Julio césar benítez vì sao chết

Julio Cesar Benitez arrived on Spanish shores at the end of the 1950s looking to make a career in LaLiga. After spells at Real Valladolid and Real Zaragoza, the Uruguayan ended up at Barcelona.

During his years in Blaugrana colours, he fought many a battle with Real Madrid's Paco Gento, acting as a kryptonite of sorts against the famous Spanish attacker.

However, on April 6, 1968, a day before the pair were due to meet again on the football pitch in another Clasico, Benitez died suddenly in Barcelona.

Four days earlier, the 27-year-old was told to go to the doctor by coach Salvador Artigas after he'd pulled out of training feeling unwell. The following day, he spent the day at home with a fever before returning to training the day after. From that point on, his condition worsened quickly.

On April 4, Benitez was ruled out of the upcoming match against Real Madrid, as rumours began to grow over his state of health. It was said that he'd suffered food poisoning from some mussels and there was concern over possible hepatitis.

Medics in hospital at the time said that he was being treated for what they thought was an intestinal infection. His teammates were updated on his condition. In the end, he returned home, where he died on April 6.

Official medical statements said that Benitez had died from sepsis - a generalised infection - of which the cause wasn't determined.

The match between Barcelona and Real Madrid was suspended for just two days, with Gento visibly upset when it did take place. The result was a 1-1 draw.

At his funeral, Benitez's casket was carried to the cemetery at Les Corts by his Barcelona teammates, who went on to dedicate their Copa del Rey victory that season to him.

To this day, Benitez is remembered with a mixture of fondness and sadness at Barcelona.

Đó là những lời bộc bạch của cựu tiền vệ Barca Hristo Stoichkov về trận cầu siêu kinh điển trong làng bóng Tây Ban Nha.

NHỮNG LINH HỒN BẤT DIỆT

Giữa sự sống và cái chết là gì? Mang câu hỏi này đến cho các CĐV của Barca, họ sẽ trả lời bạn: bóng đá. Một bên là bệnh viện phụ sản, bên kia là nghĩa trang. Còn ở chính giữa chính là thánh đường Camp Nou , sân vận động lớn nhất châu Âu. Một cule sinh ra, trưởng thành ở Camp Nou và đến cuối đời thì cố xin cho được một khoảnh đất cạnh sân để có thể gieo chút xương tàn. 

Có tổng cộng 28.399 ngôi mộ ở nghĩa trang rộng 34.417 mét vuông ấy. Trong số họ có những huyền thoại đã làm thay đổi hoàn toàn lịch sử Barcelona. Chúng ta có thể nói đến Paulino Alcantara, chân sút số 1 qua mọi thời đại của CLB sau đó đã treo giầy để trở thành bác sĩ. Cesar Rodriguez, người đứng thứ 3 trong danh sách ghi bàn chỉ sau Paulino và Lionel Messi, cũng ở đó.

Josep Samitier, người được mệnh danh là “Pháp sư” khi còn thi đấu, sau này trở thành thư ký kỹ thuật của Barca và... Real Madrid. Hay Javier Urruticoechea, thủ môn có pha cứu thua để đời giúp đội bóng của HLV Terry Venables giành chức vô địch La Liga trở lại sau 11 năm [mùa 1984/85], cũng là chức vô địch đầu tiên dưới chế độ dân chủ. Ngày ấy, phát thanh viên của đài Catalonia đã hét lên một câu nổi tiếng ngay trên sóng điện: “Urruti ơi, tôi yêu anh”.

Từ ngôi mộ của Laszlo Kubala, cầu thủ mà người ta bảo đã có công xây Camp Nou và có một bức tượng ngay lối vào, bạn có thể nhìn thấy góc phía Bắc của khán đài. Bạn cũng có thể thấy kiến trúc ấy nếu đứng ở mộ của Julio Cesar Benitez, người chết vì ngộ độc năm 1968, chỉ 3 ngày trước trận El Clasico. Nếu lấy El Clasico làm cột mốc thì ngày sau trận đấu này bao giờ cũng tĩnh lặng, nghĩa trang được trả về đúng với bầu không khí tịch mịch vốn phải có của nó. 

Nhưng chỉ trước đó 1 ngày, đấy sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các cule, không nhất thiết phải là người thân của những người đang yên nghỉ tại nghĩa trang, lũ lượt mang hoa đến để tảo mộ, khiến cho những người làm công việc dọn dẹp tại đây trải qua những giờ giấc bận rộn kinh khủng. Họ đặt trước mộ bông hồng, những lá cờ Catalonia với đủ mọi kích cỡ. Họ đứng đó và thành tâm khấn nguyện. Họ không xin gì cho mình, chỉ xin Barca đánh bại Real trong trận El Clasico mà thôi.

CUỘC THÁNH CHIẾN CỦA HOÀNG GIA

Với Real Madrid, El Clasico hiển nhiên rất quan trọng. Họ luôn xem mình là bề trên, là kẻ thống trị và không được phép khiếp nhược trước quân phản loạn. Với Barca, mỗi trận El Clasico là một cuộc đảo chính [dù trận đấu kết thúc thì chả có gì thay đổi cả]. Họ luôn mang cờ Catalonia để phủ lên các khán đài, họ biến trận đấu thành một diễn đàn kêu gọi ly khai. Họ sung sướng được có một kẻ thù như Real Madrid để sống trong những giây phút kích động .

“Nếu không có Real trên đời, có lẽ chúng tôi cũng phải tạo ra họ mất” - cựu chủ tịch Joan Laporta nói. Đấy thật ra chỉ là một sự nhại lại câu nói của chủ tịch Florentino Perez trong nhiệm kỳ chủ tịch đầu tiên. Họ cần nhau để tiến bộ, họ nhìn nhau để đá và họ xem mọi sự thua sút nào từ điểm số cho đến số bàn ghi được qua từng vòng, là một vết thương.

Nếu Catalonia là một quốc gia thì Barca chính là quân đội. Cứ đến El Clasico thì La Razon, tờ báo cánh hữu luôn bảo vệ sự thống nhất của Tây Ban Nha, đều dành ra ít nhất 20 trang chỉ để nói chuyện chính trị. Tờ El Mundo của chính quyền thậm chí còn khơi lại một truyền thuyết, rằng Chúa Jesus thật ra đã bị chính người Catalonia giết chết. 

Hậu vệ Gerard Pique nói: “Real Madrid luôn đại diện cho Tây Ban Nha và chúng tôi luôn đại diện cho Catalonia”. Pep Guardiola, người dành rất nhiều thời gian để đi diễn thuyết về bóng đá sau khi rời khỏi ghế huấn luyện Barca, cũng luôn tranh thủ bàn về tự do ở bên ngoài biên giới Tây Ban Nha.

Quá dễ để trở thành một fan của Real. Đấy là CLB được Hoàng gia bảo trợ, đội hình bao giờ cũng tràn ngập những ngôi sao hàng đầu thế giới. Để trở thành một cule, bạn phải đặt mình vào trong bức tranh chính trị và xã hội đặc thù. 

Bố của Marcos Alonso chơi trong đội hình Real thần thánh vô địch 5 Cúp C1 những năm 1950. Con trai của ông cũng là cầu thủ của Real. Lúc còn nhỏ ông chơi trong vườn cùng với những Di Stefano và Ferenc Puskas. Ấy vậy mà khi trưởng thành Marcos Alonso lại chơi cho Barca.

“Đấy là 2 CLB lớn nhất thế giới” - Alonso giải thích - “Nhưng Barca có một tầm vóc xã hội không thể có ở Real. Ở Barca, bạn phải đặt mình vào trong sự nhận dạng cho CLB, tức phải ghét Madrid, phải yếm thế, phải nghĩ về tự do và phải chiến đấu cho những điều bất công”. Trận El Clasico  chính là cuộc chiến giữa “một CLB” và “một đội bóng còn hơn một CLB”.

“Có thể tách chính trị ra khỏi El Clasico không? Không thể, không bao giờ” - cựu chủ tịch Barca Joan Gaspart.

* Trận đấu diễn ra vào 18h25 theo giờ địa phương ngày 21/11, tức 0h25 giờ ngày 22/11 theo giờ Hà Nội. Trực tuyến trên VnExpress.

Giữa sự sống và cái chết là gì? Đối với những CĐV ruột của Barcelona, câu trả lời là: bóng đá. Đơn giản vì sân Nou Camp, sân vận động lớn nhất châu Âu, nằm giữa một bên là bệnh viện phụ sản và một bên là nghĩa trang.

Hai ngày trước các trận El Clasico, nghĩa trang Les Corts luôn trong tình trạng quá tải. Đấy là mùa "tảo mộ" ở Barcelona khi các cule cầm hoa đến tưởng niệm những người đã khuất, đồng thời cầu nguyện cho đội nhà có được kết quả tốt trước đại kình địch.Nghĩa trang này có gần 29.000 ngôi mộ trải dài trên một khuôn viên rộng 34.417 mét vuông. Đấy là nơi an nghỉ của những nhân vật thuộc dạng kiệt xuất nhất lịch sử CLB xứ Catalan.

Đối với các CĐV Barca, El Clasico còn mang nhiều ý nghĩa khác ngoài bóng đá.

Paulino Alcantara, từng là chân sút ghi nhiều bàn nhất lịch sử Barca [kỷ lục này chỉ mới bị Lionel Messi vượt qua] và trở thành một bác sĩ sau khi giải nghệ, là một trong số đó.Cesar Rodriguez là người đứng thứ ba trong danh sách ghi bàn nhiều nhất mọi thời của Barca [sau Paulino và Messi], cũng yên nghỉ ở đó. Hay như Josep Samitier, biệt danh là "nhà ma thuật", từng là cựu cầu thủ và Giám đốc kỹ thuật của Barcelona và... Real Madrid. Rồi Javier Urruticoechea nữa chứ, người thủ môn mà những pha cứu thua của anh đã góp phần giúp đội bóng của HLV Terry Venables giành chức vô địch đầu tiên sau 11 năm hạn hán danh hiệu. Không có nhiều thủ môn tạo ra nhiều cảm xúc như Urruticoechea. Trong một trận đấu, bình luận viên của đài phát thanh Catalan thậm chí từng gào lên ngay trên làn sóng điện: "Urruti, tôi yêu anh quá đi mất".

Từ ngôi mộ của Laszlo Kubala, người có công xây dựng Nou Camp và có tượng được dựng bên ngoài, người ta có thể nhìn thấy góc khán đài phía bắc của sân bóng vĩ đại này. Gần đấy là mộ của Julio Cesar Benitez, ông chết vì ngộ độc thực phẩm năm 1968, chỉ ba ngày trước một trận El Clasico. Và hôm nay, tức 47 năm sau, có nhiều hoa được đặt trên ngôi mộ của ông, kèm theo lời cầu khấn: "Hãy giúp chúng ta vượt qua Real Madrid".

Ở Catalan, bóng đá chưa bao giờ đơn thuần là bóng đá. Đối với El Clasico, mọi thứ tất nhiên còn bị đẩy đi xa hơn. Và bây giờ, khi phong trào vận động để Catalan trở thành một quốc gia độc lập lên tới đỉnh điểm, tầm vóc của El Clasico lại được nâng cao hơn một bậc. Vào phút thứ 17, giây thứ 14 của El Clasico năm nay, những cule có mặt tại sân Bernabeu sẽ hát vang "quốc ca" của họ. 1714 là năm mà Catalan thất thủ và rơi vào tay Vua Philip V. Catalan đã chọn sai phe trong cuộc nội chiến. Nhưng tinh thần Catalan không chết. Nó vẫn âm ỉ, bền bỉ chảy suốt mấy thế kỷ và giờ đã bùng nổ dữ dội.

Và không điều gì biểu trưng cho tinh thần bất khuất của Catalan hơn là Barcelona. Sir Bobby Robson từng nói: "Nếu Catalan là một quốc gia thì Barcelona chính là quân đội". Radomir Antic, một trong những HLV hiếm hoi từng cầm quân cho cả hai đội, thì nói: "Làm Chủ tịch Barca mệt hơn làm Bộ trưởng".

Barca đang được đánh giá cao hơn trước trận đấu tối nay.

Ngày 6/8/1936, chỉ vài ngày sau cuộc nội chiến Tây Ban Nha nổ ra, Josep Sunyol i Garriga, cựu Chủ tịch Barcelona, bị quân của Franco bắt chết và ném xác từ trên cao xuống đến mức không còn có thể nhận ra hình dạng.Một trận El Clasico sau đó 7 năm, tức vào ngày 13/6/1943, một viên tướng của độc tài Franco vào tận phòng thay đồ của Barca để đe dọa: "Liệu mà đá cho đàng hoàng". Angel Mur, một nhân viên y tế tại Barca, cho biết trước trận, một viên cảnh sát đã đến và nói vào tai ông: "Trận này bọn mày sẽ thua". Khi một cầu thủ Barca dính phải cú đạp, Mur định vào sân chăm sóc thì tay sĩ quan ấy tiến đến ngăn lại.

Chủ tịch Enrique Pineyro trên khán đài cũng bị quản thúc. Ông căm phẫn trước pha bóng ấy thì bị một giọng nói bên tai: "Câm mồm lại, nếu không muốn qua đêm trong xà lim". Quá tủi hổ và tức giận, Pineyro đã từ chức ngay sau khi trận đấu kết thúc. Tỷ số trận ấy là 8-0 cho Real và từ ấy, mối thù truyền kiếp của Barca và Real chính thức hình thành và không ngừng tăng lên theo thời gian.


"Barcelona là đại diện của Catalan, Real là đại diện của chính quyền. Đến giờ vẫn thế", Gerard Pique nói. Quả vậy, tuy El Clasico bao giờ cũng là một cuộc thư hùng đỉnh cao về chất lượng chuyên môn, nhưng người ta không bao giờ có thể tách chính trị ra khỏi đó. Cựu tiền đạo Hristo Stoichkov của Barca nói: "Barca chạm trán Madrid tức là quân phiến loạn chống lại chính quyền, là tiểu bang chống lại quốc gia, là dân chủ chống lại phát xít, là cánh tả chống lại cánh hữu, và trên hết là của cái thiện chống lại cái ác".

Đại chiến Barca - Real vẫn là một trong những trận đấu được chờ đợi nhất mỗi mùa giải La Liga.

Real Madrid là một CLB, nhưng Barcelona còn hơn cả một CLB. Chiến đấu cho Barca là chiến đấu cho một lý tưởng, cho một hoài bão, một mơ ước, một nung nấu chưa bao giờ tàn lụi. Với Madrid, El Clasico là một trận cầu đỉnh cao. Với Barca, đấy là một chiến trường. Một ngày là cule, mãi mãi là cule. Bất hạnh luôn song hành với đội bóng, như căn bệnh quái ác của Eric Abidal hay Tito Vilanova, nhưng bất hạnh chỉ càng khiến cho tinh thần Barca, tinh thần Catalan thêm bất tử.

Đêm nay, một trận chiến mới lại diễn ra. Và các bạn đừng bao giờ nghĩ rằng El Clasico không phải chuyện sống chết. Bởi với cule, nó còn hơn thế!

Hoài Thương

Video liên quan

Chủ Đề