Bài 1, 2, 3 trang 108 sgk toán 4

a)\(6 = \displaystyle {6 \over 1}\); \(1 = \displaystyle {1 \over 1}\); \(27 = \displaystyle {27 \over 1}\);
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 1
  • Bài 2
  • Bài 3

Bài 1

Video hướng dẫn giải

Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số:

\( 7 : 9\; ; \quad 5 : 8\;; \quad 6 : 19 \;; \quad 1 : 3 \).

Phương pháp giải:

Thương của phép chia số tự nhiên (khác \(0\)) có thể viết thành một phân số, tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.

Lời giải chi tiết:

\( 7 : 9 = \displaystyle {7 \over 9}\) ; \(5 : 8 = \displaystyle {5 \over 8}\) ;

\(6 : 19 = \displaystyle {6 \over 19}\); \(1 : 3 = \displaystyle {1 \over 3}\) .

Bài 2

Video hướng dẫn giải

Viết theo mẫu :

Mẫu: \(24 : 8 = \displaystyle {24 \over 8} = 3\)

\(36 : 9\;; \quad 88: 11\;; \quad 0 : 5\;; \quad 7 : 7 \).

Phương pháp giải:

Viết phép chia dưới dạng phân số rồi tính giá trị của phân số đó.

Lời giải chi tiết:

\(36 : 9 = \displaystyle {36 \over 9} = 4\); \( 88 : 11 = \displaystyle {88 \over 11} = 8 \);

\(0: 5 = \displaystyle {0 \over 5} = 0\) ; \(7 : 7 = \displaystyle {7 \over 7} = 1\).

Bài 3

Video hướng dẫn giải

a) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng một phân số có mẫu số bằng \(1\) (theo mẫu)

Mẫu: \(9 = \displaystyle {9 \over 1}\)

\( 6 =... ; \quad 1 = ... ; \quad 27 = ... ; \) \( \quad 0 = ...; \quad 3 = ... \)

b) Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số có tử số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng \(1\).

Phương pháp giải:

Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng \(1\).

Lời giải chi tiết:

a)\(6 = \displaystyle {6 \over 1}\); \(1 = \displaystyle {1 \over 1}\); \(27 = \displaystyle {27 \over 1}\);

\( 0 = \displaystyle {0\over 1}\); \(3 = \displaystyle {3 \over 1}\).

b) Nhận xét: Mọi số tự nhiên có thể viết thành một phân số là số tự nhiên đó và có mẫu số bằng \(1\).