu hiện bệnh gì năm 2024

Trẻ bị sốt về chiều và đêm là một trong các dấu hiệu đặc trưng của sốt virus, trẻ sốt cao liên tục trong vòng 2-3 ngày, hay một số trẻ chỉ sốt về đêm hoặc chiều kèm theo các triệu chứng về hô hấp như sổ mũi nhiều, kích thích vùng hầu họng, gây đỏ, khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, cảm giác bé nuốt vướng, nôn trớ.

+ Sốt cao: Đây là dấu hiệu thường gặp nhât khi trẻ bị sốt virus, thân nhiệt sẽ tăng từ 38-39 độ C thậm chí là 41 độ C.

+ Đau mình mẩy: Trẻ sẽ bị đau khắp mình, quấy khóc, khó chịu khi chạm vào.

+ Đau đầu: Một số trường hợp trẻ bị sốt virus sẽ đau đầu.

+ Hội chứng viêm long đường hô hấp: Trẻ bị ho, chảy nước mũi, hay hắt hơi, họng đỏ rát.

+ Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng là đại tiện đi phân lỏng nhưng không có máu và chất nhầy.

+ Viêm hạch: Sưng to, đau, có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy bằng tay

+ Phát ban da: Xuất hiện từ 2-3 ngày sau khi khởi phát sốt.

+ Viêm kết mạc mắt: Sốt virus dẫn đến viêm đỏ kết mạc mắt, có dử mắt, chảy nhiều nước mắt.

+ Nôn ói: Bệnh nhi nôn mửa nhiều lần sau các bữa ăn

Nên làm gì khi trẻ bị sốt virus?

Sốt về chiều là biểu hiện bệnh gì năm 2024

Đối với sốt virus, kháng sinh sẽ không hiệu quả trong lần đầu điều trị, do đó những bệnh nhi đã bị sốt cao liên tục trong nhiều ngày, cơ thể bé đã mệt mỏi do chống chịu với bệnh, sức đề kháng suy giảm do tác động của virus, nay lại phải uống thêm kháng sinh sẽ làm khả năng phòng vệ yếu hơn.

Do vậy khi trẻ bị sốt về chiều và đêm, cha mẹ không nên tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào đó cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn điều trị hiệu quả.

Khi trẻ bị sốt virus, và việc dùng thuốc hạ sốt 2-3 tiếng mà đã tái sốt trở lại thì không nên cho trẻ dùng tiếp hạ sốt, thay vào đó nên chườm khăn ấm vào các vùng cơ thể như bẹn, nách, trán….Nếu trẻ sốt kèm theo triệu chứng sổ mũi nhiều thì nên sử dụng nước muối sinh lý hàng ngày để giúp mũi thông thoáng.

Trẻ bị sốt nên nhập viện khi nào?

Đối với trẻ bị sốt virus, cha mẹ nên đưa trẻ nhập viện khi có các triệu chứng sau đây:

+ Sốt cao trên 38,5 độ C nhất là sốt trên 39 độ C, dùng thuộc hạ sốt nhưng không mang lại hiệu quả.

+ Trẻ có dấu hiệu lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện cơ co giật, đau đầu liên tục và tăng dần, trẻ buồn nôn, nôn khan nhiều lần, tình trạng sốt kéo dài liên tục trên 5 ngày.

\>>> Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ lây lan của virus gây bệnh truyền nhiễm?

Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm chuyển mùa, phụ huynh cần chủ động bảo vệ và nâng cao sức đề kháng cho trẻ, đảm bảo trẻ uống đủ nước hàng ngày, mặc quần áo thích hợp theo thời tiết và đặc biệt khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu như trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sốt là khi có sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng lại với bệnh. Cụ thể, khi hệ thống miễn dịch phát hiện ra mối đe dọa như vi khuẩn, virus, lúc này một chất được gọi là pyrogens – chất gây sốt được giải phóng vào máu để đến vùng đồi (nơi điều chỉnh nhiệt độ cơ thể), vùng dưới đồi phát hiện ra pyrogens và làm cho nhiệt độ cơ thể tăng và gây sốt. Vì cơ thể phản ứng với tác nhân gây sốt nên thông thường cơ thể sẽ lạnh sau đó mới đến hiện tượng nóng, sốt, ra mồ hôi…

Sốt về chiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân là các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh lý ở gan

Một số bệnh lý về gan như: viêm gan, ung thư gan hoặc suy giảm chức năng gan đều có triệu chứng sốt về chiều. Nguyên nhân là do virus hoặc các yếu tố độc hại tàn phá và gây tổn thương, hoại tử tế bào gan khiến chức năng đào thải độc tố bị suy yếu, chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày và gây nên tình trạng sốt, sốt về chiều.

Ngoài hiện tượng sốt về chiều, người bị bệnh gan còn đối mặt với các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, uể oải, rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải…

  • Sốt do virus

Vào những ngày giao mùa, thời tiết thường ẩm và lạnh hơn, virus có điều kiện phát triển nên nhiều người dễ mắc bệnh sốt virus. Sốt virus có triệu chứng đặc trưng là sốt nhẹ về chiều một cách đều đặn. Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như:

– Sốt cao trên 39 độ C, sốt liên tục và khó hạ sốt rét.

– Sổ mũi, hắt hơi, viêm họng

– Bị mất ngủ

– Đau nhức toàn thân, mệt mỏi và kiệt sức

– Bị đau đầu, chóng mặt

– Ho, đau rát họng, họng đỏ, sưng và đau họng

– Rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn

– Phát ban đỏ trên da.

– Một số trường hợp bị đỏ mắt, viêm giác mạc

– Nhiễm khuẩn

– Viêm phổi

Sốt về chiều là biểu hiện bệnh gì năm 2024

Sốt về chiều kéo dài cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị kịp thời

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Sốt về chiều có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo. Người bệnh thường sốt nhẹ và sốt về chiều, sau đó cơn sốt xuất hiện với tần suất dày hơn. Ngoài ra, người bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu còn gặp các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mủ đôi khi lẫn máu…

  • Nhiễm khuẩn màng não và não

Màng não có nhiệm vụ bảo vệ và bao bọc xung quanh não và tủy sống. Viêm màng não và não là một dạng nhiễm trùng ở các lớp mô quanh não và tủy sống thường do vi khuẩn Hib, phế cầu, mô cầu hoặc do virut, kí sinh, nấm gây ra… Triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn màng não và não là đau đầu dữ dội, sốt nhẹ về chiều, buồn nôn và nôn, co giật, hôn mê… Bệnh viêm màng não và não nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tê liệt chân tay, động kinh, mù, điếc, phù não, hôn mê và thậm chí tử vong.

  • Lao màng não

Theo thống kê, lao não chỉ chiếm khoảng 5% tổng số các ca lao, nhưng lao màng não là thể lao nguy hiểm, tử vong cao và di chứng để lại rất nặng nề. Tuy nhiên, do những triệu chứng: sốt về chiều, đau đầu, chóng mặt, ù tai… khá giống với các bệnh thông thường như cảm cúm, rối loạn tiền đình, viêm xoang… nên rất dễ bị bỏ qua. Khi thấy bị sốt cao, kéo dài và tăng dần vào chiều tối, bệnh nhân có cảm giác đau đầu dữ dội liên tục hoặc đau âm ỉ từng cơn, đặc biệt cơn đau sẽ tăng lên nếu gặp tiếng động hoặc ánh sáng mạnh kèm nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, đau khớp, thì nên nghĩ đến bệnh lao màng não.

  • Ung thư

Bệnh ung thư có thể gây sốt về chiều với biểu hiện tương tự các bệnh thủy đậu, sốt do vi rút nên người bệnh không mấy chú ý. Sốt kéo dài là dấu hiệu gợi ý hệ miễn dịch đã suy giảm, rất có thể bạn đang mắc bệnh ung thư.

Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, nếu thấy sốt dai dẳng kèm đau nhức đầu, đau khớp thường xuyên và dù đã cải thiện nhưng vẫn không dứt bệnh, thì hãy nghĩ đến bệnh ung thư máu giai đoạn sớm. Sự xuất hiện những dấu hiệu trên có thể là do sự chèn ép của các tế bào trong tủy. Ngoài biểu hiện sốt kéo dài, bạn cũng nên kiểm tra xem mình có chán ăn không, có sụt cân không, màu da có nhạt không, có dễ bị tím bầm không, có trắng bợt không, có dễ bị chảy máu không (rong kinh hay rong huyết)… Nếu bị ung thư máu thì màu da bạn thường nhợt nhạt do trong cơ thể thiếu hồng cầu và chảy máu do khả năng đông máu kém.

Ung thư gan trên nền viêm gan siêu vi cũng gây sốt về chiều. Một nghiên cứu của các chuyên gia y tế thuộc ĐH California San Francisco cho thấy: sốt trong triệu chứng sớm của ung thư gan rất dễ gây nhầm lẫn với sốt của bệnh cúm. Bệnh nhân có thể bị sốt, đau nửa đầu, ớn lạnh, yếu cơ, mệt mỏi quá mức hoặc chán ăn hay ra mồ hôi. Do vậy, nếu thấy người mệt, sốt kéo dài, đau bụng, sụt cân không rõ nguyên nhân, dễ chảy máu hay dễ có vết bầm, vàng da, báng bụng thì nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe để được phát hiện và cải thiện đúng bệnh.

Làm gì khi bị sốt nhẹ về chiều?

Khi mới xuất hiện triệu chứng sốt về chiều và chưa kèm các triệu chứng khác, người bệnh có thể tự chăm sóc và theo dõi tạo nhà bằng cách:

  • Sử dụng các loại thuốc hạ sốt thích hợp: Có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol và dùng khăn ấm chườm các vùng trên cơ thể như trán, cổ, bẹn, nách để làm mát cơ thể.
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh làm việc quá sức, các công việc nặng.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung nước cho cơ thể tăng cường bổ sung Vitamin C, nước, rau xanh, trái cây và vận động nhẹ nhàng hợp lý.
  • Nên lựa chọn quần áo thoáng mát, chất liệu vải thấm hút mồ hôi nhằm giúp cơ thể giải tỏa bớt nhiệt.

* Đặc biệt lưu ý, nếu hiện tượng sốt nhẹ về chiều về đêm kéo dài trên 2 ngày mà không có dấu hiệu hạ thì không được chủ quan, cần đến bác sĩ thăm khám sớm. Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ đo nhiệt độ, thăm hỏi triệu chứng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác nguyên nhân gây sốt từ đó có cơ sở chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị thích hợp.

.jpeg)

Gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây sốt về chiều

Ngoài ra, để cải thiện và phòng ngừa sốt về chiều do các bệnh lý ở não, bạn nên chủ động thiết lập lối sống khoa học, đặc biệt nghỉ ngơi và tạo tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, nên bổ sung các chất chống gốc tự do để ngăn ngừa các bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh.

Theo nghiên cứu, gốc tự do là tác nhân chính tấn công và gây tổn hại hầu hết các cấu trúc trong cơ thể, là thủ phạm gây ra hơn 100 bệnh tật cho con người, trong đó não là bộ phận bị gốc tự do tấn công mạnh mẽ nhất, vì bộ não là cơ quan đặc biệt phải hứng chịu liên tục sự tấn công của gốc tự do vì cấu trúc não chứa nhiều chất béo. Hơn nữa, não có tỷ lệ tiêu thụ oxy và trao đổi chất rất cao. Điều này làm gia tăng các gốc tự do trong não, làm tổn hại thành mạch máu và tế bào não, gây nên các bệnh lý về não nguy hiểm.

Do đó, để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm ở não cần chặn đứng gốc tự do được xem là giải pháp đúng đắn được các nhà gia khoa học khuyến nghị.

Nhờ vào thành công của công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai hoạt chất quý từ thiên nhiên là Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) có khả năng vượt trội là chống gốc tự do mạnh mẽ và vượt trội. Với kết cấu phân tử nhỏ, bộ đôi này có thể vượt qua hàng rào máu não, giúp trung hòa gốc tự do, hạn chế tổn thương thành mạch, bảo vệ và tăng cường hoạt động não. Đặc biệt, sự kết hợp giữ hai tinh chất từ Blueberry và Ginkgo Biloba (có trong sản phẩm OTiV) giúp lưu thông máu, kích thích và tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào, giúp đưa oxy và dưỡng chất đến các vùng não, là giải pháp hoàn hảo để phòng ngừa và cải thiện các tình trạng đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ và suy giảm trí nhớ.

Sốt về chiều là biểu hiện của bệnh gì?

Sốt về chiều có thể là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng của bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, bao gồm: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có liên quan đến phần dưới hệ tiết niệu – bàng quang và niệu đạo.

Tại sao bệnh lao hay sốt về chiều?

Cortisol biến thiên trong ngày, mạnh nhất vào lúc tối muộn sau trong khi rất yếu vào lúc chiều tối dẫn đến có sự tăng nhiệt độ từ lúc chiều tối, gây ra hiện tượng sốt về chiều. Cần chú ý 1 điểm rằng tế bào có thể thay đổi hoạt động của cortisol cho nên ko phải bệnh nhân lao nào cũng có biểu hiện này 1 cách rõ ràng.

Sốt về đêm là triệu chứng của bệnh gì?

Sốt cao về đêm là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Trong đó, người bệnh có thể đã bị nhiễm trùng thực quản, thanh quản, phế quản. Người bệnh cần được chỉ định uống thuốc để điều trị dứt điểm bệnh lý.

Sốt nhẹ có biểu hiện gì?

Ngoài việc tăng thân nhiệt, những triệu chứng sốt thường gặp khác là:.

Cảm thấy lạnh khi mọi người xung quanh không cảm thấy thế.

Run, rùng mình..

Da sờ thấy nóng..

Đau đầu..

Đau cơ.

Chán ăn..

Mất nước (đi tiểu ít, mắt trũng sâu, không có nước mắt).

Mệt mỏi, suy yếu..