Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu

Trái Đất hình cầu, chứ không phải là hình tròn, tương tự như các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

Vậy tại sao chúng lại có hình cầu mà không phải là hình khác?

Mặt trời và tất cả tám hành tinh trong hệ mặt trời đều cầu. Lý do liên quan đến khối lượng của hành tinh (Trái đất) và lực hấp dẫn.

Lực hấp dẫn của khối lượng của một hành tinh hút tất cả các vật chất của nó về phía tâm, làm phẳng bất cứ chỗ không tròn trịa gây khó chịu nào. Nhiều vật thể nhỏ hơn trong hệ mặt trời không tròn vì trọng lực của chúng không đủ để làm phẳng hình dạng của mình.

Ta có thể thấy điều này từ tốc độ thoát của các vật thể. Để thoát khỏi trọng lực của Trái Đất, bạn cần di chuyển với tốc độ 11km/giây hay 40.000km/giờ. Tốc độ đó cần phải có những tàu vũ trụ lớn nhất. Trái đất có khối lượng 6 x 10^24kg và khá tròn. Để thoát khỏi lực hấp dẫn của Sao chổi 67P, nơi tàu thăm dò Rosetta và Philae của châu Âu đã ghé thăm, bạn cần di chuyển với tốc độ 1m/giây. Bạn có thể nhảy nhanh hơn thế. Sao chổi 67P không hề tròn, nó có khối lượng 10^13kg, nhẹ hơn Trái Đất gần một nghìn tỷ lần, và có hình dạng như một con vịt nhựa.

Khi đường kính một vật thể trở nên lớn hơn vài trăm km, nó sẽ trở nên tròn hơn. Trong ví dụ của chúng ta, đường kính Trái Đất là khoảng 12.700km; đường kính Sao chổi 67P là khoảng 4km.

Dù không chắc sẽ có nhưng vài nhà khoa học tự hỏi một hành tinh hình lập phương sẽ trông như thế nào. Giả sử phần nhiều đá của hành tinh sẽ duy trì sự lập phương của mình, không khí và nước sẽ không có thuộc tính kì diệu như vậy và sẽ trữ ở phần trung tâm mỗi cạnh lập phương. Cuộc sống sẽ bị giới hạn ở bờ những hồ trung tâm, với các cạnh và góc lập phương là những ngọn núi khổng lồ không thể vượt qua.

Điều thú vị là, ngay từ 2.000 năm trước, chẳng cần bất cứ vệ tinh nào, con người đã biết Trái Đất là một khối cầu.

Người Hy Lạp cho rằng Trái Đất dạng tròn trước cả khi họ có bằng chứng thuyết phục. Triết gia kiêm nhà toán học lỗi lạc Pythago là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu những năm 500 TCN, dù rằng ông chỉ dựa trên góc nhìn thẩm mĩ của riêng mình: Hình cầu là dạng hoàn hảo nhất.

Một thế kỷ sau, nhà triết học Plato cũng đưa ra ý kiến tương tự, đồng thời khiến cho nhận định này trở nên phổ biến.

Khi bắt đầu đi vào chứng minh Trái Đất hình tròn, Aristotle là triết gia người Hy Lạp tiên phong trong vấn đề này. Trong cuốn sách ”Trên thiên đàng” (On the Heavens), viết vào năm 350 TCN, ông đã đưa ra một vài bằng chứng chứng minh Trái Đất hình cầu.

Ông chỉ ra rằng chúng ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất trên Mặt Trăng trong các kì nguyệt thực. Nó luôn có dạng tròn bất kể Trái Đất ở vị trí nào trên vòng xoay của nó.

Trong luận điểm khác, ông thấy rằng vị trí các vì sao sẽ khác nhau khi chúng ta nhìn ở những nơi khác nhau trên Trái Đất. Những vì sao ở Ai Cập ko thể thấy được ở Cyprus cách đó 1.000 km.

“Điều đó chứng minh, Trái Đất không chỉ có dạng tròn mà ắt hẳn nó còn là một khối cầu với kích thước không lớn lắm. Nếu không, chỉ cần thay đổi địa điểm một chút thôi, không thể nhận ra sự khác biệt nhanh chóng và rõ ràng như vậy”, ông viết.

Một học giả khác sau đó đã củng cố giả thuyết của Aristotle: Không chỉ chứng minh Trái Đất hình cầu, người này còn tính toán chu vi của nó chỉ bằng bóng đổ của một thanh que dưới ánh Mặt trời.

07:43 PM - 02/10/2020 3186

Vào ngày 13 tháng 2 năm 1633, nhà triết học, toán học và thiên văn học người Ý Galileo Galilei đã phải đến Rome để đối mặt với tòa án dị giáo, vì bị buộc tội ủng hộ học thuyết Copernicus khi cho rằng "Trái đất quay xung quanh Mặt Trời". Trong khi đó, vào thời của Galileo người ta vẫn tin vào việc Trái đất là trung tâm của vũ trụ và mọi hành tinh đều quay xung quanh Trái đất.

Sau đó, ông đã phải nhận tội để được giảm nhẹ hình phạt. Cuối cùng, Giáo hoàng Urban VIII quyết định xử ông tội dị giáo và bắt ông phải chịu sự giám sát của nhà thờ trong suốt phần đời còn lại. Galileo sống nốt quãng đời còn lại của mình trong biệt thự tại Arcetri, gần Florence trước khi mất vào năm 1642.

Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu

      Galileo bị kết tội dị giáo, vì phản bác lại giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã.

Galileo Galilei là con trai của một nhạc sĩ, ông sinh ra ngày 15 tháng 2 năm 1564, tại Pisa, Italia. Ông vào đại học Pisa theo ngành y, nhưng sau đó ông lại chuyển sang học triết và toán học. Năm 1589, ông bắt đầu trở thành một trong những giáo sư tại Đại học Pisa, trong thời gian này ông cũng đã chứng minh lý thuyết tốc độ rơi của một vật không phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó. Để chứng minh được lý thuyết này, ông đã thử nghiệm việc thả rơi nhiều đồ vật khác nhau từ Tháp nghiêng Pisa.

Trong khoảng thời gian từ năm 1592 đến 1630, Galileo bắt đầu chế tạo một chiếc kính thiên văn, giúp ông quan sát được các ngôi sao. Cũng trong thời gian này, ông cũng phát hiện ra 4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc và quỹ đạo của sao Thổ. Ông phát hiện ra thiên hà Milky Way và công bố nghiên cứu của mình vào năm 1610, Galileo đã nhận được sự ủng hộ và hoan nghênh của nhiều nhà khoa học lúc bấy giờ.

Thông qua việc quan sát các ngôi sao, Galileo phát hiện ra rằng Trái đất đang quay xung quanh Mặt Trời, cũng như các ngôi sao khác, chứ không phải trung tâm của vũ trụ. Do đó, ông càng ủng hộ học thuyết của nhà thiên văn Ba Lan, Nicolaus Copernicus (1473-1573).

Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu

Ông là người ủng hộ học thuyết của Copernicus, cho rằng Mặt Trời là trung tâm.

Tuy nhiên học thuyết của Copernicus khi cho rằng Mặt Trời là trung tâm lại trái ngược với giáo lý của Giáo hội Công giáo La Mã đang cai trị nước Ý lúc bấy giờ. Giáo hội cho rằng Trái đất là trung tâm của vạn vật chứ không phải Mặt Trời, do đó mọi học thuyết phản bác lại điều này đều bị coi là dị giáo.

Sau khi Galileo bị đưa ra xét xử trước tòa án Giáo hội và tuyên án dị giáo, mọi tài liệu và ghi chép của ông cũng bị cấm lưu hành trong dân chúng. Mãi tới tận năm 1992, Vatican mới chính thức thừa nhận sai lầm của mình trong việc tuyên án Galileo. Và ngày hôm nay, Galileo được vinh danh như một trong những nhà khoa học có đóng góp rất lớn cho thiên văn học hiện đại.

Nhà thiên văn học Galileo Galilei là người đầu tiên phát hiện ra rằng Trái đất không phải trung tâm của hệ Mặt Trời, nhờ vào việc quan sát vị trí của các vì sao. Ông đã đưa ra thuyết Nhật tâm Copernicus và kiên quyết bảo vệ phát kiến này của mình trước sự phản đối của Giáo hội thời đó.

Quan điểm của Giáo hội thời đó cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ và tất cả những ý kiến phản bác lại điều đó đều bị cho là dị giáo. Vào ngày 22 tháng 6 năm 1633, Galileo đã bị đưa ra trước tòa án dị giáo để xét xử.

Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu

Galileo bị phán quyết bởi tòa án dị giáo.

Phán quyết của Toà án dị giáo nằm trong ba phần chính:

- Galileo bị xác định "rất nghi ngờ về dị giáo", nói rõ là đã tin vào các ý kiến rằng Mặt Trời nằm ở trung tâm vũ trụ, rằng Trái Đất không phải trung tâm vũ trụ, rằng một người có thể tin vào và bảo vệ một ý kiến coi nó là đúng sau khi nó đã bị tuyên bố là trái ngược với Kinh Thánh. Ông bị yêu cầu phải "từ bỏ, nguyền rủa và ghê tởm" các ý kiến đó.

- Ông bị ra lệnh bỏ tù; phán quyết này sau đó được đổi thành quản thúc tại gia.

- Cuốn Đối thoại của ông bị cấm; và trong một hành động không được công bố tại phiên xử, việc xuất bản mọi tác phẩm của ông bị cấm, gồm cả những tác phẩm ông có thể viết trong tương lai.

Trước tòa án dị giáo, ông đã thề rằng: “Tôi, Galileo … thề rằng đã, đang và sẽ tin tưởng vào những gì được dạy và thuyết giảng bởi nhà thờ, cùng với sự giúp đỡ của Chúa. Tôi sẽ hoàn toàn loại bỏ ý nghĩ sai lầm của mình rằng Mặt Trời là trung tâm của thế giới và mọi hành tinh quay xung quanh, và rằng Trái đất không phải là trung tâm của thế giới”.

Ai là người đầu tiên đưa ra giả thuyết Trái Đất hình cầu

76 năm sau khi Galileo mất thì phát kiến của ông mới được công nhận.

Tất cả những nghiên cứu và sách vở ghi chép của ông sau đó cũng bị cấm lưu hành. Phải đến tận năm 1718, tức là 76 năm sau khi ông mất thì những lệnh cấm in lại các tác phẩm của Galileo của Toà án dị giáo mới được dỡ bỏ.

Năm 1939, trong bài nói chuyện đầu tiên trước Viện hàn lâm Khoa học Giáo hoàng, Giáo hoàng Pius XII đã miêu tả Galileo là một trong số "các anh hùng táo bạo nhất trong lịch sử khoa học... không sợ hãi trước những trở ngại và nguy hiểm khi thực hiện công việc, cũng không mù quáng tuân theo những vĩ nhân thời trước"

Ngày 31 tháng 11 năm 1992, Giáo hoàng John Paul II đã thể hiện sự hối tiếc về cách mà Galileo bị phán xét, và chính thức công nhận rằng Trái Đất không đứng yên, như kết quả của một cuộc nghiên cứu do Viện Văn hoá Giáo hoàng tiến hành. Tháng 3 năm 2008, Vatican đề nghị hoàn thành việc phục hồi cho Galileo bằng cách dựng một bức tượng ông bên trong những bức tường thành Vatican.

Tham khảo: wiki

>>Ngày 18/6: Máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới bay thử nghiệm