A. hoạt động cơ bản - bài 77 : thể tích hình lập phương

a) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 3

Câu 1

a) Chơi trò chơi tìm thể tích :

Tính thể tích các hình hộp chữ nhật có kích thước như sau :

A. hoạt động cơ bản - bài 77 : thể tích hình lập phương

b) Trả lời câu hỏi :

- Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình gì ?

- Trong các hình trên, hình nào là hình lập phương ?

c) Dựa vào bảng trên, thảo luận cách tính thể tích hình lập phương.

Phương pháp giải:

a) Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).

b) Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình lập phương.

c) Dựa vào kết quả đã tính ở câu a) để nêu cách tính thể tích hình lập phương.

Lời giải chi tiết:

a)

A. hoạt động cơ bản - bài 77 : thể tích hình lập phương

b) - Hình hộp chữ nhật có chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau là hình lập phương.

- Trong các hình trên, hình 1 và hình 3 là hình lập phương.

c) Cách tính thể tích hình lập phương : Để tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Câu 2

Thực hiện lần lượt các hoạt động sau:

A. hoạt động cơ bản - bài 77 : thể tích hình lập phương

a) Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm :

V = × × = (cm3)

Cách giải :

Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 3cm :

V = 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)

b) Đọc kĩ nội dung sau rồi chia sẻ với bạn :

A. hoạt động cơ bản - bài 77 : thể tích hình lập phương

Lời giải chi tiết:

Học sinh thực hiện lần lượt các hoạt động ở trên.

Câu 3

a) Nói cho bạn nghe cách tính thể tích của hình lập phương.

b) Tính thể tích của hình lập phương có cạnh 5dm.

Phương pháp giải:

Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Lời giải chi tiết:

a) Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

V = a × a × a

(trong đó V là thể tích, a là độ dài cạnh)

b) Thể tích của hình lập phương là :

5 × 5 × 5 = 125 (dm3)