Bacteria la gì

Vi khuẩn kỵ khí là những vi khuẩn sống trong điều kiện môi trường không có oxy. Nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí điển hình là tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô. Nhiều vi khuẩn kỵ khí có thể sản xuất enzym gây phá hủy mô, tiết ra các chất cực độc gây tê liệt hệ thần kinh,...đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

1. Vi khuẩn kỵ khí là gì?

Vi khuẩn kỵ khí tiếng anh gọi là anaerobic bacteria, đây là một thành phần quan trọng của hệ vi khuẩn bình thường có mặt ở khắp nơi trong cơ thể người, đặc biệt tập trung số lượng lớn ở khoang miệng, ống tiêu hóa, nhất là ở đại tràng.

Đặc trưng của vi khuẩn kỵ khí là chúng sống trong điều kiện môi trường không có oxy. Nếu có sự xuất hiện của oxy, vi khuẩn kỵ khí sẽ bị bất hoạt hoặc bị chết. Khả năng chịu đựng oxy của từng loại sẽ khác nhau. Có loại có khả năng chịu đựng ở nồng độ oxy 8% nhưng có loại chỉ tồn tại được trong môi trường oxy <8%.

Các nhà khoa học đã tìm thấy hàng trăm loài vi khuẩn kỵ khí có mặt trong bệnh phẩm của con người. Những loài vi khuẩn kỵ khí thường gặp nhất là:

1.1. Trực khuẩn kỵ khí Gram âm

Có 4 loại trực khuẩn kỵ khí gram âm thường gặp nhất là Bacteroides, Prevotella, Fusobacterium và Mobiluncus.

  • Bacteroides: là một nhóm lớn các trực khuẩn gram âm cư trú ở đại tràng và một số vị trí trong cơ thể. Bacteroides tham gia vào các nhiễm trùng hỗn hợp ở nhiều vị trí khác nhau, nhất là nhiễm trùng ổ bụng.
  • Prevotella: là những trực khuẩn gram âm dạng que mảnh hoặc ngắn, thường thấy trong các nhiễm trùng đường hô hấp trên, áp xe não, áp xe phổi, đường sinh dục nữ và trong các nhiễm trùng khung chậu, áp-xe vòi trứng,...
  • Fusobacterium: thường có mặt trong khoang miệng và ruột người bình thường. Hay gặp trong các nhiễm trùng hỗn hợp gây bởi vi khuẩn thuộc vi hệ bình thường ký sinh trên niêm mạc.
  • Mobiluncus: cũng là một phần của hệ vi khuẩn bình thường ở âm đạo, thường được phân lập từ dịch viêm âm đạo.

1.2. Trực khuẩn kỵ khí gram dương

Có 4 loại thường gặp nhất là: Actinomyces, Lactobacillus, Propionibacterium, Clostridium.

  • Actinomyces: thường cư trú ở khu vực răng hàm mặt, hầu họng và âm đạo. Chúng thường gây nhiễm trùng ở khu vực mặt-cổ, ngoài ra có thể gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa do nuốt hoặc hít phải dịch từ niêm mạc xuống.
  • Lactobacillus: chủ yếu khu trú tại vùng âm đạo, giúp sản sinh acid lactic giúp duy trì pH thấp ở vùng âm đạo nhằm ngăn chặn sự phát triển các loại vi khuẩn gây bệnh. Lactobacillus rất hiếm khi gây bệnh.
  • Propionibacterium: là loại vi khuẩn cư trú nhiều trên bề mặt da. Có thể gây tình trạng mụn trứng cá, viêm nội tâm mạc,...

Bacteria la gì

Propionibacterium: là loại vi khuẩn cư trú nhiều trên bề mặt da, có thể gây tình trạng mụn trứng cá

  • Clostridium: là những vi khuẩn có ngoại độc tố mạnh. 4 loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp thuộc nhóm này là Clostridium tetani (gây bệnh uốn ván), Clostridium botulinum (nguyên nhân chính gây ngộ độc thịt, đây là loại độc tố mạnh nhất hiện nay, có thể gây tê liệt toàn thân, tỷ lệ tử vong cao), Clostridium perfringens (gây bệnh hoại thư sinh hơi), Clostridium difficile (gây bệnh viêm đại tràng chảy máu có màng giả).

1.3. Cầu khuẩn kỵ khí gram âm

Các loài thuộc giống Veillonella là thường gặp nhất. Các nhiễm trùng đo Veillonella phối hợp với các vi khuẩn khác được tìm thấy trong các áp-xe răng hàm mặt, vùng bụng, vùng tiểu khung.

1.4. Cầu khuẩn kỵ khí gram dương

Thường gặp là giống Peptostreptococcus, chủ yếu cư trú trên da và niêm mạc. Loài vi khuẩn này thường được phân lập từ các nhiễm trùng hỗn hợp, u vú, nhiễm trùng não, phổi.

Bacteria la gì

Các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật

Vi khuẩn kỵ khí gây bệnh đều thuộc hệ vi khuẩn chí của con người và phát triển trong điều kiện hoàn toàn không có oxy, do đó vi khuẩn chỉ xâm nhập được khi có các điều kiện làm giảm áp lực oxy tổ chức như thiếu máu, ứ trệ tuần hoàn, hoại tử tổ chức,... Các nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí thường xuất hiện ở các bệnh nhân sau phẫu thuật, đái tháo đường, người bị đa chấn thương, sỏi thận, ung thư gây chèn ép và dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Các triệu chứng đặc trưng của nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí là:

  • Có mủ thối xuất hiện ở vết thương, vùng áp xe; có dấu hiệu của hoại tử, thấy có hơi xuất hiện.
  • Nhiễm trùng sau khi bị thương do dẫm phải vật sắc nhọn, do con vật cắn
  • Nhiễm trùng do ung thư có hoại tử tổ chức
  • Nhiễm trùng ở người có bệnh viêm tắc tĩnh mạch; người nhiễm trùng huyết có vàng da..
  • Xuất hiện giả mạc
  • Nuôi cấy vi khuẩn ái khí âm tính

Nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tùy theo loại vi khuẩn kỵ khí mắc phải, tính chất nhiễm trùng mà các biến chứng sẽ khác nhau. Nhiễm trùng kỵ khí điển hình là tạo mủ, hình thành áp xe và hoại tử mô rất khó điều trị; đôi khi vi khuẩn kỵ khí có thể có huyết khối tĩnh mạch nhiễm khuẩn, sinh hơi hoặc cả hai. Nhiều vi khuẩn kỵ khí có thể sản xuất enzym gây phá hủy mô, tiết ra các chất cực độc gây tê liệt hệ thần kinh,...làm người bệnh tử vong nhanh chóng.

3. Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn kỵ khí như thế nào?

Bacteria la gì

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, dẫn lưu và sử dụng thuốc kháng sinh

Trong hầu hết các trường hợp, nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, dẫn lưu và sử dụng thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn kỵ khí thường được sử dụng là Clindamycin và Metronidazol. Với nhiễm trùng do do vi khuẩn Bacteroides và Prevotella thì thuốc kháng sinh được lựa chọn đầu tay là penicillin G.

Vi khuẩn kỵ khí là loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Chúng thường xuất hiện trên bệnh nhân có bệnh lý, sau phẫu thuật. Vì thế, khi có triệu chứng nhiễm vi khuẩn kỵ khí người bệnh cần đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là bệnh viện đa khoa có chức năng thăm khám và điều trị bệnh lý, đồng thời cấp cứu, phẫu thuật cứu sống nhiều ca bệnh khó. Tại Vinmec cũng đã thực hiện chẩn đoán, điều trị nội soi bằng các phương pháp y học hiện đại đem lại hiệu quả cao, hạn chế tối đa biến chứng bệnh tái phát. Có được thành công lớn là bởi Vinmec luôn trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại, các quy trình thăm khám, điều trị được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm sẽ đem lại kết quả điều trị bệnh tối ưu cho Quý khách hàng.

Để đăng ký khám và điều trị bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Vinmec hoặc đăng ký khám trực tuyến.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Thuốc kháng sinh Metronidazol: Tác dụng, liều dùng và lưu ý sử dụng
  • Công dụng thuốc Kegynan
  • Công dụng thuốc Bactamox 375