50 50 là gì

Số 50 là một con số đơn giản trong dãy số, ai trong chúng ta cũng đều biết đến nó đơn giản chỉ là một con số thông thường. Với những người học và sử dụng tiếng Anh, chắc hẳn số 50 cũng là một từ vô cùng đơn giản. Nhưng với những người chưa từng tiếp cận đến tiếng Anh, đây sẽ là một từ mới lạ. Vậy số 50 trong tiếng Anh là gì? Bài viết hôm nay không chỉ giải đáp thắc mắc đó mà đồng thời còn đem đến cho bạn đọc những thông tin thú vị liên quan đến số 50 mà chắc hẳn không phải ai cũng biết đâu nhé!

1. Định nghĩa

Khi nhắc đến một số nào đó, ta sẽ xét nó trên 2 hệ. Đó là hệ số đếm [number] và hệ số thứ tự [ordinal number]. 

Theo hệ số đếm [number], số 50 là Fifty, được phát âm là /ˈfɪf.ti/. Dù là một từ có 2 âm tiết nhưng từ này là một từ khá dễ đọc, bạn đọc có thể xem các video hướng dẫn để có thể phát âm thật “xịn” nhé!

Theo quy tắc chuyển đổi từ hệ số đếm sang số thứ tự, chúng ta thường có quy tắc thêm đuôi -th sau số đếm 

*Đặc biệt: Number ⇒ Ordinal Number

One ⇒ first 

Two ⇒ second

Three ⇒ third

Theo quy tắc đó ta có, theo hệ số thứ tự [ordinal number], số 50 là Fiftieth, được phát âm là /ˈfɪf.ti.əθ/. Đây là một từ có ending sound θ - được nhận định là một sound khó, chính vì vậy, bạn đọc hãy luyện thật nhiều để có thể đọc được một cách chính xác nhất nhé!

*Lưu ý: Bạn đọc cần phát âm chính xác ending sound của từ để người nghe có thể phân biệt được chính xác loại số mà bạn đang nhắc đến. 

Hình ảnh minh hoạ cho số 50

2. Từ / cụm từ liên quan đến số 50 

TỪ/CỤM TỪ

ĐỊNH NGHĨA

VÍ DỤ

divide something fifty-fifty

 

Split something fifty-fifty

 

Go fifty-fifty 

to split something equally

  • My coworker wants to divide profits fifty-fifty because he claimed that he also worked hard in this project. But, it is the fact that he did not do anything but observe other people and leave.

  • Đồng nghiệp của tôi muốn được chia lợi nhuận thành 2 phần bằng nhau [50-50] bởi vì anh ấy cho rằng anh ấy cũng đã làm việc rất chăm chỉ trong dự án lần này. Nhưng, sự thật là thực sự anh ấy chả làm gì ngoài việc đứng quan sát mọi người xung quanh và rồi rời đi. 

  • My mom decided to split the cake fifty-fifty because my sister and I constantly conflict for it. 

  • Mẹ tôi đã quyết định chia chiếc bánh thành 2 phần bằng nhau vì chị tôi và tôi không ngừng tranh cãi nhau để giành được nó.

  • Let's go fifty-fifty with the bill, we each had a cake and a brink. Then we can go to the cinema to watch our favourite movie.

  • Hãy chia đôi hoá đơn nào, chúng ta đều có một bánh ngọt và một đồ uống. Sau đó chúng ta có thể cùng đi tới rạp chiếu phim để xem bộ phim yêu thích của mình rồi.

Fifty-fifty chance

an equal chance of results occurring 

  • When I was in a dilemma which forced me to choose one between two, I often flip the coin although I know that it is just a fifty-fifty chance for my choice.

  • Khi tôi bị đặt trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan buộc tôi phải chọn 1 trong hai, tôi thường sẽ tung đồng xu mặc dù tôi biết rằng cơ hội rơi trúng cho sự lựa chọn của tôi chỉ là 50-50.

Go halves 

Share equally the cost of thing between two people [such as bill]

  • Many people always ask how my friend and I can be together for so long. The answer is only we often go halves for everything. For example, when we hang out, we often share the bill. And we maintain that habit as a way to keep our friendship

  • Rất nhiều người luôn luôn hỏi làm thế nào mà tôi với bạn thân của mình có thể chơi với nhau lâu như vậy. Câu trả lời duy nhất cho câu hỏi đó là chúng tôi luôn chia sẻ cho các buổi đi chơi của mình. Chẳng hạn, khi chúng tôi đi chơi, chúng tôi sẽ cùng nhau trả tiền. Và chúng tôi duy trì thói quen đó như một cách để giữ một mối quan hệ bạn bè tốt.   

Golden Anniversary

50th Anniversary 

  • My grandparents decided to celebrate their golden anniversary with all their children, nieces and nephews. We picked the most luxurious restaurant in the city for them. Then we also booked for them a trip to the first place they had met each other and fell in love with each other at the first sight.

  • Ông bà của tôi đã quyết định tổ chức lễ kỉ niệm đám cưới lần thứ 50 của họ với tất cả những người con, cháu gái và cháu trai. Chúng tôi đã chọn cho ông bà địa điểm tổ chức là một nhà hàng sang trọng bậc nhất trong thành phố. Sau đó chúng tôi cũng đã đặt cho ông bà một chuyến đi tới địa điểm mà lần đầu tiên họ gặp mặt nhau và bắt đầu yêu nhau từ cái nhìn đầu tiên. 

Hình ảnh minh hoạ cho số 50

Trên đây là những thông tin cơ bản về số 50 như số 50 trong tiếng Anh là gì? Cách đọc số 50 trong tiếng Anh. Ngoài ra bạn đọc còn biết được thêm những từ/cụm từ hay liên quan đến số 50. Hy vọng rằng, sau bài viết này, bạn đọc đã bỏ túi được cho mình những thông tin thật bổ ích và lý thú để có thể làm đa dạng hoá kho tàng tiếng Anh của mình. Chúc các bạn tiếp tục tình yêu với tiếng Anh! 

[SOI: Đây là cmt cho bài “50/50: Bạn sành điệu, còn tôi tin vào những gì chân thật“. Soi xin đưa lên thành bài. Tên bài do Soi đặt.]

Poster phim 50/50 [Hên/Xui]

Bạn Bình Minh có vẻ bức xúc với Người xem sành điệu nào đó kia quá, nên bài viết hơi có vẻ thiên vị cho góc nhìn của bạn, và thiếu phần khách quan. Đương nhiên, trừ khi review phim chuyên nghiệp, chẳng có lý do gì chúng ta cứ phải mổ với xẻ từng khung hình ra, nói tại sao nó hay hay dở. Mà nếu làm thế, phải chăng sẽ bị quy ngay vào một loại ‘Sành điệu’ thì sao?

Xin nói trước rằng mình đồng ý với cái quý bạn Sành điệu kia, mà tự mình nhận thấy mình chả được Sành điệu mấy tí. Với cả, cái tít của bài viết làm cho mình cả cảm giác, hình như Sành điệu với Chân thật, nó là hai phạm trù không được đụng nhau ấy nhỉ? Mà mình thấy mình cũng tin vào những gì chân thật lắm. Phải làm sao? Ta sành điệu hay ta chân thật bây giờ?

Trước tiên, mình nghĩ, trước khi phán xét một người xem là thế nào, thì xin bạn đừng quên, gout thẩm mỹ của mỗi người rất khác nhau. Mình mơ hồ cảm thấy chữ ‘Sành điệu’ của bạn hơi thiếu thiện chí, có vẻ như ám chỉ bạn nọ là một tay học đòi nghệ thuật và khinh rẻ những giá trị nhân văn cốt lõi. Nếu cảm giác này của mình là nhầm thì mình xin lỗi. Dù sao, khi nó đứng ở một vế ‘vs. sự thật’, khó lòng mà nghĩ khác được về ý nghĩa của nó trong kiến giải của bạn.

Quay lại với bộ phim, mình đi xem vì mình thích Joseph Gordon-Levitt. Quả là trong quá trình xem phim, mình có lúc cười toáng lên, có lúc cũng rơm rớm nước mắt, nhưng khi đứng dậy, cả mình và người bạn đi cùng đều đồng tình rằng, bộ phim thật sự là ‘thường’ quá.

Joseph Gordon-Levitt với nụ cười đáng yêu trong vai Adam

Cái sự thường của nó chính nằm ở chỗ, nó tuân theo những motip quen thuộc của Hollywood đến độ cliché, như bạn ‘Sành điệu’ đã chỉ ra. Nếu có một từ để diễn tả đúng bộ phim này, mình sẽ dùng từ này: cliché. Không ai nói rằng nó là một bộ phim tồi. Mình thích Persona của Ingmar Bergman thì mình cũng khoái cả The Hangover của Todd Phillips. Mình thích Vivre sa vie của Godard nhưng mình cũng khoái cả Night At the Museum. Không ai nói The Hangover hay Night At The Museum là phim tồi. Nếu đi hẹn hò hoặc có cơ hội xem lại thì mình vẫn xem. Nhưng để xếp chung cùng thứ hạng với những phim được đề cập bên cạnh thì không bao giờ.

The Hangover

50/50 cũng như thế, nó hiển nhiên rõ ràng thuộc về dòng phim tình cảm hài giải trí, không quá nặng nề, không quá sâu sắc, bài học rõ ràng, có đủ mắm muối gia vị, nhưng nó – đối với cá nhân mình – không vươn xa hơn được ngưỡng của một bộ phim thú vị. Bạn nói nó chân thật, nhưng mọi cảm xúc trong phim đều được xén bỏ đến mức ‘vừa phải’ nhất, đau đớn vừa phải, cay đắng vừa phải, yêu thương vừa phải. Đấy là còn chưa nói tình huống phim thì khá là dễ đoán, xử lý đơn giản và chả giống cái cuộc đời phức tạp của chúng mình mấy tí. Xem xong về thì mình cũng chả còn vấn vương gì cả. Thế thì, bạn ơi, có lẽ nó chân phương nhiều hơn chân thật.

Một bộ phim không tầm thường, theo mình nghĩ, là một bộ phim phải lay động được mình ở một chiều sâu tâm thức. Nói đơn giản là nó phải làm mình suy nghĩ, trăn trở. Đương nhiên, còn có một yếu tố quyết định: nếu bạn ít có kinh nghiệm với phim ảnh, chuẩn của bạn sẽ thấp hơn, và một bộ phim dễ dàng gây xúc động cho bạn hơn. Ngược lại, nếu bạn đã có nhiều kinh nghiệm với phim ảnh, thì càng ngày, những bộ phim cliché sẽ càng khó động chạm tới phần sâu kín nhất trong bạn hơn. Điều này đúng với không chỉ phim, mà còn sách, nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, và mọi thứ dính dáng tới nghệ thuật khác [và có lẽ còn cả trong việc cảm nhận người khác nữa đấy ;]].

Bộ phim làm mình thoáng nhớ tới hai phim gần đây mình xem, cũng nói về đề tài ung thư này: một là Biutiful [của Iñárritu, có cái anh đóng No Country for Old man mà mình rất ưng], với Ikiru của Akira Kurosawa. Có khi tại xem hai phim này mà mình thấy 50/50 nó thường. Bạn thử về xem rồi so sánh nhé.

Nói thế chứ, mình vẫn thích Joe trong phim này. Cười xinh thế cơ mà 😛

Phim Biutiful

Ikiru

*

Bài liên quan:

– 50/50: Bạn sành điệu, còn tôi tin vào những gì chân thật
– Hên/Xui: Nhân vật xui, khán giả rất hên

– Để diễn tả 50/50, mình xin dùng một từ: cliché

Chia sẻ:

Ý kiến - Thảo luận

Video liên quan

Chủ Đề