Tại sao vitamin C gây sỏi thận

Vitamin C là một vitamin quan trọng, tan được trong nước và là chất chống ôxy hóa. Do cơ thể chỉ có thể dự trữ ở mức độ thấp nên nhất thiết cần phải hấp thu đều đặn và đầy đủ lượng vitamin này.

Tác dụng của vitamin C: Phòng chống bệnh scorbut, làm giảm các rối loạn phát triển xương và làm bền thành mạch máu, chống chảy máu lợi răng. Cần cho sự chuyển dạng của cholesterol thành các axit mật không gây xơ vỡ động mạch và đóng một vai trò trong điều hòa hệ thần kinh thực vật, kích thích tổng hợp cortison, khi thiếu vitamin C sự phóng thích gluco-corticoid bị giảm thiểu. Một vai trờ quan trọng khác là nó làm bất hoạt các gốc tự do, các chất này có thể hủy hoại màng tế bào qua quá trình peroxide hóa lipit, chức năng này đặc biệt thấy rõ ở mắt, nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể giảm đáng kể bằng cách dùng thêm lượng vitamin C. Cần thiết cho việc giải độc các chất ô nhiễm, kim loại nặng, thuốc diệt côn trùng. Nó cải thiện sự hấp thu chất sắt từ các loại thức ăn nên bảo vệ cơ thể khỏi bị thiếu máu, thiếu sắt. Vì những tác dụng như trên nên việc đưa vitamin vào cơ thể thật là quan trọng, vậy ta hãy xem sự hấp thu và chuyển hóa cũng như nhu cầu của vitamin C như thế nào?

Hấp thu và chuyển hóa của vitamin C: Hấp thu chủ yếu ở phần trên ruột non, liều vitamin C đưa vào cơ thể cao từ 1-12g thì tỷ lệ hấp thu giảm từ 50% xuống 15% cho dù khối lượng chất tuyệt đối đưa vào cơ thể tiếp tục tăng lên mãi.

Axit ascorbique được chuyển hóa một phần qua axit dehydroascorbique thành axit oxalique, axit này kết tủa trong nước tiểu kiềm dưới hình thức muối canxi như canxi oxalat, như vậy càng nhiều axit oxalique thì càng dễ có sỏi oxalic. Thận là đường đào thải chính khi vitamin C được đưa vào cơ thể.

Uống nhiều vitamin C có bị sỏi thận không? [Ảnh st]

Nhu cầu vitamin C hàng ngày:

Ở trẻ em thì từ 30mg đến 80mg/ngày. Ở người lớn từ 70mg đến 75mg/ngày.

Hàng ngày ta ăn rau, hoa quả thì lượng vitamin C là đủ nhu cầu [60mg là lượng vitamin C trong một quả cam]. Nếu chế độ ăn thiếu hoặc bị các bệnh liên quan đến thiếu vitamin C thì có thể uống thêm để chóng hồi phục nhưng không phải uống kéo dài với liều cao. Nếu dùng nhiều như vậy sẽ có thể dẫn tới việc hình thành các tinh thể oxalat, mà bệnh sỏi thận ở Việt Nam [tỷ lệ sỏi oxalat canxi kết hợp với phôtphat canxi] chiếm tỷ lệ rất cao.

Thầy thuốc Việt Nam tổng hợp

[Visited 599 times, 1 visits today]

Canxi

Trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi oxalat là loại hay gặp nhất, chiếm khoảng 80% - 90% các trường hợp sỏi thận. Bình thường cơ thể đã đào thải oxalat qua nước tiểu [khoảng 45mg/ngày], nếu cơ thể đào thải nhiều canxi thì canxi sẽ kết hợp với oxalat tạo thành tinh thể và lâu ngày kết tinh lại thành sỏi.

Các viên uống bổ sung canxi sẽ làm nồng độ canxi trong máu tăng nhanh, cơ thể không hấp thu hết sẽ đào thải qua nước tiểu. Từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi oxlat.

Viên uống bổ sung canxi làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận[ ảnh minh hoạ]

Nhưng canxi hữu cơ trong thức ăn thì lại có tác động hoàn toàn trái ngược. Canxi hữu cơ trong thức ăn sẽ kết hợp với oxalat ngay tại ruột và đào thải ra ngoài ra đường phân mà không cho oxalat hấp thu vào cơ thể. Do đó, canxi hữu cơ giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Vitamin C

Vitamin C là một chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, vitamin C được chuyển hóa thành axit oxalic và bài tiết qua nước tiểu, tạo thành các tinh thể canxi oxalat không có lợi cho bệnh sỏi thận.

Thông qua nghiên cứu, người ta phát hiện ra rằng sử dụng liều cao vitamin C trong thời gian dài sẽ làm nguy cơ hình thành sỏi thận tăng gấp đôi. Do đó, những trường hợp cần sử dụng vitamin liều cao [từ 1.000mg/ngày trở lên] cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ và sử dụng trong khoảng thời gian thích hợp.

Người bị sỏi thận không nên sử dụng vitamin C liều cao [ảnh minh hoạ]

Nhưng bổ sung đa vitamin [trong đó có vitamin C] thì không tác động đến việc hình thành sỏi thận. Điều này có thể giải thích do sự tác động phức tạp của nhiều vitamin khác nhau lên sự hình thành sỏi thận. Trong đó, vitamin B1 và B6 đã được chứng minh làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Vitamin C trong thức ăn cũng được chứng minh không tác động đến nguy cơ hình thành sỏi thận.

Các loại thuốc hoặc sản phẩm có tính kiềm hóa nước tiểu

Oxalic là một axit hữu cơ đào thải qua thận. Độ tan của oxalic thay đổi tùy theo pH của nước tiểu. Các thuốc hoặc sản phẩm gây kiềm hóa nước tiểu sẽ làm tăng độ tan của oxalic và tăng đào thải, ngược lại các thuốc hoặc sản phẩm gây toan hóa nước tiểu sẽ làm ức chế đào thải nên tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.

Đối với người bị sỏi thận không nên tự ý sử dụng các loại sản phẩm qua đường uống. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào cũng nên tham vấn ý kiến chuyên gia để đánh giá xem sản phẩm đó có làm toan hóa nước tiểu và làm tăng quá trình hình thành sỏi thận hay không.

Nếu đã rất cẩn thận trong ăn uống nhưng vẫn mắc bệnh sỏi thận, bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Hiện nay, có một loại thuốc chuyên chữa trị sỏi thận khá uy tín trên thị trường, thương hiệu có hơn 20 năm uy tín trong lĩnh vực điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu. Thuốc có tác dụng bào mòn sỏi, kể cả những viên sỏi to nằm ở sâu trong đài, kẽ thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi từ đầu, bào mòn, làm tan sỏi cũ, ngăn ngừa tái phát sỏi thận, sỏi đường tiết niệu hiệu quả.

Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” được sản xuất đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1998, bằng công nghệ chiết xuất dược liệu đa năng, dựa theo chuyên luận của chế phẩm Thạch Lâm Thông Phiến với nguồn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO, với ưu điểm điều trị sỏi thận không phải phẫu thuật. Thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già” có hai dạng bào chế: viên bao đường và bao phim, giúp người bệnh lựa chọn dạng thuốc điều trị phù hợp.

CÔNG THỨC: Cao Kim tiền thảo 120 mg.

CHỈ ĐỊNH: Sỏi thận, sỏi đường tiết niệu.

LIỀU DÙNG: Uống 5 viên x 3 lần/ngày. Uống nhiều nước trong thời gian điều trị. Sau khi hết sỏi, nên phòng ngừa kết sỏi trở lại bằng cách dùng liên tục với liều 3 viên x 3 lần/ngày.

THẬN TRỌNG: Người bị đau dạ dày nên uống lúc no. Người bị tiểu đường nên dùng viên bao phim.

Để biết thêm thông tin sản phẩm vui lòng liên hệ: 1800 5555 18 [miễn phí cuộc gọi] - 028.38778899 hoặc Website: www.opcpharma.com.

Giấy phép QC số: 379/2016/XNQC-QLD.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng


Đó là kết quả cuộc nghiên cứu trên 22.000 người ở độ tuổi trung niên trở lên, do các nhà khoa học tại Viện Karolinska [Thụy Điển] thực hiện trong 11 năm.

Ở những người dùng vitamin C hằng ngày, 3,4% bị sỏi thận, so với 1,8% những người không dùng vitamin C hằng ngày bị bệnh sỏi thận.

Nguyên nhân là do lượng vitamin C mà cơ thể hấp thu được bài tiết trong nước tiểu ở dạng oxalat. Oxalat và canxi kết hợp thành những tinh thể nhỏ và trở thành sỏi thận.

Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Laura Thomas, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nhấn mạnh: Nguy cơ bị sỏi thận do bổ sung vitamin C chủ yếu phụ thuộc vào liều dùng vitamin C hằng ngày và sự kết hợp của vitamin C với các dưỡng chất khác mà cơ thể hấp thu.

Nghiên cứu được công bố trên JAMA internal medicine.

Trong một cuộc nghiên cứu khác được tiến hành trên 400.000 người trung niên ở 8 tiểu bang của Mỹ, thời gian từ năm 1995 đến 1996, cho thấy những người đàn ông uống ít nhất 1.000 mg canxi mỗi ngày thì tăng 20% nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu từ Viện Ung thư quốc gia [Mỹ] không tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống canxi và bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Nghiên cứu cũng được công bố trên JAMA Internal Medicine.

Đức Trí

>> Ăn mặn dễ bị sỏi thận, loãng xương
>> Phát hiện gien liên quan đến sỏi thận
>> Đau dạ dày có kiêng vitamin C?

>> Vitamin C và bệnh đau dạ dày
>> Mẹ thiếu vitamin C ảnh hưởng não trẻ
>> Người hút thuốc lá cần nhiều vitamin C
>> Bạn đã hiểu đúng về Vitamin C?

Vitamin C là một loại vitamin được sử dụng rất phổ biến, sử dụng vitamin C liều cao, kéo dài có thể gây bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, không phải ai uống vitamin hằng ngày cũng sẽ bị sỏi thận.

Vitamin C sau khi vào máu sẽ được chuyển hóa một phần thành oxalat, làm tăng khả năng kết hợp với canxi để tạo nên những tinh thể canxi oxalat. Dựa trên giả thuyết này mà nhiều người tin rằng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận có thành phần canxi oxalat sẽ tăng cao ở những người thường xuyên bổ sung vitamin C liều cao. Được biết sỏi thận có nhiều loại khác nhau, trong đó canxi oxalat là loại sỏi phổ biến nhất chiếm tỷ lệ khoảng 80% những trường hợp mắc bệnh sỏi thận.

Thế nhưng thực tế có lẽ hơi khác so với giả thuyết ở trên. Các nhà khoa học đã chứng minh, vitamin C không gây sỏi thận cho phụ nữ khi sử dụng liều cao, thậm chí trong thời gian dài. Một nghiên cứu quy mô lớn theo dõi 85.557 phụ nữ trong thời gian 14 năm ở Mỹ đã phát hiện tỷ lệ sỏi thận không khác biệt ở nhóm phụ nữ dùng vitamin C liều lớn hơn 1.500mg/ngày so với nhóm dùng liều nhỏ hơn 250mg/ngày.

Bên cạnh đó, nếu như sử dụng các sản phẩm bổ sung đa vitamin – có chứa vitamin C - cũng sẽ không ảnh hưởng đến bệnh sỏi thận. Điều này có thể giải thích do sự tác động phức tạp của nhiều vitamin khác nhau lên sự hình thành sỏi. Trong đó, vitamin B1, B6 đã được chứng minh làm giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Vitamin C trong thức ăn cũng đã được chứng minh không có tác động gì đến bệnh sỏi thận.

Còn trên đàn ông, nghiên cứu được thực hiện ở Thụy Điển đã theo dõi 23.355 người trong thời gian 11 năm kết luận, sử dụng vitamin C liều 1.000mg/ngày làm nguy cơ mắc bệnh tăng gấp đôi. Vậy chúng ta nên hiểu ý nghĩa của con số này như thế nào?

Thực tế nguy cơ mắc bệnh sỏi thận chỉ tăng 0,15% [từ 0,16% lên 0,31%]. Thoạt tiên nếu chỉ đọc kết luận nguy cơ tăng gấp đôi, chúng ta sẽ lầm tưởng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng rất cao nếu sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài, nhưng nguy cơ tuyệt đối chỉ tăng một khoảng khá nhỏ [0,15%] và giá trị này không mang nhiều giá trị lâm sàng.

Điều này có thể diễn giải một cách dễ hiểu rằng nếu một người đàn ông uống liên tục mỗi ngày 1.000mg vitamin C trong thời gian 11 năm thì 99% sẽ không mắc bệnh sỏi thận. Mặt khác, nhiều nhà khoa học cho rằng, kết quả của nghiên cứu này có độ tin cậy không cao do thiết kế nghiên cứu còn nhiều điểm sơ hở. Có nghĩa là chúng ta chưa biết kết quả có lặp lại khi thực hiện hiện một nghiên cứu khác tương tự nghiên cứu này không, nếu chúng ta thay đổi thực hành lâm sàng chỉ bằng một nghiên cứu như thế này thì có lẽ hơi vội vã.

Hiện nay, vitamin C có thật sự là yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi thận hay không thì vẫn còn đang tranh cải, bằng chứng là các guideline hướng dẫn phòng bệnh vẫn không khuyến cáo hạn chế vitamin C. Nguyên nhân có thể do có sự bất nhất kết quả của nhiều nghiên cứu khác nhau. Tạm thời, ngoại trừ bệnh nhân đang mắc bệnh sỏi thận thì những người khỏe mạnh còn lại chưa cần quan tâm đến nguy cơ gây sỏi thận của vitamin C.

 14254   20/03/2017
DS. Hồ Đức Cường tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề