Bài tập nâng cao về từ đồng âm lớp 7

Những dạng bài tập luyện từ và câu lớp 5 trong đó bao gồm những bài tập về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Các dạng bài tập về từ này sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức. Để làm được những dạng bài tập này các em cần hiểu được rõ khái niệm của các loại từ.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh [thường là chữ viết, cách đọc giống nhau] nhưng khác hẳn về nghĩa. Muốn hiểu được từ đồng âm đó thì từ đó phải đặt vào lời nói hay câu văn cụ thể. Ngoài ra chúng ta có thể dựa vào từ đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa. Gây thú vị cho người đọc và người nghe.

Từ đồng nghĩa là những từ giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa. Từ đồng nghĩa được chia thành 2 loại:

– Từ đồng nghĩa hoàn toàn: Là những hoàn toàn giống nhau về nghĩa. Được dùng như nhau và có thể thay thế cho nhau.

Có thể bạn quan tâm:  Soạn bài – Tập đọc lớp 5: Chuyện một khu vườn nhỏ

– Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ có nghĩa gần giống nhau. Nhưng có sắc thái biểu cảm khác nhau. Không phải lúc nào cũng thay thế được cho nhau. Chúng ta cần cân nhắc lựa chọn từ cho phù hợp.

Khái niệm về từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa

Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ đương liên, chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh các khái niệm.

Từ nhiều nghĩa là những từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ lúc nào cũng có mối liên hệ với nhau.

Khi đã hiểu rõ được khái niệm của các loại từ thì các em sẽ dễ dàng phân biệt được các loại từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa, nhiều nghĩa. Mong rằng những bài tập dưới đây sẽ giúp các em ôn tập và nâng cao được kiến thức.

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Hải Anh

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

- Trong giao tiếp chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ, dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

Bài 1: Phân biệt nghĩa trong các từ sau

- Thi đậu- xôi đậu- Đất lành chim đậu

- ăn cơm- ăn ảnh

- Sợi chỉ- chỉ đường- chỉ vàng

Gợi ý trả lời:

Thi đậu [đậu- động từ]

Xôi đậu [đậu- danh từ]

Đất lành chim đậu [đậu- động từ]

- ăn cơm [ăn- động từ]

- Ăn ảnh [ăn – tính từ]

Bài 2: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng nghĩa dưới đây

- Bàn [động từ]- bàn [danh từ]

- Thu [danh từ] – thu [động từ]

Gợi ý trả lời:

- Các bạn ngồi quanh bàn tròn, bàn bạc việc tổ chức sinh nhật cho lớp trưởng.

- Mùa thu trời bắt đầu se lạnh, từng đàn chim cũng bắt đầu tìm nơi trú ẩn cho mình.

- Chúng tôi thu dọn lớp học thật sạch trước giờ học.

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

I.Tóm tắt lí thuyết

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.

– Thông thường các từ đồng âm được viết bằng các con chữ giống nhau, có cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.

Ví dụ: Từ bàn có các nghĩa sau:

+ Chỉ một đồ dùng có chân, mặt phẳng dùng để làm việc, học tập: cái bàn.

+ Chỉ số lần thắng, thua trong thi đấu bóng: bàn thắng, bàn thua.

+ Chỉ việc trao đổi ý kiến: bàn bạc.

– Trường hợp đặc biệt: tổ cuốc và tổ quốc là 2 từ đồng âm.

+ Tổ quốc: Chỉ một đất nước có chủ quyến.

+ Tổ cuốc: tổ [nơi ở] của một loài động vật giống như gà, có thể bay.

– Các từ phát âm gần giống nhau, viết giống nhau, viết khác nhau không gọi là từ đồng âm.

Ví dụ: lá và ná, song và xông, chanh và tranh, rán, dán, và gián.

+ Các từ trên, thực ra có cách phát âm khác nhau [lá, sông, tranh, rán] khi phát âm, đầu lưỡi phải cong lên. Tuy nhiên trong thực tế, do thói quen mà nhiều người không phân biệt khi phát âm.

 II. Ví dụ về các dạng bài

Ví dụ 1: Nêu nghĩa của mỗi từ in nghiêng trong các câu sau:

a. Chiếc giá sách treo trên tường.

b. Em rất thích ăn món giá đỗ xào thịt.

c. Chiếc áo này giá bao nhiêu?

d. Xuân về xua tan đi cái giá lạnh của mùa đông.

Trả lời:

a. giá: chỉ một loại đồ dùng treo tường để đựng sách vở.

b. giá: chỉ một loại rau làm từ hạt đỗ xanh cho nảy mầm.

c. giá: chỉ số tiền để mua một mặt hàng nào đó.

d. giá: chỉ một hiện tượng thời tiết của mùa đông.

Ví dụ 2: Tìm các từ đồng âm với mỗi từ sau đây:

a. quả vải

b. cánh đồng              

c. đường trắng   

d. ca hát

Trả lời:

a. quả vải: vải lụa.

b. cánh đồng: tượng đồng, đồng tiền.

c. đường trắng: con đường.

d. ca hát: cái ca, ca trực.

Ví dụ 3: Phân biệt nghĩa của các từ đồng âm sau, cho ví dụ minh hoạ: [sợi chỉ, chiếu chỉ, chỉ đường, chỉ vàng.]

Trả lời:

+ sợi chỉ: loại sợi được se lại dùng để khâu vá.

Chiếc áo được may bằng loại chỉ rất bền.

+ chiếu chỉ: một loại lệnh của vua chúa thời phong kiên.

Nhà vua đã có chiếu chỉ, cấm mọi người đi lại.

+ chỉ đường: hướng dẫn một người nào đó tìm một địa điểm.

Nhờ anh ấy chỉ đường mà tôi đã tìm được đèn hiệu sách.

+ chỉ vàng: một đơn vị đo của vàng.

Mẹ đã tặng chị chiếc nhẫn hai chỉ vàng nhân ngày cưới của anh chị.

Ví dụ 4: Nêu 4 nghĩa khác nhau của từ sao, cho ví dụ minh hoạ.

Trả lời:

– Từ sao có 4 đồng âm sau: tại sao, ngôi sao, sao chép, sao thuốc.

+ tại sao: từ dùng để hỏi về nguyên nhân.

– Tại sao cậu ấy không đi học?

+ ngôi sao: thiên thể nhìn thấy trên bầu trời vào ban đêm.

– Những ngôi sao trên bầu trời.

+ sao chép: chép, chụp lại giống với bản gốc.

– Chúng ta không nên sao chép bài của bạn trong khi kiểm tra.

+ sao thuốc: đun nóng và đảo đi đảo lại làm cho thuốc khô hết nước.

– Mẹ em đang sao thuốc bắc cho bà.

Ví dụ 5: Chọn một từ thích hợp điền vào chỗ chấm, nêu nghĩa của từ đó trong mỗi câu:

a. Hôm nào bác tôi cũng đi …….vó từ sáng sớm.

b. Chúng tôi …..sách vở vào cặp để chuẩn bị ra về.

c. Hàng tuần cô ấy phải lên đại lí để……..hàng về bán.

d. Cả làng tôi đều chưng……rượu để bán.

Trả lời:

Từ cần điền: cất.

a. cất vó: chỉ việc đưa một vật từ dưới nước lên.

b. cất sách vở: chỉ việc đem một thứ để vào một chỗ nào đó.

d. cất hàng: chỉ việc buôn bán hàng theo chuyến.

c. chưng cất: việc dùng nhiệt làm hoá hơi chất lỏng.

Ví dụ 6: Chọn cặp từ đồng âm thích hợp điền vào các chỗ chấm sau:

a. Con kiến ……. vào đĩa thịt ……. 

b. Con ruồi ……. vào đĩa xôi…….

c. Bố tôi mời các bác ấy vào ……. uống nước để ……. công việc.

d. Anh ấy nói ……. nhiêu người anh ấy cũng ……. được hết.

Trả lời:

a. hò

b. đỗ [đậu]

c. hàn

d. bao.

Ví dụ 7: Đặt các câu theo mỗi yêu cầu sau:

a. Có cặp từ đồng âm có tiếng báo.

b. Có cặp từ đồng âm có tiếng bóng.

c. Có cặp từ đồng âm có tiếng đa.

d. Có cặp từ đồng âm có tiếng

Trả lời:

a. Trên trang đầu của tờ báo có in hình một con báo.

b. Bóng của anh hoà vào các cầu thủ trên sân bóng.

c. Bà cụ ngồi bán bánh đa dưới gốc cây đa giữa làng.

d. Tôi đang tưới mấy cây hoa thì thấy hoa mắt lên.

Ví dụ 8: Viết 4 câu có 4 từ đồng âm với nghĩa như sau:

a. Chỉ công trình xây dựng bắc qua mặt nước sông, hồ, suối,…

b. Chỉ một thứ đồ chơi cho học sinh đá, thường đứng thành vòng tròn.

c. Đồ dùng dạy học trong các giờ học địa lí.

d. Mong muốn những điều tốt đẹp.

Trả lời:

a. Cây cầu vừa bắc xong tháng trước, bà con thật phấn khởi.

b. Các bạn nam đang đá cầu ngoài sân.

c. Cô giáo chỉ cho chúng tôi vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu.

d. Tôi cầu mong mọi điều tốt lành đến với anh ấy.

Ví dụ 9: Nêu các nghĩa khác nhau của các câu sau:

a. Hổ mang bò lên núi.

b. Hãy đem cá về kho.

c. Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.

d. Bố Nam làm nhiệm vụ giữ tiền tiêu.

Trả lời:

Mỗi câu trên đều có thể hiểu theo 2 cách.

– Con hổ mang con bò lên núi để ăn thịt.

+ Con hổ mang đang bò lên trên núi.

– Đem cá về để kho ăn.

+ Đem cá về bỏ vào trong kho.

– Có ích lợi nhưng răng không còn.

+ Có lợi nhưng không có răng. [Người rụng hết răng, chỉ còn lợi].

– Bố Nam canh giữ nơi quan trọng vùng biên giới.

+ Bố Nam là thủ quỹ giữ tiền.

Ví dụ 10: Tìm tiếng có âm đầu r, gi hoặc d điền vào chỗ chấm cho phù hợp.

a. Trong …… đình em, mẹ em có nước …… trắng nhất.

b. Trong giờ thể …… cô giáo …… chúng em tập luyện.

c. Người bán hàng đang …… bán một bộ …… để cắt tỉa quả, củ.

d. Mẹ em …… bột mỏi …… cả tay mà vẫn chưa mịn.

Trả lời:

a. gia – da

b. dục – giục

c. rao – dao

d. giã – rã.

III. Các bài luyện tập

Câu 1: Nêu nghĩa của mỗi từ trong cặp từ đồng âm trong các câu sau:

a. Bác tôi đang tôi vôi ngoài vườn.

b. Con ngựa đang đá con ngựa đá.

c. Bạn ấy ăn xôi đỗ nên đã thi đỗ.

d. Tôi không biết tôi hay bạn ấy hát hay hơn.

Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có cặp từ đồng âm sau đây:

a. Về mùa đông mọi người rất thích món thịt nấu đông.

b. Mọi người đã có mặt đông đủ ở phía đông sân trường.

c. Thịt nấu đông ăn ngon hơn thịt đông lạnh.

d. Những đàn chim đông đặc trên mặt biển đông.

Câu 3: Tìm các từ đồng âm với mỗi từ in đậm trong đoạn văn sau:

Mặt trăng tròn vành vạnh từ từ nhô lên sau luỹ tre. Trăng đêm nay sáng quá! Bầu trời điểm xuyết một vài ngôi sao lấp lánh như những con đom đóm nhỏ. Ánh trăng vàng dịu mát tỏa xuống, chảy tràn lan trên mặt đất, trên các cành cây, ngọn cỏ… Không gian mới yên tĩnh làm sao! Chỉ còn tiếng sương đêm rơi lốp bốp lên lá cây và tiếng côn trùng ra rả trong đất ấm. Chị Gió chuyên cần nhẹ nhàng bay làm rung rung mấy ngọn xà cừ trồng ở ven đường… Thoang thoảng đâu đây mùi hoa thiên lý dịu dàng lan tỏa… Đêm quê thật đẹp và êm đềm.

[Theo Đào Thu Phong]

Câu 4: Tìm các từ đồng âm với mỗi từ in đậm trong các câu thơ sau:

a.

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.

[Việt Nam thân yêu – Nguyễn Đình Thi]

b.

Bà nhìn: như hạt cau phơi

Cháu cười: quả chín vàng tươi ngoài vườn.

[Trăng của mỗi người – Lê Hồng Thiện]

Câu 5: Tìm các từ đồng âm với mỗi từ sau đây:

a. cái ấm

b. đám mây               

c. hòn đảo

d. rau khoai.

Câu 6: Chọn 5 từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Tuần nào anh cũng đưa tôi đi …… cá.

b. …… là biểu tượng của hoà bình.

c. Cậu ấy viết bài văn chỉ có năm …… Thì làm sao có điểm.

d. Mùa hè đến món thạch …… thật là hấp dẫn.

e. Bọn chúng …… với nhau để chống phá.

Câu 7: Tìm các cặp từ đồng âm trong các từ sau, đặt câu với mỗi cặp từ đó:

cô giáo, giáo dục, thể dục, cô đơn, đơn thuốc, cơ thể, thể thơ, cơ quan, quan tâm, tâm sự, sự sống.

Câu 8: Tìm các cặp từ đồng âm điền vào chỗ chấm trong các câu sau cho phù hợp:

a. Thời gian …… quá nên anh không kịp …… quần áo đem về.

b. Một nghề cho …… còn hơn …… nghề.

c. Cậu ta đánh vãi …… tung toé trên mặt

d. Tôi rất thích món …… kho với cá

Câu 9: Nêu nghĩa của mỗi câu sau:

a. Trọng tài trọng tài vận động viên.

b. Vận động viên động viên trọng tài.

c. Con ngựa đá con ngựa đá.

d. Vôi tôi tôi tôi, trứng bác bác bác.

Câu 10: Tìm các từ đồng âm chứa mỗi tiếng sau đây, đặt câu với mỗi từ đó:

a. trồng

b. tin                        

c. hổ                       

d. cua

Câu 11: Đặt các câu có từ chứa tiếng thanh có nội dung sau:

a. Chỉ một vật dài và mỏng, có đầu nhọn.

b. Chỉ một loại dấu thanh mà khi viết không vần dùng đến.

c. Chỉ một loại ngòi bút viết làm cho chữ đẹp hơn.

d. Chỉ tiếng kêu của một loại đàn.

Câu 12: Chọn A, B hay C?

a. Từ đa ghép được với 2 từ nào dưới đây để được cặp từ đồng âm:

A. cây, bánh

B. chiền

C. diện

D. dạng, số

b. Từ gấp ghép được với 2 từ nào dưới đây để được cặp từ đồng âm:

A. đôi, bội

B. gáp, hình

C. Cả A và B đều sai.

c. Từ bán ghép được với 2 từ nào dưới đây để được cặp từ đồng âm:

 A. hàng, kính

B. buôn, rau

C. công, nguyệt

d. Từ hài ghép được với 2 từ nào dưới đây để được cặp từ đồng âm:

A. lòng, kịch

B. khôi, hoà

C. Cả A và B đều đứng.

Câu 13: Tìm các từ có tiếng cây điền vào chỗ chấm trong các câu sau:

a. Căn nhà đó có giá trị hàng trăm …… 

b. Tết nào trường em cũng lao động …… đầu năm.

c. Từ nhà em đến trường phái hơn chục …… 

d. Bạn ấy hát hay nên các bạn gọi bạn ấy là …… của lớp.

Câu 14: Tìm trong đoạn văn sau các từ đồng âm với: bãi bỏ, răng rắc, lạc đề.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vài đang trổ hoa và hai bên ven sông nước êm đềm trong mát không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, ngay sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ lạc, khoai, cà, chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

[Theo Nguyễn Đình Thi]

Câu 15: Tìm trong các câu thơ sau các từ đồng âm với: đồng thau, bóng rổ, đi đầy.

Những trưa đồng đầy nắng

Trâu nằm nhai bóng râm

Tre bần thần nhớ gió

Chợt về đầy tiếng chim.

[Lũy tre – Nguyễn Công Dương]

Câu 16: Tìm 4 cặp từ đồng âm theo các yêu cầu sau, đặt câu với các cặp từ đó:

a. Một từ là danh từ, một từ là động từ.

b. Một từ là danh từ, một từ là tính từ.

c. Một từ là động từ, một từ là tính từ.

d. Cả hai từ đều là động từ.

e. Cả hai từ đều là danh từ.

g. Cả hai từ đều là tính từ.

Câu 17: Chọn trong đoạn văn sau 4 từ rồi tìm các từ đồng âm với mỗi từ đó.

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cày lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười nói.

[Theo Nguyễn Khắc Viện]

Câu 18: Nối ý ở cột A với ý ở cột B để được câu có cặp từ đồng âm.

A B  
1. Dấu chân của anh ấy a. là các dấu thanh.
2. Dấu hiệu nhận biết âm thanh b. những chỗ có dấu phẩy.
3. Tôi đóng dấu vào trang c. như một dấu chấm hỏi.
4. Tôi đánh dấu vào d. có dấu hiệu tẩy xóa.

IV. Hướng dẫn giải

Câu 1:

a. tôi trong bác tôi là đại từ chỉ người ở ngôi thứ nhất.

– tôi trong tôi vôi là động từ chỉ việc làm cho vôi sống tan thành vôi nước.

b. đá trong đang đá là động từ chỉ việc dùng chân tác động lên vật khác.

– đá trong ngựa đá chỉ một loại nguyên liệu lấy từ núi.

c. đỗ trong xôi đỗ là danh từ chỉ một loại hạt dùng nấu xôi ăn.

– đỗ trong thi đỗ là tính từ chỉ việc vượt qua một kì thi.

d. hay trong tôi hay bạn ấy là quan hệ từ.

– hay trong hát hay là tính từ chỉ giọng hát của một người đã nghe,…

Câu 2: Khoanh tròn vào: a, b, c, d. nấu đông và đông lạnh đều chỉ việc làm cho vật đặc lại.

Câu 3:

– điểm trong điểm xuyết: chỉ việc làm nhằm nhấn mạnh, tô đẹp thêm.

+ điểm trong điểm 10: chỉ số lượng tiêu chí đạt được.

– yên trong yên tĩnh: chỉ sự im lặng.

+ yên trong yên ngựa: chỉ chỗ để ngồi trên lưng ngựa.

– bay trong nhẹ nhàng bay: chỉ hoạt động làm cho lơ lửng trên không.

+ bay trong chiếc bay: chỉ một dụng cụ trong xây dựng.

– lan trong lan tỏa: chí sự tràn, lan rộng ra xung quanh.

+ lan trong hoa lan: chỉ tên một loài hoa trồng làm cảnh.

Câu 4:

a. – trong trong chìm trong: chỉ vị trí không được bày ra.

+ trong trong trong veo: chí sự tinh khiết.

– vùng trong vùng đứng lên: chỉ một hành động nhằm thoát ra.

+ vùng trong vùng đất: chỉ một địa điểm.

b. – cau trong hạt cau: chỉ tên một loại quả dùng ăn với trầu không và vôi.
+ cau trong cau có: chỉ nét mặt của người không được vui.

– chín trong quả chín: chỉ mức độ của quả không còn xanh.

+ chín trong số chín: chỉ số đếm.

Câu 5:

a. cái ấm: ấm no, êm ấm, giọng ấm,…

b. đám mày: cây mây, ghế mây,…

c. hòn đảo: điên đảo, đảo chính, đảo ngược,…

d. rau khoai: cá khoai,…

Câu 6: 

a. Tuần nào anh cũng đưa tôi đi câu cá.

b. Chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình.

c. Cậu ấy viết bài văn chỉ có năm câu thì làm sao có điểm.

d. Mùa hè đến món thạch rau câu thật là hấp dẫn.

e. Bọn chúng câu kết với nhau đê chống phá.

Câu 7:

– cô giáo – cô đơn: Chúng em rất yêu quý cô giáo.

Bà cụ sống cô đơn một mình.

– giáo dục – thể dục: Các thầy có luôn giáo dục học sinh biết lễ phép.

Em rất thích học môn thể dục.

– đơn thuốc – cô đơn: Bác sĩ đưa cho anh ấy một đơn thuốc.

Anh ấy rất cô đơn.

– thể dục – thể thơ: Hôm nay em có tiết thể dục

Bát cú Đường luật là một thể thơ của Trung Quốc.

– cơ thể – thể thơ: Anh ấy có một cơ thể khỏe mạnh

Bài thơ viết theo thể thơ lục bát.

– cơ quan – quan tâm: Anh ấy làm việc trong cơ quan nhà nước

Anh ấy rất quan tâm đến mọi người.

– tâm sự – sự sống: Anh ấy thường tâm sự với tôi về cuộc sống gia đình.

Đó là những điều cần thiết cho sự sống.

Câu 8:        

a. Thời gian gấp quá nên anh không kịp gấp quần áo đem về.

b. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

c. Cậu ta đánh vãi đường tung toé trên mặt đường.

d. Tôi rất thích món chuối kho với cá chuối.

Câu 9:           

a. Trọng tài trọng tài vận động viên.

– Trọng tài quý trọng tài năng của vận động viên.

b.Vận động viên động viên trọng tài.

– Vận động viên phải động viên trọng tài vì họ bắt lỗi rất công bằng.

c. Con ngựa đá con ngựa đá.

– Con ngựa thật đá con ngựa bằng đá.

d. Vôi tôi tôi tôi, trứng bác bác bác. [bác trứng = tráng trứng, rán trứng]

– Vôi của tôi thì tồi đem tôi, trứng của bác thì bác đem bác.

Câu 10:             

a. trông: Tất cả tôi trông cậy vào anh.

– Tôi trồng anh dạo này có vẻ gầy quá.

b. tin: Tôi tin cậu ấy là người tốt.

– Cậu nhớ báo tin cho mình biết nhé.

– Cậu ấy ném tin vào đầu tôi.

c. hổ:  Tôi thấy xấu hổ với mọi người quá.

– Con hổ ấy đã được thuần phục.

d. cua: Anh ấy cua ba vòng xe rồi mới dừng lại

– Anh ấy bắt được hơn chục con cua đồng.

Câu 11:

a. Thằng bé nhà tôi có một thanh kiếm nhựa màu đỏ.

b. Thanh không cũng là một dấu thanh tiếng Việt.

c. Các bạn ấy viết bằng bút thanh đậm nên chữ rất đẹp.

d. Âm thanh của tiếng đàn thật thánh thót.

Câu 12:

a. A: Cây đa chỉ một loại cây thường trồng ở đầu làng và các bến đò.

Bánh đa chỉ một loại bánh làm bằng gạo có thể nấu hoặc nướng ăn.

– Đa chiều, đa diện, đa số: Chỉ số nhiều.

b. B : Gấp gáp chỉ sự vội vàng khi thời gian còn ít.

Gấp hình chỉ việc dùng tay biến tờ giấy thành một hình nào đó.

– Gấp đôi, gấp bội: Chỉ số lượng tăng lên.

c. A : Bán hàng chỉ việc một người đem hàng để đổi lấy tiền.

Bán kính là một đoạn thẳng nối tâm với đường tròn.

– Bán buôn, bán rau như bán hàng. Bán công, bán nguyệt như bán kính.

d. C : Hài lòng, hài hoà chỉ sự vừa ý về một vấn đề.

Hài kịch, khôi hài chỉ việc đùa bỡn, không có thật.

Câu 13:

a. Căn nhà đó có giá trị hàng trăm cây vàng.

b. Tết nào trường em cũng lao động trồng cây đầu năm.

c. Từ nhà em đến trường phái hơn chục cây số.

d. Bạn ấy hát hay nên các bạn gọi bạn ấy là cây văn nghệ của lớp.

Câu 14:

– bãi bỏ – bãi đất: – Bãi bỏ chỉ việc xoá đi một điều gì đó.

– Bãi đất chỉ một khu đất thường ở ven sông.

– răng rắc – rắc thêm: – Răng rắc chí âm thanh của cây bị đổ.

– Rắc thêm chỉ việc gieo hạt.

– lạc đề – đỗ lạc: – Lạc đề chỉ việc làm văn không đúng theo yêu cầu.

– Đỗ lạc chỉ một loại cây có quả mọc dưới đất.

Câu 15:

– đồng thau – đồng đầy nắng: – Đồng thau là tên một kim loại.

– Cánh đồng: Nơi bà con nông dân làm việc.

– bống rổ – bóng râm: – Bóng rổ là tên một môn thể thao.

+ Bóng râm chỉ hiện tượng mây che đi nắng mặt trời.

– đi đầy – đầy nắng, đầy tiếng chim: – Đi đầy là đi tù ở một nơi rất xa.

– Đầy nắng: Nhiều hết cỡ.

Câu 16:

a. con cuốc, cuốc đất: – Tiếng cuốc từ ngoài đồng vọng vào đều đều.

– Anh ấy phải đi cuốc đất ở ngoài vườn.

b. cây bầu. bầu bĩnh: – Bầu ơi thương lấy bí cùng.

– Thằng bé có khuôn mặt bầu bĩnh rất dễ thương.

c. bình bầu, bình thường: – Tuần nào lớp em cũng bình bầu thi đua.

– Cậu ấy học bình thường nhưng rất chăm chỉ.

d. bắt bí, bắt nhịp: – Anh ấy bắt bí người ta.

– Cô giáo bắt nhịp cho cả lớp hát.

e. hoa súng, súng đại bác: – Mặt hồ đã xuất hiện những bông hoa súng.

– Bọn chúng có cả súng đại bác để chiến đấu.

g. cần cù, cần thiết: – Bạn ấy rất cần cù trong học tập.

– Đó là điều cần thiết đối với chúng ta.

Câu 17: cổ kính – cổ tay; chót vót – vót chông; giận dữ – con giận; li kì – cái li.

Câu 18: Nối như sau: 1 – c ; 2 – a; 3 – d; 4 – b.

Tags: Đào Thu phongĐường luậtLê Hồng ThiệnNguyễn Công Dươngnguyễn đình thi

Video liên quan

Chủ Đề