Phí quản lý tài khoản agribank là gì năm 2024

Cụ thể, bạn sẽ bị tính phí nếu như có đăng ký các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking và khoản phí duy trì thẻ, phí quản lý tài khoản.

Các khoản phí sẽ phải thanh toán ngay cả khi không sử dụng tài khoản bao gồm: Phí quản lý tài khoản ngân hàng; Phí thường niên thẻ ATM thu theo năm, nếu có đăng ký phát hành thẻ; Phí dịch vụ SMS Banking, Internet Banking nếu có đăng ký.

Phí quản lý tài khoản agribank là gì năm 2024

Tài khoản ngân hàng không sử dụng cũng có thể mất phí. (Ảnh minh họa)

Việc mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng tưởng như không có hại gì nhưng thực tế có thể khiến bạn sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi nếu như đăng ký mở tài khoản mà không dùng.

Cụ thể: Phải đóng các khoản phí phát sinh từ tài khoản theo đúng quy định ngay cả khi không dùng; Có nguy cơ bị lộ các thông tin tài khoản và đánh cắp thông tin cá nhân vì không quản lý thường xuyên; Sẽ bị tính phí phạt khi không thanh toán các khoản phí dịch vụ (với tài khoản thẻ tín dụng).

Mở tài khoản ngân hàng nhưng không dùng nên làm gì?

Nếu không có nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng, bạn nên khóa hoặc hủy tài khoản ngân hàng ngay lập tức để tránh các khoản phí và chịu ảnh hưởng khi không dùng.

Khóa tài khoản tạm thời

Nếu chỉ không sử dụng tài khoản trong một khoảng thời gian nhất định và có thể sử dụng lại trong tương lai thì chỉ nên khóa tài khoản tạm thời. Với chức năng này, khi bạn muốn sử dụng lại thì chỉ cần thực hiện các thao tác kích hoạt lại để mở khóa tài khoản.

Nhưng lưu ý, việc khóa tài khoản tạm thời thì những khoản phí như: Phí quản lý tài khoản, phí thường niên, phí SMS Banking…vẫn sẽ được tính như thông thường.

Khóa tài khoản ngân hàng vĩnh viễn

Nếu bạn đã không còn muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng để giao dịch nữa thì nên hủy tài khoản ngân hàng vĩnh viễn để không phải trả các khoản phí dịch vụ đi kèm.

Việc đóng tài khoản này có nghĩa là bạn sẽ chấm dứt mọi hoạt động liên quan tới ngân hàng đã đăng ký phát hành tài khoản trước đó. Tài khoản, thẻ ATM sẽ không còn được hoạt động nữa. Và tất nhiên, sau khi hủy toàn bộ tài khoản thì bạn cũng không phải đóng bất kỳ khoản phí nào.

Ngừng đăng ký dịch vụ tiện ích

Nếu vẫn muốn duy trì tài khoản ngân hàng nhưng lại không muốn trả các khoản phí dịch vụ tiện ích đi kèm thì có thể tới trực tiếp ngân hàng để hủy dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Mobile Bank…mà tài khoản đã đăng ký trước.

Sau khi hủy dịch vụ, bạn sẽ không phải trả phí duy trì hàng tháng cho những tiện ích này nữa mà chỉ phải trả duy nhất khoản phí duy trì tài khoản.

Hướng dẫn cách hủy tài khoản ngân hàng

Cách 1: Hủy tài khoản tại phòng giao dịch ngân hàng

Nếu bạn đã xác định hủy tài khoản vĩnh viễn thì cần phải mang theo giấy tờ tùy thân tới chi nhánh ngân hàng để làm các thủ tục xóa tài khoản vĩnh viễn.

Bước 1: Thông báo với giao dịch viên nhu cầu hủy tài khoản của bạn.

Bước 2: Điền các thông tin vào giấy theo mẫu và nộp lại kèm với CMND/CCCD.

Bước 3: Ngân hàng sẽ kiểm tra và thực hiện tất toán (nếu trong tài khoản còn tiền). Chú ý bạn sẽ phải đóng đủ khoản tiền phí còn thiếu phát sinh từ tài khoản.

Bước 4: Xác nhận hủy tài khoản thành công.

Cách 2: Khóa tài khoản ngân hàng online

Dịch vụ ngân hàng số giúp khách hàng quản lý tài khoản một cách dễ dàng. Bạn có thể khóa tài khoản ngân hàng trực tuyến trên Mobile Banking hoặc Internet Banking.

Bước 1: Hãy đăng nhập vào Mobile Banking hoặc Internetr Banking.

Bước 2: Nhấn chọn vào phần thẻ/tài khoản.

Bước 3: Chọn vào khóa thẻ/tài khoản.

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận.

Bạn cần chú ý những điều sau đây khi khóa tài khoản ngân hàng không sử dụng:

Khóa tài khoản ngân hàng có mất phí không?: Có, nếu tài khoản của bạn chỉ tạm khóa thì các khoản phí duy trì tài khoản, phí thường niên và phí SMS banking, Internet Banking,… vẫn sẽ được tính. Những khoản phí này chỉ không bị tính khi tài khoản đã được hủy.

Không có tiền trong thẻ có sao không?: Việc bạn không giữ tiền trong tài khoản thì không sao cả. Tuy nhiên, nếu trong tài khoản không duy trì hạn mức tối thiểu theo quy định của ngân hàng thì tài khoản sẽ có thể bị khóa do không đóng các khoản phí dịch vụ.

Tài khoản ngân hàng lâu không dùng có bị trừ âm phí?: Nếu tài khoản của bạn lâu không dùng và tài khoản cũng không có tiền thì hàng tháng hệ thống vẫn sẽ trừ khoản tiền phí theo quy định, ngay cả khi tài khoản không có tiền. Sau đó, khi chủ tài khoản nạp tiền vào thì sẽ tự động trừ số tiền tương ứng. Đối với tài khoản thẻ tín dụng nếu không đóng phí đủ thì sẽ bị tính phí phạt.

Sau khi khóa tài khoản có kích hoạt lại được không?: Khi bạn chỉ khóa tài khoản tạm thời thì vẫn có thể kích hoạt lại được tài khoản. Nhưng nếu đã thực hiện thao tác hủy vĩnh viễn thì không kích hoạt lại để sử dụng được nữa.

Phí duy trì tài khoản Agribank là gì? Có phải phí thường niên Agribank? Cập nhật biểu phí duy trì, phí thẻ ATM, phí dịch vụ Agribank mới nhất. Đọc ngay!

[embed_offer]

1. Phí duy trì tài khoản Agribank là gì?

Agribank hay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong những ngân hàng nhà nước lâu đời và uy tín hàng đầu Việt Nam.

Với quy mô rộng lớn cùng vị thế dẫn đầu, Agribank luôn được đông đảo khách hàng trên toàn quốc đặt niềm tin và ưu tiên sử dụng.

Phí quản lý tài khoản agribank là gì năm 2024
Phí duy trì tài khoản Agribank là phí thu hàng tháng

Phí duy trì tài khoản Agribank, còn gọi là phí quản lý tài khoản Agribank là loại phí mà khách hàng phải nộp theo tháng để duy trì tài khoản thẻ. Agribank sẽ tính phí dịch vụ này bằng cách tự động trừ tiền trong tài khoản của người sử dụng.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm cách đăng ký Internet Banking Agribank tại đây để tìm hiểu kỹ hơn về mức phí này hàng tháng nhé.

2. Phí duy trì tài khoản và phí thường niên Agribank có phải là một?

Đây là một câu hỏi mà kể cả người mới hay khách hàng lâu năm của Agribank vẫn thường thắc mắc. Thực tế, phí duy trì tài khoản và phí thường niên Agribank hoàn toàn khác nhau.

  • Phí duy trì tài khoản Agribank là loại phí thu mỗi tháng để duy trì và quản lý tài khoản người sử dụng. Mức phí này sẽ phụ thuộc vào gói tài khoản mà khách hàng đăng ký như: tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp.
  • Phí thường niên Agribank là phí mà ngân hàng thu theo năm để thực hiện quản lý, duy trì và phục vụ quá trình sử dụng thẻ ATM. Trong trường hợp khách hàng chỉ đăng ký tài khoản thẻ tại ngân hàng nhưng không làm thẻ ATM Agribank thì sẽ không bị trừ phí thường niên Agribank.

3. Cập nhật biểu phí duy trì tài khoản Agribank mới nhất 2023

Các loại phí duy trì tài khoản Agribank gồm nhiều loại khác nhau và chia ra thành các khoản theo loại thẻ mà khách hàng đã đăng ký. Thêm vào đó, phí dịch vụ của Agribank cũng được cập nhật theo từng thời điểm.

Phí quản lý tài khoản agribank là gì năm 2024
Biểu phí Agribank duy trì tài khoản cập nhật

Cụ thể biểu phí Agribank như sau:

3.1. Phí duy trì tài khoản Agribank đối với thẻ ghi nợ nội địa

► Đăng ký app Muadee: Mua trước trả sau, Miễn lãi trọn đời. Lương từ 8 triệu, 18 - 40 tuổi, đóng BHXH từ 8 triệu ► Mở thẻ tín dụng VIB trên Fiza (Zalo): Hoàn tiền 6%, miễn 100% phí thường niên trọn đời ► Đăng ký thẻ tín dụng Cake x Be: ưu đãi đến 930.000Đ

Theo như tìm hiểu của RedBag, mức phí duy trì tài khoản Agribank dành cho thẻ ghi nợ nội địa sẽ tính theo hạng thẻ mà khách hàng sở hữu:

  • Thẻ hạng chuẩn (Success): 12.000 đồng/thẻ
  • Thẻ hạng vàng (Plus Success): 50.000 đồng/thẻ
  • Thẻ liên kết sinh viên: 10.000 đồng/thẻ
  • Thẻ lập nghiệp: 10.000 đồng/thẻ

Ngoài ra, Agribank còn cung cấp các loại thẻ ghi nợ nội địa có liên kết thương hiệu (Co-Bank Card) với mức phí quản lý tài khoản Agribank như sau:

  • Thẻ có liên kết thương hiệu Hạng chuẩn: 15.000 đồng/thẻ
  • Thẻ có liên kết thương hiệu Hàng vàng: 50.000 đồng/thẻ

3.2. Phí duy trì thẻ Agribank đối với thẻ ghi nợ quốc tế

Tương tự như thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế do Agribank phát hành cũng có mức phí duy trì tài khoản phân theo loại thẻ:

Loại thẻ Mức phí Thẻ chính

  • Thẻ Mastercard hạng chuẩn: 100.000 đồng/thẻ/năm
  • Thẻ thương hiệu Visa hạng chuẩn: 100.000 đồng/thẻ/năm
  • Thẻ ghi nợ quốc tế Visa hạng vàng: 150.000 đồng/thẻ/năm
  • Thẻ ghi nợ quốc tế JCB hạng vàng: 150.000 đồng/thẻ/năm
  • Thẻ ghi nợ quốc tế thương hiệu Mastercard hạng vàng: 150.000 đồng/thẻ/năm Thẻ phụ
  • Thẻ ghi nợ quốc tế hạng chuẩn: 50.000 đồng/thẻ/năm
  • Thẻ ghi nợ quốc tế hạng vàng: 75.000 đồng/thẻ/năm

3.3. Phí duy trì tài khoản Agribank đối với thẻ tín dụng

Biểu phí Agribank để duy trì tài khoản dành cho thẻ tín dụng như sau:

Loại thẻ Mức phí Thẻ chính

Hạng chuẩn

150.000 đồng/năm

Hạng vàng

300.000 đồng/năm

Hạng kim cương

500.000 đồng/năm Thẻ phụ

Hạng chuẩn

75.000 đồng/năm

Hạng vàng

150.000 đồng/năm

Hạng kim cương

250.000 đồng/năm

Bạn đang muốn chọn ngân hàng nào dịch vụ nhanh, thẻ tín dụng nhiều ưu đãi hay nơi mượn tiền nhanh? Tạo tài khoản RedBag ngay!

✓ 80% khách hàng tìm được ứng dụng ngân hàng, khoản vay, thẻ tín dụng ưng ý ✓ Duyệt dễ, nhận tiền vay nhanh 24/7 nhờ RedBag gợi ý đúng với hồ sơ ✓ Quản lý lịch sử đăng ký nhiều sản phẩm tài chính chỉ 1 tài khoản RedBag ✓ Miễn phí trọn đời

4. Không đóng phí duy trì tài khoản Agribank có sao không?

Như đã đề cập bên trên, phí duy trì tài khoản Agribank là loại phí để ngân hàng quản lý và phục vụ kịp thời các nhu cầu sử dụng dịch vụ.

Việc đóng phí là hoàn toàn bắt buộc thực hiện, nếu không, thẻ của khách hàng sẽ không thể truy cập được nữa.

Nếu trong thời gian 12 tháng kể từ ngày mở thẻ và sử dụng, hệ thống ngân hàng sẽ có chính sách tạm khóa thẻ ngân hàng nếu số dư của khách hàng không đủ để nộp phí.

Chính sách này nhằm đảm bảo ngân hàng có đủ tiền để quản lý và duy trì tài khoản của khách hàng.

Việc tạm khóa thẻ sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và đồng thời giúp khách hàng tránh được các khoản phí trễ hạn và tránh phải nợ tiền ngân hàng.

5. Có cách nào để giảm phí duy trì thẻ Agribank không?

Đa số các khách hàng đều cảm thấy phí duy trì tài khoản Agribank khá cao và thường đặt ra câu hỏi làm thế nào để giảm các loại phí của Agribank. RedBag gợi ý một vài cách có thể áp dụng như sau:

5.1. Lựa chọn làm thẻ Agribank phù hợp

Lựa chọn làm thẻ Agribank phù hợp là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm phí duy trì thẻ Agribank.

Khách hàng nên tìm hiểu kỹ các loại thẻ Agribank có sẵn và chọn loại phù hợp với nhu cầu và thu nhập của mình.

Phí quản lý tài khoản agribank là gì năm 2024

Lựa chọn thông minh để giảm phí duy trì thẻ Agribank

Ví dụ, nếu khách hàng chỉ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, thì nên chọn thẻ ATM hoặc thẻ ghi nợ nội địa.

Nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng nhiều tiện ích hơn, nên lựa chọn thẻ tín dụng có phí duy trì thấp hoặc miễn phí trong một số trường hợp như sử dụng đủ số tiền quy định hàng tháng.

5.2. Thương lượng với ngân hàng Agribank

Khách hàng cũng có thể thương lượng với ngân hàng để giảm phí dịch vụ Agribank. Tuy nhiên, phương án này chỉ áp dụng đối với khách hàng VIP và đã sử dụng dịch vụ của Agribank trong thời gian dài.

6. Những câu hỏi thường gặp về phí dịch vụ Agribank

6.1. Chưa kích hoạt thẻ Agribank có mất phí duy trì không?

Không, nếu khách hàng chưa kích hoạt thẻ Agribank thì sẽ không phải chịu phí duy trì tài khoản. Loại phí này chỉ được tính khi khách hàng đã kích hoạt và sử dụng thẻ trong một khoảng thời gian nhất định.

Nếu khách hàng không sử dụng thẻ, có thể yêu cầu ngân hàng tạm ngừng dịch vụ. Tuy nhiên, việc tạm ngừng dịch vụ này sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng của khách hàng trong tương lai, khi muốn kích hoạt và sử dụng thẻ trở lại.

6.2. Vì sao thẻ ATM Agribank bị trừ phí duy trì nhiều lần?

Trên thực tế thì Agribank phục vụ rất nhiều tiện ích và tương ứng với đó sẽ là các loại phí dịch vụ Agribank.

Có thể khách hàng đã nhầm lẫn phí duy trì tài khoản Agribank với phí thường niên Agribank hay Mobile Banking…

Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với trung tâm tư vấn của ngân hàng để tránh mất tiền oan và những rủi ro không đáng có.

6.3. Trả phí duy trì thẻ Agribank như thế nào?

Đến thời hạn thì hệ thống ngân hàng sẽ tự động thu phí duy trì tài khoản Agribank bằng cách trừ tiền trong tài khoản của khách hàng.

6.4. Đăng ký Agribank E-Mobile Banking có mất phí không?

Việc đăng ký sử dụng dịch vụ Agribank E-Mobile Banking hiện tại là hoàn toàn miễn phí cho khách hàng.

Tuy nhiên, nếu khách hàng sử dụng các dịch vụ khác như chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, ... thông qua ứng dụng, sẽ có các khoản phí dịch vụ Agribank e-mobile banking.

6.5. Tại sao thẻ tín dụng lại có mức phí duy trì tài khoản cao hơn so với các loại thẻ khác?

Có thể thấy rằng mức phí duy trì tài khoản Agribank áp dụng cho thẻ tín dụng cao hơn rất nhiều so với thẻ ghi nợ nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế.

Ngân hàng thu phí duy trì thẻ tín dụng cao hơn vì đây là loại thẻ khách hàng dùng trước trả tiền sau và sự tiện lợi trong thanh toán nội địa và cả quốc tế với hàng triệu đối tác. Chính vì vậy, phí duy trì cao để đảm bảo ngân hàng tiếp tục hợp tác đa dạng đối tác, nhiều ưu đãi cũng như thu hồi khoản tiền khách hàng tạm ứng trước đó.

Trên đây là thông tin chi tiết về phí duy trì tài khoản Agribank tương ứng với từng loại thẻ mà ngân hàng này phát hành. Bạn đọc có thể tham khảo bài viết này để biết thêm biểu phí Agribank, từ đó chọn ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.

Phí duy trì tài khoản Agribank là bao nhiêu?

- Tại Agribank: Thẻ tín dụng chính hạng chuẩn có mức phí là 150.000 đồng, hạng vàng có mức phí là 300.000 đồng và hạng bạch kim có mức phí là 500.000 đồng/ năm. Trong khi đó, thẻ tín dụng phụ hạng chuẩn có mức phí 75.000 đồng, hạng vàng có mức phí 150.000 đồng và hạng bạch kim có mức phí là 250.000 đồng/năm.

Mở tài khoản ngân hàng Agribank hết bao nhiêu tiền?

Phí phát hành thẻ: Thẻ tín dụng nội địa: Miễn phí Thẻ tín dụng quốc tế hạng chuẩn: 100.000 đồng/thẻ Thẻ tín dụng quốc tế hạng vàng: 200.000 đồng/thẻ

Mở tài khoản ngân hàng Agribank cần bao nhiêu tiền?

Mở tài khoản ngân hàng Agribank có phí không? Đó là câu hỏi mà nhiều người quan tâm trước khi quyết định mở tài khoản tại ngân hàng này. Theo thông tin từ Mytour, hiện tại, Agribank không thu bất kỳ khoản phí nào khi khách hàng đăng ký mở tài khoản. Dưới đây là biểu phí dịch vụ thẻ Agribank mà bạn có thể tham khảo.

Agribank rút khác ngân hàng phí bao nhiêu?

Biểu phí rút tiền ATM Agribank Tại cây ATM Agribank: 1.500 đồng/giao dịch với thẻ nội địa, 2% số tiền giao dịch với thẻ tín dụng quốc tế (tối thiểu là 20.000 VNĐ). Tại cây ATM ngân hàng khác: Dao động từ 3.000 – 5.000 VNĐ/giao dịch, tuỳ theo quy định của mỗi ngân hàng.