Vì sao goi lê lợi là anh hùng áo vải

Lê Thái Tổ [chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 1385 - 5 tháng 9, 1433], tên thật là Lê Lợi [黎利], là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân đội chiếm đóng nhà Minh, giành lại độc lập cho nước Đại Việt và trở thành vị vua sáng lập của nhà Hậu Lê.

Vua Lê Thái Tổ

Anh hùng áo vải Lam Sơn

[Sinh ngày 10-9-1385 tại Thanh Hóa.

Băng hà ngày 22-8 năm Qúy Sửu 1433. 49 tuổi.]

Ông ở ngôi trong 6 năm [1428 - 1433], đặt niên hiệu Thuận Thiên. Là người sáng lập ra triều đại, ông được ca ngợi khi đánh đuổi được nhà Minh, xây dựng lại khoa cử, luật lệ, chế tác lễ nhạc, thu thập lại sách vở, mở mang trường học... tạo nên một triều đại Hậu Lê huy hoàng trong lịch sử. Tuy nhiên, sự đa nghi của ông là chỗ kém, khi đã giết chết đại công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo.

Lê Thái Tổ cũng là nhân vật trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích nổi tiếng trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội nhà Minh.

Mười năm kháng chiến chống quân Minh

Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn

Anh hùng áo vải nêu chí khí

Toàn dân hợp lực cứu núi sông

Mười năm kháng chiến chống quân Minh

Lê Lợi khởi nghĩa đất Lam Sơn

Lãnh đạo toàn quân dân cả nước

Tháo tung xiềng xích bọn Bắc xâm

Mười năm kháng chiến chống quân Minh

Mười năm ngập khói lửa trường chinh

Toàn thể quân dân đồng quật khởi

Đập tan bè lũ bọn Bắc phương

Trả ta sông núi Nước Nam ta

Đất nước Việt Nam là một nhà

Dòng giống Lạc Hồng son sắt tuyệt

Muôn năm trổi khúc vạn hùng ca

Trả ta sông núi nước non này

Ta nói thực xâm nghe biết đây

Vũ trụ dẫu sao dời vật đổi

Việt Nam muôn thuở chẳng lung lay

Anh hùng áo vải ra tay

Mười năm kháng chiến tiếc thay quân thù

Nhà Minh mà tối âm u

Ngàn năm cút chạy mịt mù há quên

Bọn bay sao sánh Nguyên Mông

Ba lần tan xác tại sông núi này

Bọn bay muốn nhục nữa đây

Ta cho thêm một keo này, chừa nghe

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè nước Việt

Lưu truyền cho biết

Vốn tự xưa nay

Đến tận ngày mai

Không hề thay đổi

Từ khi vũ trụ

Trời đất định ban

Đất nước trời Nam

Là của Dân Nam

Dòng giống Lạc Hồng

Hùng Vương dựng nước

Cháu con giữ nước

Truyền nối muôn đời

Lịch sử sáng ngời

Tô son điểm sắt

Quê hương gấm vóc

Liền biển liền bờ

Liền núi liền sông

Biên cương lãnh thổ

Sông ngòi biển cả

Cho tới đảo xa

Tổ quốc sơn hà

Là của Đại Việt

Nói thêm để biết

Nhắc nhở nhau nghe

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè Nước Việt

Con cháu Bách Việt

Dòng giống Lạc Hồng

Con cháu Tiên Rồng

Ngàn năm Văn Hiến

Cờ bay khói quyện

Sông núi hồn thiêng

Quốc gia hưng vong

Thất phu hữu trách

Diên Hồng hội nghị

Tất cả một lòng

Vì núi vì sông

Ra tay bảo vệ

Năm ngàn năm sử

Lẫm liệt oai hùng

Đánh đuổi ngoại xâm

Kiên cường bất khuất

Anh hùng kiệt xuất

Liệt Nữ phi thường

Quân giặc kinh hồn

Thất điên bát đảo

Bao phen cuốn chạy

Bao thuở tiêu ma

Đã quá biết mà

Sao còn kiếm chuyện

Nói ra một tiếng

Tứ mã nan truy

Không lệch một ly

Không sai một tấc

Dân ta chơn chất

Trọng đức hiếu sinh

Trọng nghĩa hòa bình

Tương lân chung sống

Ai mà gây hấn

Bá đạo bá quyền

Xâm thực xâm lăng

Đừng hòng bén mảng

Coi chừng mất mạng

Vỡ mộng tiêu tùng

Dân tộc anh hùng

Việt Nam ta đó

Cứng, cứng hơn đá

Vững, vững hơn đồng

Sắc, sắc hơn gươm

Bén, bén hơn giáo

Đồng thanh tuyên cáo

Dõng dạc tuyên ngôn

Ghi nhớ liệu hồn

Trách ta quá trễ

Nghe vè nghe vẽ

Nghe vẻ nghe ve

Nghe vè nghe vẽ

Nghe vẻ nghe ve

Này này nhé, hãy nhìn kia

Vương Thông trốn không dám ló đầu ra

Đóng chặt cửa thành "Đông Quan" trông ngóng

Chờ viện binh từ bổn quốc tiếp viện

Chia hai cánh theo hai ngả kéo sang

Cánh Mộc Thạnh xuất phát tại Vân Nam

Cánh Liễu Thăng từ Quảng Tây khởi tấn

Quân ta đợi sẵn, bày binh bố trận

Dụ hổ xuống núi, dụ cọp lìa rừng

Hổ biến thành cáo, cọp biến thành chồn

Ải Chi Lăng, Tướng Liễu Thăng tử trận

Quân mất tướng thành một đám hỗn độn

Hớt hãi kinh hoàng hồn phách tiêu tan

Thảng thốt kêu la tháo chạy quy hàng

Bỏ nhung phục, giả dân lành ẩn biệt

Tướng Mộc Thạnh vốn ma đầu giảo quyệt

Nằm án binh bất động rồi hẵn hay

Liễu Thăng thắng thì ăn cướp ban ngày

Liễu Thăng bại thì cướp đêm chẳng muộn

Ba mươi sáu chước, cuốn tròng quay cuộn

Ai tiểu nhân quân tử khá hiển bày

Vương Thông hết đường thưa gởi thiệt ngay

Xin đầu hàng, bó tay, vô điều kiện

Việt Nam ta thật vô cùng rộng lượng

Thuận quy hàng và thả hết tù binh

Ban thí quân nhu đưa tiễn thân tình

Ghi dấu ấn tù hàng binh thế giới

Đất trời Nam đã bình yên một cõi

Phương trời Nam quét sạch bóng quân thù

"Nam quốc sơn hà, Nam Đế cư"

Lê Lợi lên ngôi Vua Lê Thái Tổ

Đất nước trời Nam, dân Nam ở

"Bình Ngô đại cáo" khắp Đông Tây

Năm ngàn năm sử đẹp thay

Tô son điểm sắt cao dày muôn năm

Tự hào Dân tộc Việt Nam

Hô to vang dội Việt Nam muôn đời.

17-12-2015

Trước nay, chúng ta rất thường nghe câu “Anh hùng áo vải”, và đặc biệt thường dùng khi viết về Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ.

Có một ngộ nhận thú vị đó là mỗi khi nhắc đến chữ “Anh hùng áo vải” người ta nghĩ ngay đến việc người đó nghèo. Nhưng đến khi xem xét kỹ gia thế mới biết hễ ai “áo vải” khởi nghĩa gia sản cũng đều rất giàu có. Lê Thái Tổ thân là hào trưởng đất Thanh Hóa, giàu nứt đổ đổ vách; còn ba anh em Nhạc – Lữ – Huệ cũng là dân thương buôn có tiếng vùng Tây Sơn.

[Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online]

Có câu “Tướng vô tài, sĩ bất lai”, nôm na là thân người làm tướng không có chút tiền lận lưng thì chả có ai đầu quân về để giúp đánh nhau đâu. “Tài” ở đây có nghĩa là tiền tài chứ không phải tài năng. Người ta cứ nghĩ “chí sĩ khắp nơi theo nghĩa lớn chạy về”, thì đúng là có nghĩa lớn thật đấy, nhưng cũng phải cho ăn cơm đã thì mới có sức đánh giặc. Nuôi từng đó binh mã không phải là chuyện nhỏ, nghèo thì hầu như không thể có chuyện khởi nghĩa.

Tìm hiểu về nguồn gốc của chữ “áo vải”, chúng ta sẽ thấy nó chẳng liên quan gì tới chuyện giàu hay nghèo. Trong các thư tịch của Lê Thái Tổ hoặc của Nguyễn Huệ khi giao thiệp với Trung Hoa thường rất hay nhắc đến chữ “xuất thân áo vải”, nguyên bản là bố y, hoặc bạch dinh, mà sau này người ta thường viết lại là người anh hùng áo vải.

Áo vải ở đây chính là để chỉ rằng mình xuất thân từ người dân, không có quan tước, quần áo không có phẩm phục, không có mối liên hệ với triều đình cũ.

Theo quan điểm thời xưa: “Ăn lộc của vua thì phải lo nỗi lo của vua”, “trung với vua” là điều bắt buộc phải làm của mỗi thần tử, tội danh “bầy tôi phản vua” là một cái tội danh rất nặng. Do đó dễ thấy là các cuộc đảo chính, chính biến do các tướng lĩnh đều bắt buộc họ phải tôn phò một ai đó trong hoàng tộc lên để lấy cái chính danh. Nhà Lê không còn thực quyền chỉ còn mỗi cái tiếng mà trong hơn 200 năm đến tận thế kỷ 19 vẫn được dùng làm một chiêu bài khởi nghĩa đủ thấy tính chính danh rất quan trọng. Các triều phải đối mặt với tội danh “bầy tôi giết vua” thường phải chịu rất nhiều khó khăn dù là trong đối nội hay đối ngoại, dễ thấy như trường hợp của nhà Mạc.

Do đó, đối với những trường hợp như Lê Thái Tổ hoặc Nguyễn Huệ, họ thường dùng chữ “bố y” áo vải để chứng tỏ rằng mình không phải thần tử của triều trước, không cần phải có cái nghĩa tôn phò triều trước như một bầy tôi, và thường dùng chiến công chống ngoại xâm, bình định nội loạn để khẳng định công tích của mình đối với đất nước, nhân đó sáng lập ra một triều đại mới.

Về sau này, từ anh hùng áo vải được dùng để mô tả những vị vua nước ta xuất thân từ tầng lớp bình dân mà lập nên nghiệp lớn, nhưng càng dùng nhiều người ta càng quên đi nguồn gốc của nó, cuối cùng mới dẫn đến cái chuyện buồn cười: anh hùng áo vải tức là anh hùng nghèo, hay thậm chí anh hùng áo vải không có tiền mặc giáp mà chỉ mặc áo vải ra trận, đến cả hình minh họa về họ cũng trở nên nhầm lẫn.

Đăng lại từ bài viết của tác giả Minh Đức
Đăng trên Fanpage Sử Văn Các

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề