Bác bác trứng tôi tôi vôi nghĩa là gì năm 2024

Câu văn trên có hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra hai cách hiểu.

  • Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và hành động mang.
  • Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò).

2. Ghi nhớ

  • Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa vào hiện tượng đồng âm, tạo ra câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.

3. Hướng dẫn luyện tập

3.1. Câu 1

Các câu sau đã sử dụng những từ đồng âm nào để chơi chữ?

  1. Ruồi đậu mâm xôi đậu.

Kiến bò đĩa thịt bò.

  1. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
  1. Bác bác trứng, tôi tôi vôi.
  1. Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa.

Trả lời:

a)

  • Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định, còn đậu trong xôi đậu là tên một loại hạt để ăn.
  • Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
  1. Tiếng chín thứ nhất là thành thạo, tinh thông; còn tiếng chín thứ hai là số 9.

c)

  • Tiếng bác thứ nhất là một từ xưng hô, tiếng bác thứ hai là làm chín thức ăn bằng cách đun lửa liu riu và quấy cho đến khi sền sệt.
  • Tiếng tôi thứ nhất là một từ xưng hô (tôi-bác), tiếng tôi thứ hai là đổ nước vào để làm cho tan.
  • Đá (danh từ): là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (viên đá, tảng đá, núi đá,...)
  • Đá ( động từ): dùng chân hất mạnh vào một vật làm cho nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (ví dụ: đấm đá, đá bóng).
  • Ở đây ý chỉ: con ngựa dùng chân đá vào con ngựa làm bằng đá.

3.2. Câu 2

Đặt câu với một cặp từ đồng âm em vừa tìm được ở bài tập 1

Trả lời:

  • Mẹ đậu xe lại mua một gói xôi đậu.
  • Bé thì bò, còn con bò lại đi.

4. Tổng kết

Thông qua bài học Luyện từ và câu: Dùng từ đồng âm để chơi chữ, các em cần nắm được những nội dung sau:

- Nắm được thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ.

- Biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập SGK.

Tập làm văn: Trả bài văn tả người Tiếng Việt 5 tập 2

Qua bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả người trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 tự nhận xét về bài văn tả người của mình. Đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32 Tiếng Việt 5 tập 2

Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Đồng thời, dựa vào những kiến thức đã được học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Từ đồng âm thường xuyên xuất hiện trong những mẩu chuyện cười hay trong đời sống thường ngày tạo nên sự thú vị đối với người đọc, người nghe. Trong bài giảng dưới đây, cô Trần Thu Hoa – giáo viên môn Tiếng Việt tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI sẽ hướng dẫn học sinh cách dùng từ đồng âm – Tiếng Việt lớp 5 để chơi chữ, tạo nên những bài văn kể chuyện hấp dẫn.

  • Tổng hợp kiến thức cần nhớ chương trình Tiếng Anh lớp 5 (tuần 2)
  • Thành thạo vận dụng từ đồng nghĩa trong viết bài tập làm văn – Tiếng Việt lớp 5
  • 2 bước quy đồng mẫu số và rút gọn phân số học sinh cần nhớ

Từ đồng âm là gì? Tại sao nên sử dụng từ đồng âm?

Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình thức viết, nói và đọc nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: Má tôi đi chợ mua về một rổ rau má.

Từ đồng âm có những cách hiểu hoàn toàn khác nhau. Do đó, các từ này không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.

Dùng từ đồng âm để chơi chữ là dựa trên hiện tượng đồng âm của một từ để tạo ra những câu nói nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe. Đặc biệt trong câu chuyện cười, từ đồng âm được sử dụng nhiều nhằm tạo nên tiếng cười cho người nghe. Hoặc khi người nói muốn tạo ra một câu nói có nhiều nghĩa khác nhau thì họ cũng sử dụng từ đồng âm.

Từ đồng âm là một trong những nội dung kiến thức quan trọng trong phần luyện từ và câu của chương trình Tiếng Việt 5. Vì vậy học sinh cần nắm chắc phần kiến thức này để vận dụng vào làm các bài tập.

Cô Thu Hoa cho rằng việc sử dụng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ sẽ không khó với những bạn học sinh nào nắm vững kiến thức về các từ loại như danh từ, tính từ, động từ. Khi có nền tảng chắc chắn rồi, chỉ cần đọc câu một lần các bạn sẽ xác định được ngay đâu là từ đồng nghĩa và trong trường hợp nào nên hiểu theo nghĩa nào là phù hợp.

Ví dụ: “Hổ mang bò trên núi”

Câu trên có hai cách hiểu:

Cách 1: “Hổ mang” là tên một loài rắn, “bò” là động từ cùng nghĩa với từ “trườn”.

Cách 2: “Mang” là động từ cùng nghĩa với từ “đem”, “bò” là danh từ con bò.

Trong ví dụ trên, theo mỗi cách hiểu lại có sự thay đổi về từ loại khác nhau. Điều này xuất phát từ việc sử dụng từ đồng âm. Như vậy, từ đồng âm có thể tạo ra những cách hiểu khác nhau, tạo nên sự thú vị.

Bài tập 1.

  1. a) “Ruồi đậu mang xôi đậu”.

Trong đó, từ “đậu” trong “ruồi đậu” là động từ, chỉ hoạt động của con ruồi dừng ở vị trí đó.

Từ “đậu” trong “xôi đậu” là danh từ, chỉ hạt đỗ.

  1. b) “Kiến bò đĩa thịt bò”

Trong đó, từ “bò” trong “kiến bò” là động từ, chỉ hoạt động di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

Từ “bò” trong “đĩa thịt bò” là danh từ.

  1. c) “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”

Từ đồng âm chơi chữ “chín”.

Trong đó, từ “chín” trong “một nghề cho chín” là tính từ, có nghĩa là giỏi giang, điêu luyện.

Từ “chín” trong “chín nghề” là danh từ chỉ số chín.

  1. d) “Bác bác trứng, tôi tôi vôi”

Trong đó, từ “bác” đầu tiên là danh từ chỉ người, “bác trứng” là một động từ chỉ hành động chế biến trứng.

Từ “tôi” đầu tiên là danh từ chỉ người, “tôi vôi” là một động từ chỉ hành động điều chế vôi với nước.

  1. e) “Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa”

Các từ đồng âm: đá (1) – đá (2) – đá (2) – đá (4).

Trong đó:

Đá (1) là động từ chỉ hành động đưa chân ra đặt vào một vật gì đó để di chuyển nó đi một chỗ khác hoặc gây thương tích cho một vật gì khác.

Đá (2) là danh từ chỉ một sự vật trong tự nhiên là tảng đá, có nghĩa là con ngựa làm bằng đá.

Đá (3) là danh từ chỉ một sự vật trong tự nhiên là tảng đá, có nghĩa là con ngựa làm bằng đá.

Đá (4) là động từ chỉ hành động đưa chân ra đặt vào một vật gì đó để di chuyển nó đi một chỗ khác hoặc gây thương tích cho một vật gì khác.

Bài 2: Đặt câu với một từ đồng âm.

Tìm một từ vừa là danh từ, vừa là động từ hoặc vừa là tính từ để có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

– Mẹ đậu xe lại mua một gói xôi đậu.

Từ “đậu” vừa là động từ vừa là danh từ.

– Bé thì bò, còn con bò lại đi.

Từ “bò” vừa là động từ, vừa là danh từ.

Như vậy, qua bài giảng trên cô Thu Hoa đã giúp các học sinh lớp 5 hiểu được như thế nào là từ đồng âm, tác dụng của từ đồng âm và cách sử dụng từ đồng âm để chơi chữ. Vừa học, học sinh vừa ghi vào vở và thực hành để không quên kiến thức quan trọng này, hiệu quả học tập cũng cao hơn.

Năm học mới đã bắt đầu, các bậc phụ huynh nên giúp con có lộ trình học tập bài bản, rõ ràng và xuyên suốt các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Chương trình Học tốt 2020-2021 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 giúp nắm vững kiến thức, chắc tư duy thông qua hai khóa học Trang bị kiến thức và Ôn luyện.

Với khóa học online này, học sinh không chỉ được lấp đầy những lỗ hổng kiến thức trên lớp, nắm vững kiến thức và phương pháp trong sách giáo khoa, vở bài tập mà còn tự giác học mà không cần bố mẹ phải nhắc nhở ngồi vào bàn học. Việc học xuất phát từ ý thức sẽ không tạo áp lực, con không cảm thấy nặng nề nên sẽ giúp con có tâm thế học vững vàng, bứt phá điểm cao trên lớp.

Phụ huynh đăng ký NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ cho con tại đây https://hocmai.link/hoc-tu-dong-am-tieng-viet-lop-5

Đăng ký chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.