Bài tập thể dục cho người bệnh thận

Tôi là nữ, 46 tuổi, mới phát hiện mắc bệnh thận khi đã ở giai đoạn 5, nhưng chưa chạy thận. Tôi bị tiểu đường và huyết áp cao lâu năm (chỉ số độ lọc cầu thận là 10, huyết áp 170/90 mmHg). Với tình trạng bệnh lý này, tôi cần ăn uống, tập luyện thế nào, tập môn gì và cường độ ra sao? (Minh Trang, Hải Dương)

Bài tập thể dục cho người bệnh thận

Trả lời:

Bệnh thận mạn có 5 giai đoạn, giai đoạn 5 là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính cần được theo dõi, chăm sóc, điều trị các biến chứng của bệnh nhằm hạn chế phải điều trị thay thế thận càng lâu càng tốt.

Ngoài việc thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cũng cần được đặt lên hàng đầu, góp phần lớn vào thành công của việc điều trị. Người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, tránh để thận phải làm việc quá sức.

Nhu cầu năng lượng cho người suy thận là 25-35 kcal/kg cân nặng mỗi ngày tùy theo tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể lực, thành phần cơ thể, giai đoạn bệnh và các bệnh đồng mắc hoặc tình trạng bệnh cấp tính đang có. Người bệnh cần kiểm soát lượng protein, chất béo, kali, hạn chế natri, phosphat. Tuy nhiên, phải đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, thiết yếu cho cơ thể như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bài tập thể dục cho người bệnh thận

Chế độ dinh dưỡng của người suy thận cần bổ sung đúng và đủ dưỡng chất. Ảnh: Freepik

Lượng protein không nạp vào quá nhiều cũng không quá ít, nếu nhiều sẽ gây chất thải tích tụ trong máu và thận làm hại thận. Ngược lại ăn quá ít có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tránh thịt đỏ, hải sản, da, nội tạng động vật, đồng thời, cần chú ý nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bảo vệ tế bào và hỗ trợ sửa chữa các tổn thương, đảm bảo cân bằng điện giải, ít toan, đủ canxi, ít phosphat.

Hạn chế lượng muối ăn vào giúp kiểm soát tốt huyết áp, duy trì chức năng thận lâu hơn. Hàm lượng natri lý tưởng là dưới 2 g một ngày. Người bệnh cần hạn chế thức ăn giàu phospho như các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, phô mai, thịt đông lạnh, soda, các thức uống có gas, nước tăng lực, rượu bia... Chú ý lượng nước uống vào bằng lượng nước thải ra trong vòng 24 giờ cộng thêm 300-500 ml.

Bên cạnh đó, khi bị suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Điều này gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim. Nhu cầu bổ sung kali của người chạy thận là dưới 2 g mỗi ngày, nên kiêng các loại rau quả nhiều kali như những loại trái cây khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống... Khi ăn rau nên luộc, bỏ nước luộc, chỉ ăn rau sẽ giảm lượng kali đưa vào.

Bài tập thể dục cho người bệnh thận

Bác sĩ Thanh Thùy đang thăm khám cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Song song đó, người bệnh suy thận cần vận động mỗi ngày. Theo Tổ chức phòng chống Bệnh thận tại Mỹ, tập thể dục giúp hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể cân đối và cải thiện giấc ngủ. Việc tập thể dục cũng làm tăng lượng máu và khối lượng hồng cầu ở những người bệnh phải thẩm tách máu khi chạy thận. Các môn thể thao phù hợp là đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic..., nên tập từ 20-30 phút một ngày, 3-5 lần một tuần.

Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng như: đau ngực, hụt hơi, mệt mỏi, chuột rút, buồn nôn, nhịp tim đập không đều hoặc đập nhanh, choáng váng, chóng mặt... nên ngưng tập. Để hạn chế rủi ro sức khỏe, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

Ngoài chế độ ăn uống và tập luyện, bạn cần kiểm soát huyết áp vì tăng huyết áp là nguyên nhân khiến bệnh suy thận chuyển biến nặng hơn. Tránh tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức hợp lý.

Tập thể dục rất quan trọng trong thời đại ngày nay, giúp cho mọi người sống vui vẻ và hạnh phúc hơn với một cơ thể khỏe mạnh. Vậy người có bệnh thận có tập thể dục được không và nên tập luyện như thế nào?

Bài tập thể dục cho người bệnh thận
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

NGƯỜI CÓ BỆNH THẬN CÓ THỂ TẬP THỂ DỤC ĐƯỢC KHÔNG?

Hoàn toàn có. Người bị bệnh thận có những bài tập phù hợp sẽ giúp nâng cao sức khỏe và có nhiều năng lượng hơn.

TẠI SAO TẬP THỂ DỤC LẠI GIÚP NGƯỜI CÓ BỆNH THẬN KHỎE HƠN?

Khi tập thể dục điều độ, bạn sẽ năng động và linh hoạt hơn, giúp thực hiện các công việc hằng ngày một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp:

- Tăng sức bền để bạn không cảm thấy mệt khi làm việc nặng.

- Tăng sức mạnh cơ bắp.

- Giúp ổn định huyết áp.

- Làm giảm mỡ máu (cholesterol và triglycerides).

- Ngủ ngon hơn.

- Giúp thân hình thon gọn.

NGƯỜI CÓ BỆNH THẬN CÓ CẦN GẶP BÁC SĨ TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TẬP THỂ DỤC KHÔNG?

Nên gặp. Vì bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và đưa ra các bài tập phù hợp.

Khi lên kế hoạch tập luyện, bạn cần chú ý 4 điều sau:

- Loại bài tập (ví dụ như đi bộ hay tập tại chỗ).

- Thời gian tập luyện.

- Số lần tập luyện mỗi tuần, mỗi tháng.

- Cường độ tập (tập nhẹ hay tập nặng).

LOẠI BÀI TẬP

Có thể chọn các bài tập để vận động các nhóm cơ lớn một cách liên tục như đi bộ, bơi lội, đạp xe (trong nhà hay ngoài trời), tập aerobic, …

Bài tập thể dục cho người bệnh thận
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hoặc có thể chọn các bài tập có cường độ thấp hơn như tập vận động nhẹ tại chỗ cũng rất tốt cho sức khỏe. Cố gắng tập các bài tập nhẹ nhàng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần và tránh nâng các vật nặng khi tập.

THỜI GIAN TẬP LUYỆN

Đầu tiên nên tập ít nhất khoảng 30 phút mỗi ngày. Sau đó nên nâng thời gian tập lên.

Bởi vì 30 phút thường không đem lại nhiều lợi ích. Nếu có thể, bạn nên tăng thời gian tập thể dục lên 45 đến 60 phút mỗi ngày.

TẬP LUYỆN MẤY LẦN MỘT TUẦN?

Muốn đạt được hiệu quả tập luyện, cần tập ít nhất 3 ngày trong 1 tuần, và cách ngày, ví dụ như thứ 2 – thứ 4 – thứ 6.

CƯỜNG ĐỘ TẬP LUYỆN

Tùy vào sức của mỗi người sẽ có mức độ tập luyện khác nhau, nhưng các bác sĩ có một số lời khuyên như sau:

- Không nên tập quá mệt đến mức không nói chuyện được với những người xung quanh (nên tập cùng với bạn hoặc người thân). Sau khi tập xong bạn vẫn cảm thấy khỏe như bình thường là được (nếu tập xong mà vẫn còn mệt kéo dài thì cần giảm cường độ tập luyện trong lần sau).

- Cơ bắp sau khi tập không cảm thấy quá đau và vẫn có thể tập trong lần kế tiếp.

- Cường độ tập ở mức bạn thấy thoải mái.

- Bắt đầu chậm rãi để làm nóng, sau đó tăng dần đến cường độ mong muốn rồi giảm dần khi gần về đến đích. Để cơ thể có thể quen dần từ từ và tránh được chấn thương.

Tập thể dục như thế nào tốt cho thận?

Theo bác sĩ Thông, các môn thể thao phù hợp với người bệnh thận là đi bộ, đạp xe (với các dụng cụ trong nhà hoặc hoạt động ngoài trời), bơi lội, khiêu vũ, aerobic hoặc các hoạt động có sử dụng các nhóm cơ lớn của cơ thể. Các hoạt động khác như bài gym nhẹ nhàng, đơn giản hoặc làm vườn, làm việc nhà...

Phụ nữ thận yêu nên uống thuốc gì?

Những loại thức uống tốt cho thận bao gồm:.

Nước lọc. 75% cơ thể bạn là nước. ... .

Nước khoáng có ga. ... .

Cà phê đen. ... .

Trà ... .

Smoothie hoa quả ... .

Nước ép trái cây nhà làm. ... .

Nước ngâm hoa quả ... .

Nước giấm táo..

Làm thế nào để tốt cho thận?

Các cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh.

Không lạm dụng một số loại thuốc là cách giữ thận khỏe mạnh hơn. ... .

Cẩn thận với các thuốc kháng sinh. ... .

Không lạm dụng các loại thực phẩm chức năng từ thảo dược. ... .

Ăn uống lành mạnh. ... .

Lưu ý lượng muối nạp vào cơ thể ... .

Bổ sung đủ nước. ... .

Xây dựng chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp..

Dấu hiệu bệnh suy thận như thế nào?

Dấu hiệu bệnh thận dễ nhận biết.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể Khi chức năng thận suy giảm có thể dẫn đến sự tích tụ độc tố và tạp chất trong máu. ... .

Khó ngủ ... .

Da khô và ngứa. ... .

Thường xuyên có nhu cầu đi tiểu. ... .

Tiểu máu. ... .

Nước tiểu có nhiều bọt. ... .

Sưng mắt cá chân, bàn chân. ... .

Gây mất khẩu vị, chán ăn..