Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Bỏng rát dạ dày là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều người gặp phải, thường do tiêu thụ thức ăn hoặc bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược axit...

Cảm giác nóng rát trong dạ dày, khó chịu ở bụng trên là triệu chứng phổ biến nhiều người gặp phải sau ăn, có thể do thức ăn, mắc bệnh đường tiêu hóa, thuốc men... Bệnh thường có các biểu hiện như: khó tiêu, đau, nóng rát trong dạ dày, ợ chua, ợ hơi...

Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Bệnh tiêu hóa và Bệnh thận Mỹ, các nguyên nhân xác định có thể gây ra các cơn đau, bỏng rát dạ dày sau ăn thường gặp như: uống rượu, caffeine, đồ uống có ga khi ăn; tiêu thụ thức ăn béo và nhiều dầu mỡ; ăn thức ăn cay nóng. Người ăn quá nhanh, tiêu thụ thực phẩm nhiều axit (cà chua, trái cây họ cam quýt, thịt đỏ...) có thể gặp tình trạng nóng rát, khó tiêu sau ăn. Hút thuốc, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến mọi người gặp tình trạng này.

Một số loại thuốc có thể gây bỏng dạ dày (đau, nóng rát) như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid. Ngoài ra, mắc bệnh viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, hội chứng ruột kích thích, không dung nạp lactose, nhiễm vi khuẩn H.P... đều có thể gây ra cảm giác nóng rát, đau ở cơ quan này.

Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Bỏng dạ dày là triệu chứng phổ biến mà hầu hết mọi người sẽ gặp phải trong đời. Ảnh: Freepik.

Điều trị chứng nóng rát dạ dày thường nhằm kiểm soát các triệu chứng cơ bản và ngăn ngừa cơn đau tái phát. Các lựa chọn điều trị chính là dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và liệu pháp tâm lý. Thuốc kháng axit không kê đơn giúp điều trị chứng khó tiêu và trung hòa axit trong dạ dày. Khi mắc chứng nóng rát dạ dày, bạn có thể dùng thuốc kháng axit phổ biến như canxi cabonate, simethicone, natri bicarbonate. Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau hai tuần điều trị, nên đi khám để được kê đơn thuốc.

Trường hợp nhiễm vi khuẩn H.P gây bỏng dạ dày, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Các loại thuốc khác giúp điều trị đau bụng, nóng rát do khó tiêu như: thuốc chẹn H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton làm giảm lượng axit trong dạ dày; prokinetics làm tăng hiệu quả tiêu hóa của dạ dày.

Thay đổi chế độ ăn uống có thể ngăn ngừa chứng bỏng dạ dày. Người bệnh nên tránh một số thực phẩm và đồ uống gây ra tình trạng này gồm: caffeine (trà, cà phê, chất kích thích khác), rượu bia, đồ uống có ga, đồ cay nóng, thức ăn béo và nhiều dầu mỡ, thực phẩm có hàm lượng axit cao. Nếu căng thẳng hoặc lo lắng gây ra chứng nóng dạ dày, mọi người nên thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền, tập thể dục, tập yoga... như một phần của kế hoạch điều trị, tuy nhiên không tập thể dục ngay sau ăn.

Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo để điều trị chứng bỏng dạ dày tại nhà. Ví dụ cơn đau bụng bùng phát và không có thuốc điều trị tại nhà, hãy hòa tan một ít baking soda với 120 ml nước để uống. Baking soda là natri bicarbonate, thành phần tương tự trong một số loại thuốc không kê đơn. Bỏ thuốc lá, giảm căng thẳng, tránh ăn quá khuya, không nằm ngay sau ăn, nhai kỹ thức ăn... cũng là các giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bỏng dạ dày. Nếu thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống không hiệu quả, bạn nên khám bác sĩ để được điều trị.

Cảm giác khó tiêu và nóng rát dạ dày xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Nóng rát dạ dày là một biểu hiện của các bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng. Cảm giác nóng rát ở dạ dày có thể dẫn đến những triệu chứng khác như đau, mệt mỏi, chướng bụng… Triệu chứng nóng rát ở dạ dày này có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa, nhiễm trùng, lạm dụng kháng sinh,…

Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Nguyên nhân nóng rát dạ dày là gì?

1. Dị ứng hoặc không tiêu hóa được thức ăn

Nóng rát dạ dày, đặc biệt ở vùng thượng vị, có thể xảy ra khi cơ thể phản ứng lại với những loại thực phẩm gây dị ứng hoặc không thể tiêu hóa được. Khi đó, những triệu chứng đi kèm có thể là buồn nôn và nôn. Đối với triệu chứng này, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra dị ứng để khoanh vùng loại thức ăn nào là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

2. Dùng thuốc

Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Việc dùng thuốc (ví dụ như thuốc kháng sinh) có thể phá vỡ lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn. Điều đó khiến nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày tăng lên.

3. Dư axit dạ dày

Dịch axit quá nhiều cũng có thể làm cho dạ dày của bạn bị nóng lên.

4. Căng thẳng

Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Nhiều vấn đề về tiêu hóa bắt nguồn từ việc bạn không thể kiểm soát và quản lý căng thẳng của mình. Căng thẳng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và làm tăng dịch axit trong dạ dày, dẫn đến tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày.

5. Ung thư dạ dày

Nóng rát dạ dày là bệnh gì năm 2024

Triệu chứng nóng rát dạ dày cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Bạn nên theo dõi triệu chứng này nếu thấy kèm theo các triệu chứng bất thường như đau bụng, sụt cân, đi ngoài lẫn máu, nôn hoặc buồn nôn...thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất

Ngoài ra triệu chứng nóng rát dạ dày cũng xuất phát từ thói quen ăn uống như

- Ăn cay nóng: Thức ăn cay, nóng sẽ làm tăng nguy cơ khó tiêu, khiến cho bạn cảm thấy dạ dày rất nặng nề, thường ói mửa và đau sau khi ăn. Ngoài ra, thực phẩm cay có chứa rất nhiều capsaicin (chất tạo vị cay của ớt) có thể gây kích thích lớp niêm mạc dạ dày và làm dạ dày bạn nóng lên.

- Sử dụng đồ uống có cồn: Uống rượu cũng có thể gây cảm giác bỏng rát trong dạ dày. Tiêu thụ rượu cồn thường xuyên còn có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của đường tiêu hóa, gây đau dạ dày.

Sở dĩ rượu gây ra triệu chứng nóng rát do các thành phần trong rượu được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể. Khi quá trình này xảy ra, một loại oxy hoạt tính làm ức chế quá trình oxy hóa đối với tế bào và các mô dọc theo đường tiêu hóa.