Ai là người phát minh ra súng thần cơ

20:28, 27/10/2012 [GMT+7]


Hồ Nguyên Trừng không chỉ là vị tướng tài mà còn là một công trình sư lỗi lạc, được coi là ông Tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam và cả Trung Quốc.

TIN LIÊN QUAN
  • Hồ Nguyên Trừng - Kỳ 1: Mệnh trời là ở lòng dân

Khi toàn bộ gia tộc họ Hồ được giải tới Kim Lăng [Nam Kinh, Trung Quốc], vua Minh Anh Tông chú ý đến hai người là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Nhuế [con Hồ Hán Thương], quyết định ân xá họ vì cả hai đều có tài năng.

Hồ Nguyên Trừng, khi còn ở trong nước, đã sáng chế, chỉ đạo chế tác súng “Thần cơ” [hỏa pháo cải tiến] và thuyền cổ lâu [thuyền chiến lớn có hai tầng] để chống lại quân Minh. Quân giặc đã lắm phen kinh hồn bạt vía bởi loại súng có sức công phá sấm sét này mà không hiểu nổi. Vì thế, với người Minh, bắt được ông là nắm được bí mật quân sự.

Tuy Đại Việt sử ký toàn thư không thấy chép việc chế tạo súng Thần cơ, nhưng sử Trung Quốc thời Minh [Minh sử] lại chép trong cuộc chiến tranh xâm lược nước ta, người Minh đã bắt được “súng thần”, “pháo thần” của Giao Chỉ [tên nhà Minh gọi nước ta thời đó]. Biết ông là người sáng chế ra loại vũ khí “nhất thiên hạ”, Trung Quốc “chưa từng có”, vua Minh đã trọng dụng ông và giao cho ông  chế tạo loại vũ khí lợi hại này.

Công trình của ông đã được Trương Tú Dân, một tác giả người Trung Quốc, đề cập trong bài “Cống hiến của người Giao Chỉ đời Minh ở Trung Quốc” viết năm 1947, được đăng lại trong cuốn “Trung – Việt quan hệ sử luận văn tập” xuất bản tại Đài Bắc năm 1992. Theo đó, ông [lúc này là Lê Trừng, lấy lại họ cũ] được mô tả là người chế tạo hỏa khí; Nguyễn An, cũng là một tù binh chiến tranh người Việt Nam, đã được Vĩnh Lạc, hoàng đế nhà Minh, giao trọng trách thiết kế và tổng chỉ huy việc xây dựng Tử Cấm thành ở Bắc Kinh...

Về “súng thần” của ông, tác giả dẫn ghi chép từ Minh sử: “Dùng đồng đỏ ở mức độ giữa sống và chín, nếu dùng sắt thì sắt xây dựng mềm hơn, sắt Tây kém hơn. To nhỏ khác nhau, thứ lớn dùng xe, thứ nhỏ dùng giá, dùng bệ, vác vai. Thứ lớn lợi cho phòng thủ, thứ nhỏ lợi cho chiến đấu, tùy nghi mà sử dụng, là thứ vũ khí chủ yếu khi hành quân”. Và sức công phá của nó: “Khi [Minh] Thành Tổ thân chinh Mạc Bắc [chỉ Mông Cổ] dùng súng thần An Nam vừa bắt được, kẻ địch một người tiến lên, lại hai người nữa chết theo, đều trúng súng [đạn] mà chết”.

Về người chế tạo “súng thần Giao Chỉ”, theo tác giả Trương Tú Dân, tuy Minh sử không nói là ai, nhưng theo ghi chép trong Minh thực lục và sách của người Minh thì đó là Lê Trừng, con vua nước Đại Ngu [quốc hiệu của nước ta thời Nhà Hồ]. Tác giả còn cho biết: Quân đội Trung Quốc khi tế binh khí đều tế Lê Trừng và tôn ông làm Thần hỏa khí. Điều này, tác giả người đời Thanh [Trung Quốc] là Lưu Hiến Đình [1648 - 1695] cũng đã chép trong sách Quảng Dương tạp ký: “Súng Giao Chỉ nhất thiên hạ, Hồ Nguyên Trừng làm đến chức Thượng thư Bộ Công được quân đội Trung Hoa tôn là “Thần của hỏa khí”.

Vào thời Hồ Nguyên Trừng, thế giới vẫn đang còn thai nghén về súng đại bác thì người Việt càng tự hào về sáng chế của ông. Có điều, vì sao sử sách nước ta không chép việc này? Thực ra, trong thân phận bị kẻ thù bắt làm tù binh thì việc làm của ông không đáng ca ngợi vì có đẹp đẽ gì đối với Tổ quốc. Song, đây là một sự kiện lịch sử, một sáng chế phát minh của người Việt Nam ngay từ đầu thế kỷ XV.
Bản thân Hồ Nguyên Trừng, dù tha hương với chức cao bổng hậu, ông vẫn ngóng về quê hương khi lấy bút hiệu Nam Ông [ông già nước Nam] và viết quyển “Nam Ông mộng lục” gồm 31 phần, do Hồ Huỳnh, Thượng thư Bộ Lễ Minh triều đề từ năm 1440. “Nam Ông mộng lục” mô tả rất sinh động và chân thật hình ảnh đất nước con người Việt Nam cách đây hơn 600 năm qua các mảng đời sống, tín ngưỡng, phong tục, lề thói…

Phần mộ của ông hiện tọa lạc tại thôn Nam An Hà, hương [xã] Bắc An Hà, khu Hải Điện, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.

Thành phố Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 1,52km, rộng 7,5m, điểm đầu giao với đường Núi Thành, điểm cuối giao với đường Nguyễn Hữu Thọ, theo Nghị quyết số 80/2009/NQ/HĐND ngày 8-7-2009 của HĐND thành phố về đặt, đổi tên đường ở Đà Nẵng.

LÊ GIA LỘC

Hồ Nguyên Trừng [chữ Hán: 胡元澄, 1374 - 1446] [còn có tên là Lê Trừng]1 là nhà kỹ thuật quân sự, là một công trình sư lỗi lạc.2 Ngoài ra ông còn là nhà văn Việt Nam ở thế kỷ 15.

Tiểu sử

Hồ Nguyên Trừng, trước để họ , tự là Mạnh Nguyên [孟源], hiệu Nam Ông [南翁] là người huyện Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa [nay thuộc tỉnh Thanh Hóa]3 . Ông là con trai cả của vua Hồ Quý Ly, và là anh của vua Hồ Hán Thương.

Dưới triều nhà Trần, Hồ Nguyên Trừng từng giữ chức Thượng Lân tự, Tư đồ. Đầu năm 1400, cha ông truất ngôi Trần Thiếu Đế, tự lên ngôi vua, lập nên nhà Hồ. Sau đó, Hồ Nguyên Trừng được cử làm Tả tướng quốc.

Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", vua nhà Minh sai Trương Phụ và Mộc Thạnh mang 80 vạn quân sang đánh nước Việt. Nhiều lần, Hồ Nguyên Trừng được giao nhiệm vụ cầm quân chống lại.Việc ông lập một phòng tuyến chống giặc bắt đầu bằng cứ điểm then chốt Đa Bang [Ba Vì] kéo dài theo bờ Nam Sông Đà, sông Hồng cho đến sông Ninh [Nam Hà] rồi lại tiếp tục theo bờ sông Luộc, sông Thái Bình đến Bình Than dài trên 400 km. Hồ Nguyên Trừng cũng sáng tạo ra cách đánh độc đáo: ông cho đúc nhiều dây xích lớn chăng qua những khúc sông hiểm trở, kết hợp với quân mai phục trang bị bằng hỏa lực mạnh. Hồ Nguyên Trừng tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá mạnh. Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ".2

Ngày 12 tháng 5 năm Đinh Hợi [tức 17 tháng 6 năm 1407], cả ba cha con ông và người cháu là Hồ Nhuế [con Hồ Hán Thương] đều bị quân nhà Minh bắt tại Kỳ La [Kỳ Anh, Hà Tĩnh], rồi bị áp giải về Kim Lăng [Nam Kinh, Trung Quốc]. Kể từ đó, nhà Hồ mất, cả nước Việt rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Minh Thành Tổ sau khi hỏi tội cha con Hồ Quý Ly trước tiều, đã tha tội cho Hồ Nguyên Trừng và các con nhỏ trong gia đình.4

Năm 1426, đời Minh Tuyên Tông, Lê Trừng [tức Hồ Nguyên Trừng sau khi được tha tội] làm việc cho bộ Công của nhà Minh. Ông bị vạch tội lên vua Minh vì làm việc 9 năm mà không khai báo lý lịch. Vua Minh cho rằng ông đã được Minh Thành Tổ tha tội nên không truy cứu.5 Năm 1428, ông được thăng tới chức Tả thị lang của bộ Công, được trả lương bằng gạo.6

Biết được Hồ Nguyên Trừng [và Hồ Nhuế] có tài năng, vua Minh Anh Tông cho ân xá, nhưng buộc phải đổi họ khác [vì không thừa nhận gia đình ông là dòng dõi Ngu Thuấn7 ]. Vì vậy ở sách Nam Ông mộng lục, tác giả đề tên là Lê Trừng [黎澄, đổi lại họ Lê như cũ].

Sau, ông chế tạo được súng thần công 8 , nên lại được làm quan ở bộ Công, thăng đến chức Tả thị lang như lời ông đề ở cuối bài Tựa trong quyển Nam Ông mộng lục. Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quý Đôn nhắc đến một tình tiết: "quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng".2

Theo Minh sử, thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư [1445] được một năm thì mất, thọ 73 tuổi.

Nguyên văn trong sách như sau [dịch]:

Năm thứ 10 [Chính Thống], Kỷ Sửu [đúng ra là Ất Sửu, 1445], Lê Trừng, vương tử An Nam, nhậm chức [Công bộ thượng thư] vào tháng 6, chuyên lo cung cấp các thứ đồ dùng cho nội phủ. Bính Dần [1446], năm thứ 11, tháng 7, Trừng chết 9 .

Sau đó, triều Minh cho con ông là Lê Thúc Lâm [trước đó đang làm Chuyển vận sứ ở Diêm vận ty tỉnh Sơn Đông] làm Trung thư xá nhân, tiếp tục lo việc chế tạo quân khí.

Hiện mộ phần Lê Trừng [tức Hồ Nguyên Trừng], Lê Thúc Lâm và Lê Thế Vinh [con Thúc Lâm, cũng làm quan cho triều Minh, có sách ghi là Thế Ninh] đều ở tại thôn Nam An Hà, thuộc thành phố Bắc Kinh [Trung Quốc] ngày nay 10 .

Là con trưởng nhưng Hồ Nguyên Trừng không được cha truyền ngôi cho. Hồ Quý Ly muốn lập em ông là Hồ Hán Thương [con công chúa Huy Ninh nhà Trần] làm người kế nghiệp mới mang câu đối để thử lòng ông. Hồ Nguyên Trừng qua lời đối đáp đã bày tỏ lòng mình để cha yên tâm. Chuyện này được sử thần Ngô Sĩ Liên kể lại như sau:

Năm Canh Thìn [1400], mùa xuân, tháng Giêng, Lê Quý Ly [tức Hồ Quý Ly] lập con là Hán Thương làm thái tử. Trước đây, Quý Ly định lập Hán Thương nhưng chưa quyết, mới mượn cái nghiêng đá mà nói rằng: "Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thì vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân". Dịch ra chữ Hán: "Hòn đá lạ bằng nắm tay này, có lúc làm mây làm mưa để nhuần thấm cho dân". Bảo con trưởng là Trừng đối lại xem chí hướng ra sau, Trừng đối lại rằng: " Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương dĩ phù xã tắc". Dịch rằng: "Cây thông nhỏ mới ba tấc kia, ngày sau làm rường làm cột để chống nâng xã tắc". Bấy giờ ý mới quyết định [truyền ngôi cho Hán Thương]11 .

Mệnh trời là ở lòng dân

Cuối năm 1405, Hồ Quý Ly cho triệu tập một cuộc hội nghị đặc biệt để bàn kế chống quân Minh. Khi được hỏi, Hồ Nguyên Trừng đã nói rằng:

Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi.

Hồ Quý Ly nghe thế liền ban thưởng cho ông một cái hộp trầu bằng vàng. Đây là câu nói nổi tiếng của ông. Sau, sử thần Ngô Sĩ Liên đã có lời khen rằng: Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ họ Hồ mà bỏ câu nói của Trừng được12 .

Nhà văn, nhà kỹ thuật quân sự

Khi sống cuộc đời lưu vong ở Trung Quốc, Hồ Nguyên Trừng đã soạn ra cuốn Nam Ông mộng lục [Chép lại những giấc mộng của Nam Ông], gồm 31 thiên, nhưng hiện chỉ còn 28 thiên. Đây là tập hồi ký chữ Hán đầu tiên và là tác phẩm đầu tiên mở đường cho khuynh hướng viết về "người thực, việc thực" trong văn xuôi tự sự Việt Nam 13 .

Bên cạnh đó, ông còn là nhà kỹ thuật quân sự tài ba. Theo sử liệu, khi còn ở trong nước, do nhu cầu quân sự, ông đã sáng chế và chỉ đạo chế tác súng thần cơ [hỏa pháo cải tiến] và thuyền cổ lâu [thuyền chiến lớn có hai tầng]14 Cho nên sau này ông được vua Minh thu dụng để lo việc chế tạo súng 15 .

Ngoài ra, ông còn là người lo việc đắp những con đê lớn, đào một số kênh và vét lại một số con sông nhằm phục vụ các hoạt động về giao thông, thủy lợi và quân sự. Đặc biệt, những công trình kiến trúc ở thời nhà Hồ, chẳng hạn như thành Tây Đô đồ sộ… đều do ông chỉ huy xây dựng 16 .

Vinh danh

Tên Hồ Nguyên Trừng đã được đặt cho một con đường ở thị trấn Phong Điền [tỉnh Thừa Thiên-Huế]17 và ở hai quận Hải Châu, Cẩm Lệ [thành phố Đà Nẵng].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ eoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1, accessed January 23, 2017
  2. ^ a ă â Hồ Nguyên Trừng [Ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam], //kyluc.vn
  3. ^ Chép theo Từ điển văn học [bộ mới], tr. 638.
  4. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-5-month-9-day-5, accessed January 23, 2017
  5. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1, accessed January 23, 2017
  6. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-3-month-1-day-2, accessed January 23, 2017
  7. ^ Chi tiết này căn cứ theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [tr. 277]. Thông tin thêm: Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì tự nhận mình là dòng dõi vua Thuấn. Xem chi tiết ở trang Hồ Quý Ly.
  8. ^ Việc Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần công, chép theo Từ điển lịch sử Việt Nam [tr. 277].
  9. ^ Theo Minh sử tân hiệu [Academia Sinica, Đài Loan, Quyển 111, Biểu 12, Thất Khanh niên biểu, bảng 3418-3419: Công bộ Thượng thư]. Suy ra, ông sinh năm 1373 hoặc 1374. Ở Wikipedia tiếng Trung Quốc ghi ông sinh năm 1374, mất năm 1446. Tuy nhiên, nhiều sách ở Việt Nam đều không ghi hoặc ghi là không rõ năm sinh và năm mất của ông. Riêng phần tước phong cuối cùng, theo GS. Nguyễn Huệ Chi thì sau khi ông mất, triều Minh mới cho truy phong hàm Thượng thư bộ Công cho ông [Từ điển văn học, bộ mới, tr. tr. 638].
  10. ^ Theo Minh Hiến Tông thực lục, Quyển 66, tờ 4.A, trang 1329. Trung ương nghiên cứu viện, Đài Loan, xuất bản năm 1985.
  11. ^ Đại Việt sử ký toàn thư [Bản kỷ, Quyển 8, tờ 36b], tr. 199.
  12. ^ Theo Đại Việt sử ký toàn thư [Bản kỷ, Quyển 8, tờ 49 b], tr. 212.
  13. ^ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Nam Ông mộng lục" [bản điện tử] và Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại [Tập 1, tr. 137].
  14. ^ Sử thần Ngô Sĩ Liên đã mô tả loại thuyền này như sau: "Thuyền đinh sắt này có hiệu là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, chỉ mượn tiếng chở lương thôi, nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu. Bên dưới thì hai người chèo một mái chèo" [Sách ở mục tham khảo, tr. 209].
  15. ^ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Hồ Nguyên Trừng" và Đại cương lịch sử Việt Nam [Tập 1, tr. 255].
  16. ^ Theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học [bộ mới], tr. 638.
  17. ^ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khoá VI, kỳ họp thứ 5 về đặt tên đường thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đợt I.

  • Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư [Tập II]. Bản dịch do nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985.
  • Nguyễn Huệ Chi, mục từ " Hồ Nguyên Trừng " trong Từ điển văn học [bộ mới]. Nhà xuất bản Thế giới, 2004.
  • Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, mục từ "Hồ Nguyên Trừng". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1992.
  • Trương Hữu Quýnh [Chủ biên]-Phan Đại Doãn-Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam [Tập I]. Nhà xuất bản Giáo dục, 2007.

[Nguồn: Wikipedia]

x

1 ^ eoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1, accessed January 23, 2017

2 ^ a ă â Hồ Nguyên Trừng [Ông tổ của nghề đúc súng thần công Việt Nam], //kyluc.vn

3 ^ Chép theo Từ điển văn học [bộ mới], tr. 638.

4 ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/yong-le/year-5-month-9-day-5, accessed January 23, 2017

5 ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-1-month-3-day-17-1, accessed January 23, 2017

6 ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/reign/xuan-de/year-3-month-1-day-2, accessed January 23, 2017

7 ^ Chi tiết này căn cứ theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam [tr. 277]. Thông tin thêm: Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì tự nhận mình là dòng dõi vua Thuấn. Xem chi tiết ở trang Hồ Quý Ly.

8 ^ Việc Hồ Nguyên Trừng chế tạo ra súng thần công, chép theo Từ điển lịch sử Việt Nam [tr. 277].

9 ^ Theo Minh sử tân hiệu [Academia Sinica, Đài Loan, Quyển 111, Biểu 12, Thất Khanh niên biểu, bảng 3418-3419: Công bộ Thượng thư]. Suy ra, ông sinh năm 1373 hoặc 1374. Ở Wikipedia tiếng Trung Quốc ghi ông sinh năm 1374, mất năm 1446. Tuy nhiên, nhiều sách ở Việt Nam đều không ghi hoặc ghi là không rõ năm sinh và năm mất của ông. Riêng phần tước phong cuối cùng, theo GS. Nguyễn Huệ Chi thì sau khi ông mất, triều Minh mới cho truy phong hàm Thượng thư bộ Công cho ông [Từ điển văn học, bộ mới, tr. tr. 638].

10 ^ Theo Minh Hiến Tông thực lục, Quyển 66, tờ 4.A, trang 1329. Trung ương nghiên cứu viện, Đài Loan, xuất bản năm 1985.

11 ^ Đại Việt sử ký toàn thư [Bản kỷ, Quyển 8, tờ 36b], tr. 199.

12 ^ Theo Đại Việt sử ký toàn thư [Bản kỷ, Quyển 8, tờ 49 b], tr. 212.

13 ^ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Nam Ông mộng lục" [bản điện tử] và Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại [Tập 1, tr. 137].

14 ^ Sử thần Ngô Sĩ Liên đã mô tả loại thuyền này như sau: "Thuyền đinh sắt này có hiệu là Trung tàu tải lương, Cổ lâu thuyền tải lương, chỉ mượn tiếng chở lương thôi, nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu. Bên dưới thì hai người chèo một mái chèo" [Sách ở mục tham khảo, tr. 209].

15 ^ Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, mục từ "Hồ Nguyên Trừng" và Đại cương lịch sử Việt Nam [Tập 1, tr. 255].

16 ^ Theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học [bộ mới], tr. 638.

17 ^ Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, khoá VI, kỳ họp thứ 5 về đặt tên đường thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đợt I.

Video liên quan

Chủ Đề