5 đề kiểm tra một tiết toán 9 chương 2 năm 2024

Thầy cô giáo và các em học sinh có nhu cầu tải các tài liệu dưới dạng định dạng word có thể liên hệ đăng kí thành viên Vip của Website: tailieumontoan.com với giá 500 nghìn thời hạn tải trong vòng 6 tháng hoặc 800 nghìn trong thời hạn tải 1 năm. Chi tiết các thức thực hiện liên hệ qua số điện thoại (zalo ): 0393.732.038

Điện thoại: 039.373.2038 (zalo web cũng số này, các bạn có thể kết bạn, mình sẽ giúp đỡ)

Kênh Youtube: https://bitly.com.vn/7tq8dm

Email: [email protected]

Group Tài liệu toán đặc sắc: https://bit.ly/2MtVGKW

Page Tài liệu toán học: https://bit.ly/2VbEOwC

Website: http://tailieumontoan.com

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Bài 1. Tìm điều kiện xác định của hàm số:

  1. \(y = {1 \over {x - 1}}\)
  1. \(y = \sqrt {1 - x} \)

Bài 2. Chứng minh rằng hàm số \(y = f\left( x \right) = - x + 1\) nghịch biến trên \(\mathbb R\).

So sánh \(f\left( {1 - \sqrt 2 } \right)\) và \(f\left( {1 + \sqrt 2 } \right)\)

Bài 3. Cho hàm số \(y = \sqrt 2 x + 1\)

  1. Vẽ đồ thị (d) của hàm số
  1. Tính góc tạo bởi (d) và trục Ox (làm tròn đến phút)
  1. Viết phương trình đường thẳng (d’) qua O và song song với đường thẳng \(y = \sqrt 2 x + 1\)

Quảng cáo

5 đề kiểm tra một tiết toán 9 chương 2 năm 2024

LG bài 1

Phương pháp giải:

Hàm số \(\dfrac {1}{A}\) xác định khi \(A\ne 0\)

Hàm số \(\sqrt A\) xác định khi \(A\ge 0\)

Lời giải chi tiết:

  1. \({1 \over {x - 1}}\) xác định \(⇔ x – 1 ≠ 0 ⇔ x ≠ 1\).
  1. \(\sqrt {1 - x} \) xác định \(⇔ 1 – x ≥ 0 ⇔ x ≤ 1\).

LG bài 2

Phương pháp giải:

Giả sử \({x_1} < {x_2}\) và \({x_1},{x_2} \in \mathbb R\). Xét hiệu \(H = f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right)\).

+ Nếu \(H < 0\) thì hàm số đồng biến trên \(\mathbb R \)

+ Nếu \(H > 0\) thì hàm số nghịch biến trên \(\mathbb R \)

Lời giải chi tiết:

Với \({x_1},{\rm{ }}{x_2}\) bất kì thuộc \(\mathbb R\) và \({x_1} < {\rm{ }}{x_2}\). Ta có:

\(\eqalign{ & f\left( {{x_1}} \right) = - {x_1} + 1;f\left( {{x_2}} \right) = - {x_2} + 1\cr& \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) - f\left( {{x_2}} \right) = - \left( {{x_1} - {x_2}} \right) \cr & \text{Vì }{x_1} < {x_2} \Rightarrow {x_1} - {x_2} < 0 \cr&\Rightarrow - \left( {{x_1} - {x_2}} \right) > 0 \cr & \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right) \cr} \)

Vậy hàm số đã cho nghịch biến trên \(\mathbb R\).

Ta có: \(1 - \sqrt 2 < 1 + \sqrt 2 \) và hàm số \(y = f\left( x \right) = - x + 1\) nghịch biến \( \Rightarrow f\left( {1 - \sqrt 2 } \right) > f\left( {1 + \sqrt 2 } \right)\)

LG bài 3

Phương pháp giải:

  1. Xác định tọa độ 2 điểm thuộc đồ thị hàm số rồi vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó
  1. Tính góc dựa vào tỉ số lượng giác của góc nhọn
  1. Hai đường thẳng \(y = ax + b\) và \(y = a'x + b'\) song song với nhau khi và chỉ khi \(a = a', b ≠ b'\).

Lời giải chi tiết:

  1. Bảng giá trị:

x

\( - \sqrt 2 \)

0

y

-1

1

Đồ thị của hàm số là đường thẳng (d) đi qua hai điểm \(A\left( { - \sqrt 2 ; - 1} \right)\) và \(B(0; 1)\).