An ninh quốc gia việt nam là gì

Đối với mỗi quốc gia thì vấn đề Bảo vệ an ninh quốc gia được quan tâm hàng đầu bởi lẽ an ninh quốc gia ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển triển của quốc gia đó. An ninh quốc gia được bảo vệ thì đất nước mới ổn định, phát triển bền vững về tất cả mọi mặt. Vậy Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Chi tiết 2023. Mời các bạn cùng theo Luật ACC đi tìm hiểu nhé!

Nội dung bài viết:

1. An ninh quốc gia là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004 thì an ninh quốc gia là là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hóa, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… trong đó ANCT là cốt lõi, xuyên suốt.

An ninh quốc gia còn là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội trong nước, trong đó đề cao: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. An ninh quốc gia đề cập đến sự yên ổn của một quốc gia, ở bên trong thì không có rối loạn, ở bên ngoài thì không bị các quốc gia khác quấy nhiễu, xâm phạm hoặc bị các thế lực thù địch đe dọa.

Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Chi tiết 2022

2. Bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

Bảo vệ an ninh quốc gia là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia theo khoản 2 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004.

Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.

Từ thực tiễn cho thấy, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời để thực hiện sứ mệnh lãnh đạo cách mạng, đất nước, Đảng ta đã luôn coi trọng nhiệm vụ an ninh, quốc phòng nói chung và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói riêng. Căn cứ vào tình hình trong nước, khu vực và thế giới, Đảng đã đưa ra quan điểm, chủ trương về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn.

Nghị quyết Chiến lược bảo vệ An ninh quốc gia năm 2019 đã khẳng định củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia . Đại hội XIII tiếp tục khẳng định giá trị về bài học “phát huy sức mạnh tổng hợp” và làm sâu sắc hơn: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ XHCN, nền văn hóa và lợi ích quốc gia – dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng XHCN”

3. Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia

Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ an ninh trong các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.

Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại trừ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. 

Bạn đọc cũng có thể tìm hiểu chi tiết mục này tại bài viết Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia [cập nhật 2022]

4. Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia

Theo khoản 1 Điều 15 Luật An ninh quốc gia 2004 thì các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: 

[1] Biện pháp vận động quần chúng:

Biện pháp vận động quần chúng là việc huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 06/2014/NĐ-CP.

Nội dung biện pháp vận động quần chúng được quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2014/NĐ-CP như sau:

– Tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chủ trương, quy định, kế hoạch huy động và sử dụng sức mạnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Tổ chức, động viên, hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác bảo vệ an ninh, trật tự; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

– Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thành lập và hoạt động của các mô hình tổ chức quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

[2] Biện pháp pháp luật:

Biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh, trật tự là cách thức, phương pháp xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để bảo vệ an ninh, trật tự theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 35/2011/NĐ-CP.

Nội dung của biện pháp pháp luật theo Điều 5 Nghị định 35/2011/NĐ-CP như sau:

– Đưa yêu cầu bảo vệ an ninh, trật tự vào xây dựng pháp luật, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hoàn thiện thể chế.

– Phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động xây dựng pháp luật, hợp tác quốc tế về pháp luật để xâm hại đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

– Sử dụng pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế để quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh, trật tự và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ an ninh, trật tự.

[3] Biện pháp ngoại giao;

[4] Biện pháp kinh tế;

[5] Biện pháp khoa học – kỹ thuật;

[6] Biện pháp nghiệp vụ:

Biện pháp nghiệp vụ là biện pháp công tác của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật theo khoản 7 Điều 3 Luật An ninh quốc gia 2004.

[7] Biện pháp vũ trang.

5. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia

Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia được quy định tại Điều 5 Luật An ninh quốc gia 2004 như sau:

– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

– Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.

– Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại.

– Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.

Trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị. Điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương cho phù hợp với bối cảnh hiện nay đó là: Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển./

Trên đây là nội dung phân tích của Luật ACC với chủ đề Bảo vệ an ninh quốc gia là gì? Chi tiết 2022. Trong quá trình nghiên cứu, tham khảo nếu quý bạn đọc còn nội dung nào thắc mắc vui lòng liên hệ chúng tôi để được kịp thời giải đáp nhé!

An ninh quốc gia gồm những gì?

An ninh quốc gia bao gồm các nội dung an ninh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng - văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại... và trật tự, an toàn xã hội trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội; an ninh đối với những cơ sở quan trọng nhất của sự sinh tồn và phát triển của quốc gia.

An ninh quốc gia có nhiệm vụ gì?

An ninh quốc gia cần thực hiện để bảo vệ cho chủ quyền của quốc gia trước sự xâm phạm của các thế lực thù địch, và chống phá nhà nước; bảo vệ nền độc lập dân tộc để con người được sống trong sự hòa bình, thống nhất và đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Bảo vệ an ninh dân tộc là gì?

+ Bảo vệ an ninh dân tộc: là bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước, ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân tộc ít người để gây kích động gây chia rẽ giữa các ...

Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là gì?

Từ quy định trên, có thể hiểu nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chủ Đề