Bản đồ quy hoạch xã phú trung riềng bình phước năm 2024

Vì vậy việc lập quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Phú Riềng là rất cần thiết và cấp bách nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển không gian kinh tế - xã hội và hệ thống đô thị của huyện và tỉnh.

I.2. Các căn cứ thiết kế quy hoạch.

  • Nghị quyết số 931/NQ-UBTVQH13 ngày 15/05/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập để thành lập mới huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước.
  • Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 của Quốc Hội khóa XII.
  • Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
  • Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.
  • Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.
  • Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về việc phân loại đô thị.
  • Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ Xây dựng về Quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị.
  • Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD.
  • Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
  • Quyết định số 194/2006/QĐ-TTg ngày 24/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phước thời kỳ 2006 – 2020.
  • Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 01/07/2014 của UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Bình Phước.
  • Công văn số 3420/UBND-KTN ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về việc lập đồ án Quy hoạch chung Trung tâm huyện Phú Riềng.
  • Quyết định số 2674/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch chung Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.
  • Thông báo số 12/TB-UBND ngày 18/01/2016 của UBND tỉnh Bình Phước về ý kiến kết luận, chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Trăm - Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp thông qua quy hoạch chung tỷ lệ 1/5000 khu trung tâm hành chính huyện Phú Riềng.
  • Thông báo số 151/TB/TU ngày 26/04/2016 của Tỉnh ủy Bình Phước về Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy [tại phiên hợp lần thứ 16, ngày 28/03/2016].
  • Công văn số /SXD-QHKT ngày /2016 của Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước về việc góp ý đồ án quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.
  • Các công văn góp ý của Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước, Công ty TNHH một thành viên Cấp thoát nước tỉnh Bình Phước về việc quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Phú Riềng, tỉnh Bình Phước đến năm 2030, tầm nhìn sau năm 2030.
  • Bản đồ hành chính, địa chính, hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bình Phước, huyện Phú Riềng, xã Bù Nho tỷ lệ 1/10.000 – 1/25.000.
  • Bản đồ đo đạc địa hình khu vực quy hoạch tỷ lệ 1/5000.
  • Các số liệu điều tra cơ bản, các dự án đầu tư, các văn bản pháp lý có liên quan.

I.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đồ án:

I.1.3. Mục tiêu phát triển:

  • Xây dựng trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trở thành đô thị loại V, góp phần thúc đẩy tốc độ đô thị hoá vùng huyện và vùng tỉnh. Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng huyện bền vững, nâng cao chất lượng sống người dân đô thị.
  • Phát triển trung tâm huyện lỵ Phú Riềng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật của huyện Phú Riềng. Trung tâm nông nghiệp sinh thái của tỉnh.
  • Phát triển không gian đô thị theo hướng sinh thái cân bằng và bền vững, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và liên kết hệ thống đô thị tỉnh Bình Phước.

I.1.4. Nhiệm vụ của đồ án:

  • Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, thủy văn, Tác động của biến đổi khí hậu, Tài nguyên tự nhiên và nhân văn; Đánh giá hiện trạng về kinh tế - xã hội; Hiện trạng sử dụng đất đai, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và môi trường cảnh quan.
  • Đánh giá tổng hợp [phân tích SWOT] về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức.
  • Xác định bối cảnh phát triển của vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng tỉnh Bình Phước; Xác định vai trò vị thế của Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong mối quan hệ vùng tỉnh Bình Phước và vùng huyện Phú Riềng. Đánh giá tiềm năng, động lực phát triển đô thị. Đề xuất tính chất, chức năng đô thị; Dự báo quy mô dân số, lao động và quy mô đất đai xây dựng đô thị; Các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật chủ yếu cho các giai đoạn phát triển đô thị.
  • Đề xuất định hướng phát triển đô thị đến năm 2030:
  • Đề xuất mô hình phát triển và cấu trúc đô thị, phân vùng phát triển đô thị.
  • Đề xuất định hướng phát triển không gian đô thị bao gồm định hướng không gian các khu đô thị, hệ thống các trung tâm chuyên ngành và không gian công cộng.
  • Định hướng quy hoạch sử dụng đất.
  • Định hướng tổ chức không gian [thiết kế đô thị]: Đề xuất khung thiết kế đô thị tổng thể, hướng dẫn thiết kế đô thị về mật độ xây dựng, tầng cao- hệ số sử dụng đất toàn đô thị, hướng dẫn thiết kế đô thị không gian cảnh quan – công viên chuyên đề và không gian mở; Hướng dẫn TKĐT các vùng kiểm soát.
  • Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
  • Đánh giá tác động môi trường chiến lược và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng tới môi trường.
  • Quy hoạch xây dựng đợt đầu [đến năm 2020].
  • Xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, chính sách quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị và các giải pháp thực hiện đồ án Quy hoạch Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng đến năm 2030.

I.4. Phạm vi nghiên cứu thiết kế quy hoạch.

I.4.1. Phạm vi nghiên cứu mở rộng.

  • Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng tỉnh Bình Phước, vùng huyện Phú Riềng và xã Bù Nho.

Hình 3– Sơ đồ phạm vi nghiên cứu mở rộng Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong vùng tỉnh Bình Phước

Hình 4– Sơ đồ phạm vi nghiên cứu mở rộng Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong vùng huyện Phú Riềng

Hình 5– Sơ đồ phạm vi nghiên cứu mở rộng Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong xã Bù Nho

I.4.2. Phạm vi ranh giới lập quy hoạch.

Ranh giới lập quy hoạch chung trung tâm huyện lỵ Phú Riềng có quy mô diện tích khoảng 650,8ha và được giới hạn cụ thể như sau:.

  • Phía Bắc : Giáp đất trồng cây lâu năm và Nông trường 9.
  • Phía Nam : Giáp cầu Rạt.
  • Phía Đông : Giáp đất trồng cây lâu năm của dân.
  • Phía Tây : Giáp đường điện 110 KV.

Hình 6– Sơ đồ phạm vi nghiên cứu trực tiếp

I.4.3. Giai đoạn nghiên cứu.

  • Đến năm 2030.
  • Tầm nhìn sau năm 2030.

CHƯƠNG II

CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

  1. Các điều kiện tự nhiên.

II.1.1. Vị trí địa lý.

  • Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch nằm ở trung tâm vùng tỉnh Bình Phước; cách trung tâm TX. Đồng Xoài khoảng 20km về phía Nam, cách thị xã Phước Long 25km về phía Bắc. Nằm trên trục hành lang kinh tế ĐT.741 và ở phía Nam huyện Phú Riềng.
  • Tổng diện tích tự nhiên: 650,8 ha.

Hình 7– Vị trí địa lý Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong tỉnh Bình Phước và huyện Phú Riềng

II.1.2. Khí hậu.

Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng thuộc huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước nên có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa điển hình, khô nóng, lượng bốc hơi lớn.

  1. Nhiệt độ:

Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định khoảng 26-27,5oC

Nhiệt độ không khí trung bình năm là 26,4oC, nhiệt độ tháng cao nhất 28,6oC [tháng 5], nhiệt độ tháng thấp nhất là 24,1oC vào tháng 1 [số liệu trạm Phước Long].

  1. Mưa:

Mùa mưa: theo số liệu thống kê của trạm Phước Long, lượng mưa trung bình năm là 3.100,7 mm/năm, từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 85-90% lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn và tập trung làm những khu vực có độ dốc lớn dễ bị xói mòn và rửa trôi rất mạnh, dịch chuyển sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp, ảnh hưởng đến phân hóa vỏ thổ nhưỡng.

Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 10-15% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí thấp, lượng bốc hơi cao chiếm khoảng 64-67% tổng lượng mưa cả năm.

Lượng mưa trung bình năm từ 3.000 – 3.100 mm. Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp, mùa mưa cây cối phát triển rất tốt và là sản xuất chính, ngược lại mùa khô cây cối khô cằn phát triển rất kém.

  1. Độ ẩm:

Theo số liệu thống kê của trạm Phước Long, độ ẩm không khí trung bình năm từ 70%-75,5%. Độ ẩm không khí thấp nhất là 62% [tháng 1], cao nhất là 86% [tháng 7].

  1. Nắng:

Tổng giờ nắng trong năm trung bình 2.845 giờ [trạm Phước Long], số giờ nắng bình quân trong ngày 7-7,8 giờ. Thời gian nắng dài nhất vào các tháng ít mưa 3,5, thời gian ít nắng nhất vào các tháng mưa nhiều 6,7.

  1. Gió:

Có hướng gió chủ đạo là gió mùa Tây Nam [mùa mưa] và Đông Bắc [mùa khô].

Mùa khô : Gió chính Đông chuyển dần sang Đông – Bắc tốc độ bình quân 3,5m/s.

Mùa mưa : Gió chính Đông chuyển dần sang Tây – Nam tốc độ bình quân 3,2m/s.

[Nguồn : Niên giám Thống kê tỉnh Bình Phước năm 2014].

II.1.3. Địa chất thủy văn

Phân bố hầu hết trên địa bàn huyện, chủ yếu là đất đỏ phát triển trên đất đá bazan và đất xám phát triển trên phù sa cổ. Dạng địa hình bưng bàu thấp trũng, nằm xen kẽ với dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, thổ nhưỡng thường gặp trên dạng địa hình này là đất dốc tụ, mùn giây...

Có suối Rạt chạy dọc phía Đông, phía Nam và suối Bến Tre, suối Đắk Minun ở phía Tây, dẫn vào suối nhỏ, ao, hồ Bàu Lách khu quy hoạch.

Với đặc điểm thủy văn hệ thống suối, hồ kết nối với nhau tương đối hoàn chỉnh, trong định hướng phát triển không gian cần khai thác yếu tố đặc trưng này.

Hình 8– Sơ đồ phân tích hiện trạng thủy văn

II.1.4. Địa hình, địa mạo:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch dạng địa hình đồi thấp lượn sóng, có địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông về phía suối Rạt. Cao độ cao nhất 129m ở khu vực phía Bắc, thấp nhất dọc suối Rạt ở phía Nam cao độ 72m.

Khu vực dọc hai bên đường ĐT.741 có địa hình cao.

Với địa hình như trên khu vực nghiên cứu quy hoạch ít bị tác động biến đổi khí hậu, địa hình thuận lợi cho xây dựng công trình.

Hình 9– Sơ đồ phân tích cao độ địa hình

II.1.5. Tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan.

  1. Tài nguyên đất đai:
  2. Đất đai thích nghi các loại cây trồng công nghiệp như cao su, điều...
  3. Tài nguyên nước :
  4. Nước mặt:

Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch có suối Rạt, hồ Bàu Lách và các ao, suối nhỏ; Đây là nguồn nước chủ yếu để phục vụ nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt.

  • Nước ngầm:

Nguồn nước ngầm khan hiếm, chỉ có vào mùa mưa ở độ sâu giếng khoan 30-100m, mùa khô mạch nước ngầm gần như cạn kiệt.

  1. Tài nguyên cảnh quan:
  2. Cảnh quan tự nhiên hồ Bàu Lách, các ao hồ, suối nằm giữa khu đất, cùng với rừng cao su, vườn trồng cây lâu năm nằm trong và ngoài khu đất nên khu vực quy hoạch có cảnh quan rất đẹp và sinh thái.

Cần bảo tồn, khai thác và phát triển yếu tố đặc trưng cảnh quan tự nhiên này trong định hướng quy hoạch.

Hình 10– Sơ đồ hiện trạng cảnh quan tự nhiên

Cảnh quan vườn cao su

II.1.6. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên :

  1. Điểm mạnh:
  2. Vị trí nằm ở trung tâm vùng tỉnh kết nối thị xã Đồng Xoài, TX. Phước Long và TX. Bình Long. Nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị ĐT.741.
  3. Địa hình tương đối bằng phẳng quỹ đất xây dựng thuận lợi, cảnh quan rừng, nông nghiệp hồ, suối phong phú … có điều kiện để xây dựng phát triển đô thị mới đặc trưng.
  4. Khí hậu và tài nguyên nước thuận lợi phát triển đô thị.
  5. Đất đai thích nghi các loại cây trồng công nghiệp như cao su, điều...
  6. Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn thuận lợi việc đền bù giải tỏa.
  7. Điểm yếu:
  8. Vị trí nằm xa các trục hành lang kinh tế quốc gia.
  9. Khí hậu phân hóa theo mùa, tình trạng thay đổi mực nước ngầm, cạn kiệt nguồn nước mặt vào mùa khô ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
    1. Hiện trạng kinh tế - xã hội.

II.2.1. Hiện trạng kinh tế.

  • Công nghiệp - TTCN: Một số cơ sở công nghiệp đã được xây dựng trong xã Bù Nho. Một số chủ đầu tư đang lập thủ tục đầu tư để xây dựng khu công nghiệp và khu dân cư.v.v…
  • Nông, lâm nghiệp: Đã hình thành các vùng chuyên canh trồng cây lâu năm, chủ yếu là nông nghiệp trồng cây công nghiệp cao su và cây ngắn ngày [lúa, mì, hoa màu.v.v…].
  • Thương mại - dịch vụ- du lịch: chủ yếu là buôn bán tạp hóa, vật liệu xây dựng, thu mua nông sản.. dọc trên đường ĐT.741.

II.2.2. Hiện trạng xã hội.

  1. Hiện trạng dân cư

a.1. Dân số:

  • Dân số hiện trạng khu vực xây dựng trung tâm huyện lỵ Phú Riềng khoảng 9.500 người [1500 – 1.900 hộ], Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2015 là 1%.
  • Khu vực nghiên cứu quy hoạch dân cư tập trung mật độ cao khu vực phía Đông Bắc hồ Bù Lách và dọc phía Tây đường ĐT.741.

a.2. Dân tộc:

  • Tại khu vực nghiên cứu quy hoạch Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng chủ yếu là người Kinh.

[Nguồn : Phòng Thống kê huyện Phú Riềng].

  1. Hiện trạng lao động
  2. Chủ yếu là lao động sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 70%, còn lại lao động thương mại - dịch vụ.

Hình 11– Sơ đồ thực trạng phát triển dân cư

II.2.3. Đánh giá chung.

  1. Điểm mạnh:
  2. Có ưu thế phát triển công nghiệp chế biến nông sản chủ yếu là cao su, khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ.
  3. Ưu thế phát triển thương mại – dịch vụ dọc tuyến ĐT.741.
  4. Điểm yếu:
  5. Kinh tế cơ bản vẫn là nông - lâm nghiệp. Thương mại, dịch vụ nhỏ lẻ phục vụ cho điểm dân cư.
  6. Thiếu các cơ sở kinh tế tạo tiền đề cho đô thị phát triễn.
  7. Thiếu nguồn nhân lực cho hoạt động kinh tế đô thị.
  8. Hiện trạng sử dụng đất đai:

II.3.1. Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu quy hoạch.

Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực nghiên cứu quy hoạch Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng là 650,8ha, bao gồm các loại đất chủ yếu sau:

  • Đất nông nghiệp : 381,49 ha chiếm 58,62 % tổng diện tích đất tự nhiên, bao gồm đất trồng cây lâu năm khoảng 155,3ha, đất nông trường cao su khoảng 226,19 ha [trong đó đất trồng cao su do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng giao là 98,43ha, còn lại 127,76 ha là đất trồng cao su của người dân].
  • Đất ở nông thôn: 136,82 ha, chiếm tỷ lệ 21,02 %, chỉ tiêu bình quân đạt 150 - 195 m2/người, tập trung chủ yếu dọc tuyến đường ĐT.741 và các trục giao thông nội bộ.
  • Đất mặt nước bao gồm hồ Bàu Lách, các ao, suối nhỏ trong khu quy hoạch, diện tích khoảng 82,53ha, chiếm 12,68% diện tích khu đất.
  • Đất giao thông khoảng 41,51ha, gồm đường ĐT.741 và các đường nội bộ trong khu đất.
  • Còn lại là đất dịch vụ công cộng [1,38ha], TTCN [1,68ha], đất công trình tôn giáo [0,29ha]; đất nghĩa trang khoảng 5,1ha gồm đất nghĩa trang cao su Phú Riềng, đất nghĩa trang Tân Hòa 1, 2.

Bảng 1 : Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất

STT

Loại đất

Diện tích [ha]

Tỷ lệ [%]

01

Đất ở

136,82

21,02

02

Đất dịch vụ công cộng

1,38

0,21

03

Đất nông nghiệp

381,49

58,62

Đất trồng cây lâu năm

155,3

Đất nông trường cao su

226,19

04

Đất TTCN

1,68

0,26

05

Đất công trình tôn giáo

0,29

0,04

06

Đất nghĩa trang

5,1

0,78

- Đất nghĩa trang cao su Phú Riềng

3,6

- Đất nghĩa trang Tân Hòa 1,2

1,5

07

Đất giao thông

41,51

6,38

08

Mặt nước

82,53

12,68

Tổng cộng

650,8

100

[Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Riềng – năm 2015].

II.3.2. Đánh giá chung.

  1. Điểm mạnh:
  2. Đất nông nghiệp chiếm gần 60%, chủ yếu là đất trồng cao su. Quỹ đất chưa khai thác xây dựng lớn thuận lợi trong việc đền bù giải tỏa xây dựng đô thị.
  3. Khai thác tốt quỹ đất dọc Tỉnh lộ, giao thông nội bộ phát triển các khu dân cư nông thôn tập trung.
  4. Điểm yếu:
  5. Khai thác quỹ đất chưa hiệu quả.

Hình 12 – Sơ đồ không ảnh khu vực nghiên cứu quy hoạch

  1. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan.

II.4.1. Hiện trạng kiến trúc cảnh quan.

  • Đường ĐT.741 là trục giao thông chính qua đô thị, tập trung các công trình trường học, nhà thờ, trạm xăng, dịch vụ đan xen nhà ở dạng nhà phố kết hợp buôn bán nhỏ. Các công trình xây dựng có quy mô nhỏ, hình thức kiến trúc toàn tuyến đơn điệu, không đồng bộ. Chủ yếu là nhà ở mật độ thấp, nhà 1 tầng, nhà bán kiên cố.

Hình 13 – Sơ đồ hiện trạng hình thái đô thị và kiến trúc cảnh quan

II.4.2. Hiện trạng nhà ở và các công trình công cộng.

  1. Hiện trạng nhà ở.
  2. Tổng diện tích đất ở là 136,82 ha, chiếm 21,02% tổng diện tích tự nhiên khu đất quy hoạch, phần lớn tập trung khu vực phía Tây Bắc, Tây Nam và dọc đường ĐT.741 và các đường giao thông nội bộ, thuận tiện cho buôn bán, đi lại và canh tác nông nghiệp.
  3. Nhà ở được bố trí và xây dựng theo dạng nhà ở nông thôn, mật độ xây dựng thấp, nhà ở phát triển tự phát, chưa hình thành được nét đặc trưng trong kiến trúc của địa phương.
  4. Hiện trạng khuôn viên mỗi hộ: nhà ở thuần nông, nhà ở kết hợp dịch vụ, nhà ở kết hợp sản xuất.
  5. Công trình công cộng.

b.1. Công trình dịch vụ thương mại.

  • Có một số trạm xăng nằm phía Tây đường ĐT.741: Trạm xăng Huy Hiếu, Trạm xăng Tư Lê.
  • Một số doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh thương mại: DNTN Hải Phượng, Công ty TNHH Tiến An, DNTN Hoàng Liên,…

b.2. Công trình giáo dục:

Khu vực quy hoạch hiện có 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non, cụ thể như:

  • 2 trường tiểu học: Trường tiểu học Long Phú [ở phía Nam], trường tiểu học Long Phú [ở phía Bắc]
  • 1 trường mầm non Long Phú.

Các công trình giáo dục có quy mô nhỏ, phục vụ dân cư hiện trạng quy hoạch.

b.3. Công trình tôn giáo.

  • Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng hiện có các công trình tôn giáo: Nhà tờ giáo xứ Giuse, chùa Pháp Lạc đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

II.4.3. Đánh giá chung:

  1. Điểm mạnh:
  2. Các công trình giáo dục đáp ứng được các nhu cầu về giáo dục.
  3. Các công trình dịch vụ công cộng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân
  4. Các công trình tôn giáo có giá trị về mặt văn hóa.
  5. Điểm yếu:
  6. Không gian đô thị chưa hình thành.
  7. Hầu hết các công trình có quy mô cấp xã quy mô nhỏ.
  8. Hình thức kiến trúc tự phát.
  1. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

II.5.2. Giao thông.

  1. Giao thông đối ngoại:
  2. Đường ĐT.741: Là trục giao thông chủ đạo, lộ giới 30m [lòng đường 20m, vỉa hè 5mx2].
  3. Đường ĐH. Bù Nho - Phước Tín: đi TX. Phước Long, lộ giới 8m [lòng đường 4m, vỉa hè 2mx2].
  4. Đường liên xã Bù Nho - Long Tân [nối từ ĐT 741] : lộ giới 12m [lòng đường 6m, vỉa hè 3mx2].
  5. Giao thông đối nội:
  6. Đường nội bộ trong khu dân cư, đường canh tác trong nông trường cao su, lộ giới 3 – 6m, chủ yếu đường đất.
  7. Nhận xét:
  8. Giao thông kết nối vùng huyện và vùng tỉnh còn khó khăn. Ngoài trục chính đường ĐT.741. có 1 số đường liên huyện, liên xã thuận lợi kết nối trong vùng tỉnh và huyện. Giao thông nội bộ đã có sự kết nối nhau nhưng quy mô nhỏ, cấp xã.

II.5.3. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng.

  1. Hiện trạng nền:
  2. Khu vực có địa hình núi cao ở phía Bắc, thoải dần xuống phía Nam và phía Đông. Trong phạm vi ranh quy hoạch, địa hình có cao độ từ 72 - 129m.
  3. Hiện trạng hệ thống thủy lợi
  4. Khu quy hoạch có hồ Bàu Lách và hệ thống suối Rạt, suối Bến Tre, suối Đắk Minun cung cấp nước sản xuất cho toàn bộ diện tích đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên hồ, suối cạn nước vào mùa khô gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Nhân dân tự đào ao, giếng khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
  5. Hệ thống kênh mương để phục vụ sản xuất hầu như không có, chỉ có tuyến kênh dẫn nước từ hồ Ông Kinh, tuy nhiên đã bị vùi lấp và người dân đặt ống bơm nước trực tiếp từ hồ vào vùng sản xuất.
  6. Hiện trạng thoát nước mưa.
  7. Chưa có hệ thống thoát nước. Nước mưa và nước thải được xả trực tiếp ra môi trường chủ yếu là tự thấm, thoát theo các rãnh đường, rồi tự chảy về các khe tụ thủy theo độ dốc địa hình vào hồ Bàu Lách, suối Rạt và các ao, hồ, suối nhỏ trong khu quy hoạch.

II.5.4. Hiện trạng cấp nước.

  • Hầu hết người dân đang sử dụng nguồn nước mặt, nước giếng, nước mưa không qua xử lý, chất lượng nước không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh.

II.5.5. Hiện trạng cấp điện.

  • Nguồn và phụ tải điện : Hiện nay, khu vực quy hoạch được cấp điện từ nguồn điện lưới quốc gia qua các tuyến 22kV phát xuất từ trạm biến thế 110kV Phước Long. Tuyến chính đi theo đường tỉnh ĐT 741, chiều dài khoảng 5,8km.
  • Lưới và trạm điện :
  • Trong khu vực quy hoạch hiện có tuyến cao thế 110kV Thác Mơ – Đồng Xoài đi ngang qua.
  • Các tuyến trung thế phân phối được xây dựng và vận hành ở cấp điện áp 22kV, là đường dây trên không, sử dụng cáp nhôm, nhôm lõi thép, đi trên trụ bê tông ly tâm cao 12 đến 14 mét, có cấu trúc 3 pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp. Các lộ ra trung thế được bảo vệ bằng máy cắt, các nhánh rẽ được bảo vệ bằng FCO.
  • Trạm hạ thế là loại trạm ngoài trời [trạm giàn, trạm treo].
  • Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ bảo vệ gồm FCO và LA.
  • Các tuyến hạ thế 0,4kV cung cấp và chiếu sáng giao thông sử dụng cáp xoắn ABC tiết diện từ 70mm² đến 185mm² đi trên trụ bê tông ly tâm cao 8,5m hoặc đi chung trên tuyến trụ trung thế [đường dây hỗn hợp].

II.5.6. Hiện trạng hệ thống thoát nước thải, CTR và nghĩa trang.

  1. Hiện trạng thoát nước thải :
  2. Hiện không có hệ thống thoát nước thải, nước mưa và nước thải chủ yếu tự thấm, thoát theo địa hình tự nhiên.
  3. Hiện trạng quản lý CTR :
  4. Chất thải rắn chủ yếu của khu quy họach là rác thải sinh hoạt. Hiện nay huyện chưa có bãi xử lý rác tập trung.
  5. Người dân thu gom, đốt và chôn lấp, hoặc đổ bừa bãi ở các khu đất trống, ven các tuyến đường giao thông, các tuyến kênh, mương, ao hồ dễ gây ô nhiễm môi trường.
  6. Hiện trạng Nghĩa trang :
  7. Nghĩa trang: trong khu vực quy hoạch có nghĩa trang công nhân [thôn Tân Hòa].

II.5.7. Hiện trạng môi trường đô thị:

  1. Môi trường không khí và độ ồn:
  2. Khu vực quy hoạch chủ yếu là đất cao su, nên chưa có tác động nhiều về môi trường. Tuy nhiên khu vực các trục giao thông chính trên đường ĐT.741, … một số chỉ tiêu tiếng ồn, bụi có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép.
  3. Môi trường nước
  4. Chất thải từ hoạt động nông nghiệp, việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu tùy tiện, xử lý các nguồn phân gia súc, phân người chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
  5. Trữ lượng nước ngầm vào loại nghèo, hiện nay khai thác chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt [khoan giếng, đào giếng] với quy mô nhỏ. Cần lưu ý đến tình trạng nước thải chưa qua xử lý xả thẳng ra môi trường, các bãi rác, nghĩa trang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
  6. Môi trường đất
  7. Sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật tùy tiện, mất cân bằng dinh dưỡng nên đất đai bị ô nhiễm do hóa chất.
  8. Hiện trạng quản lý chất thải rắn
  9. Nhân dân tự thu gom, đốt và chôn lấp, hoặc đổ bừa bãi ở các khu đất trống, ven các tuyến đường giao thông, các tuyến kênh, mương, ao hồ dễ gây ô nhiễm môi trường.

II.5.8. Đánh giá chung:

  1. Điểm mạnh:
  2. Có các hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh, của huyện đi qua như: tỉnh lộ 741, đường ĐH. Bù Nho - Phước Tín, đường liên xã Bù Nho - Long Tân thuận lợi phát triển đô thị.
  3. Cao độ, địa hình tương đối bằng phẳng, nhiều suối, hồ thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mưa.
  4. Nền địa chất ổn định thuận lợi cho việc xây dựng phát triển đô thị.
  5. Nguồn điện của tỉnh ổn định.
  6. Điểm yếu:
  7. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém.
  8. Hệ thống giao thông ngoài tỉnh lộ 741, đường liên xã Bù Nho- Long Tân là đường bê tông nhựa kiên cố thì hầu hết giao thông trong xã chưa đạt, gây rất nhiều khó khăn cho người dân khi lưu thông vào mừa mưa.
  9. Khó khăn về nguồn nước, trên địa bàn huyện chưa có nhà máy cấp nước. Nguồn cấp nước không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. Nước từ các hồ, suối cạn kiệt vào mùa khô.
  10. Chưa có hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng. Nước thải chưa qua xử lý thoát ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

Hình 14 – Sơ đồ tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

  1. Đánh giá tổng hợp hiện trạng[ Phân tích SWOT]:

II.7.1. Điểm mạnh:

  • Vị trí địa lý: Nằm trung tâm vùng tỉnh, nằm trên tuyến hành lang kinh tế ĐT.741 kết nối TX. Đồng Xoài, TX. Phước Long thuận lợi phát triển thương mại – dịch vụ.
  • Có ưu thế phát triển Công nghiệp chế biến nông sản [cao su] khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ và phát triển nông nghiệp chuyên canh và nông nghiệp công nghệ cao.
  • Quỹ đất chưa khai thác xây dựng lớn chủ yếu là đất cao su thuận lợi trong việc đền bù giải tỏa xây dựng các chức năng mới trung tâm huyện lỵ. Khai thác tốt quỹ đất dọc Tỉnh lộ ĐT. 741.
  • Khai thác cảnh quan hồ Bàu Lách, suối Rạt tạo bản sắc, cảnh quan nông nghiệp phát triển không gian mở cho đô thị.
  • Phát triển đô thị mới thuận lợi cho tổ chức không gian.

II.7.2. Điểm yếu:

  • Vị trí xa các trục hành lang kinh tế quốc gia. Khí hậu phân hóa.
  • Nền kinh tế cơ bản là nông nghiệp chuyên canh cây cao su. Cơ sở kinh tế Thương mại, dịch vụ chưa phát triển.
  • Hình thức kiến trúc trên tuyến đường ĐT741 xây dựng tự phát, chưa tạo được bộ mặt kiến trúc đồng bộ. Các công trình dịch vụ công cộng quy mô nhỏ.
  • Hạ tầng kỹ thuật còn sơ khai. Nguồn nhân lực thiếu.

II.7.3. Cơ hội:

  • Hình thành trung tâm hành chính chính trị, dịch vụ công cộng cấp huyện góp phần thúc đẩy đô thị hóa huyện Phú Riềng.
  • Phát triển một đô thị hiện đại có bản sắc văn hóa và đặc trưng về cảnh quan sinh thái.
  • Phát triển các truing tâm thương mại – dịch vụ. Dân cư sinh thái.
  • Khai thác thác quỹ đất đai, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

II.7.4. Thách thức:

  • Cạnh tranh lợi thế so sánh phát triển các đô thị trong vùng tỉnh về các lĩnh vực như đầu tư, nguồn nhân lực và các cơ hội phát triển khác.
  • Nguồn vốn đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Khai thác quỹ đất hiệu quả.
  • Yêu cầu cho một lượng lớn lao động có kinh nghiệm phục vụ cho bộ máy hành chính của huyện.
  • Công tác thực hiện quy hoạch, quản lý phát triển đô thị.

CHƯƠNG III

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

III.1. Bối cảnh phát triển:

III.1.1. Bối cảnh vùng TP. Hồ Chí Minh.

  • Là vùng đô thị lớn động lực phát triển kinh tế hàng đầu của quốc gia. Vùng đô thị có vai trò vị thế chiến lược trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á Thái Bình Dương.
  • Là một vùng phát triển năng động và có khả năng thích ứng cao hướng tới phát triển cân bằng và bền vững. Là trung tâm kinh tế tri thức, đầu mối giao thương quốc tế. Trung tâm thương mại, dịch vụ và trung tâm văn hóa đặc sắc.
  • Là một vùng có khả năng tạo công ăn việc làm, các điều kiện xã hội và chất lượng cuộc sống tốt. Vùng có cảnh quan đặc trưng về biển, về rừng, về sông nước.
  • TP. HCM là đô thị hạt nhân - trung tâm tri thức sáng tạo, động lực phát triển kinh tế của toàn vùng, cũng như của toàn quốc với các kết nối mạnh mẽ quốc tế.

Hình 15 - Sơ đồ Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong vùng TP. Hồ Chí Minh

III.1.2. Bối cảnh vùng tỉnh Bình Phước và vùng huyện Phú Riềng

  • Bối cảnh vùng tỉnh Bình Phước:
  • Bình Phước đóng vai trò là cửa ngõ giao thương của vùng thành phố Hồ Chí Minh với các nước tiểu vùng sông Mê Kông.
  • Đến năm 2030, Bình Phước là tỉnh công nghiệp, phát triển công nghiệp đa ngành, công nghiệp phi thuế quan cửa khẩu.
  • Vùng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, thế mạnh cây công nghiệp. Vùng phát triển du lịch sinh thái rừng đặc trưng, du lịch lịch sử, văn hóa đặc sắc; Vùng bảo vệ nguồn nước, rừng cảnh quan và sự đa dạng sinh học.
  • Là vùng có chất lượng cuộc sống cao, phát triển cân bằng có hệ thống đô thị hiện đại kết nối với cảnh quan nông nghiệp, cảnh quan rừng, hồ
  • Bối cảnh vùng huyện Phú Riềng:
  • Phát triển theo hướng đô thị dịch vụ - công nghiệp địa phương.
  • Phát triển nông nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến. Nông nghiệp công nghệ cao

III.2. Vai trò, vị thế và mối quan hệ trong vùng tỉnh và vùng huyện.

  1. Vai trò, vị thế và mối quan hệ Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong vùng tỉnh Bình Phước:
  2. Là đô thị loại V thuộc tỉnh Bình Phước.
  3. Có mối quan hệ kết nối với vùng đô thị trung tâm của tỉnh [TX. Đồng Xoài] và đô thị trung tâm vùng phía Bắc [TX. Phước Long] trên trục đường ĐT.741.

Hình 16 - Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng [trong vùng tỉnh Bình Phước]

  1. Vai trò và vị thế Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong vùng huyện Phú Riềng
  2. Là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Riềng.
  3. Đầu mối giao thông quan trọng và Trung tâm giao thương kinh tế trong toàn huyện.
  4. Là hạt nhân động lực thúc đẩy phát triển kinh tế toàn huyện.

Hình 17- Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng [trong vùng huyện Phú Riềng]

III.3. Các tiềm năng tạo động lực phát triển:

  • Vị trí: Nằm ở Trung tâm vùng tỉnh Bình Phước. Nằm trên trục hành lang kinh tế - đô thị của tỉnh đường ĐT 741 kết nối đường Hồ Chí Minh [Quốc lộ 14] và Quốc lộ 14C.
  • Có tiềm năng phát triển về các lãnh vực kinh tế như: Thương mại, dịch vụ. Công nghiệp địa phương, nông nghiệp công nghệ cao.
  • Có tiềm năng về đất đai phát triển đô thị. hệ sinh thái hồ Bàu Lách, suối và cảnh quan nông nghiệp phát triển dịch vụ du lịch, giải trí.

III.4. Tính chất và chức năng đô thị.

  • Là trung tâm hành chính – chính trị, trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của huyện Phú Riềng.
  • Trung tâm dịch vụ, nông nghiệp đô thị của vùng huyện Phú Riềng và vùng tỉnh Bình Phước.
  • Trung tâm công nghiệp địa phương của tỉnh Bình Phước.
  • Có vai trò quan trọng an ninh quốc phòng.

III.5. Quy mô dân số lao động xã hội theo các phương án dự báo.

III.5.1. Cơ sở dự báo.

  • Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
  • Quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và huyện Phú Riềng đến năm 2020.
  • Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Phước.
  • Các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh.
  • Các dự án phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch.

III.5.2. Các phương pháp tính toán quy mô dân số:

  • Phương pháp tăng tự nhiên, tăng cơ học trên cơ sở cân bằng lao động xã hội phù hợp với dự kiến phát triển kinh tế của đô thị, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ, hành chính sự nghiệp; Phát triển công nghiệp, phát triển nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến.

Dự báo nhu cầu và khả năng lao động theo từng giai đoạn:

  • Năm 2020:
  • Tổng lao động trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 87% dân số trong độ tuổi lao động.
  • Tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp dự kiến chiếm 70,74% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế, tương ứng khoảng 5.320 người.
  • Tỷ lệ lao động CN - TTCN dự kiến chiếm 2,7%, khoảng 200 người.
  • Tỷ lệ lao động thương mại - dịch vụ, hành chính sự nghiệp dự kiến chiếm 26,60%, tức khoảng 2.000 người.
  • Lao động thất nghiệp, việc làm không ổn định chiếm khoảng 15%.

Như vậy tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2020 khoảng 8.850 người. Dự báo số người này chiếm khoảng 59% dân số. Vậy dân số toàn đô thị đến năm 2020 tương ứng khoảng 15.000 người.

  • Năm 2030:
  • Tổng lao động trong các ngành kinh tế chiếm khoảng 87% dân số trong độ tuổi lao động.
  • Tỷ lệ lao động nông lâm ngư nghiệp dự kiến chiếm 25,54% tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế, tức khoảng 4.000 người.
  • Tỷ lệ lao động CN - TTCN dự kiến chiếm 16%, tức khoảng 2.500 người.
  • Tỷ lệ lao động thương mại - dịch vụ, du lịch, hành chính sự nghiệp dự kiến chiếm 58,49%, tương ứng khoảng 9.160 người.
  • Lao động thất nghiệp, việc làm không ổn định chiếm khoảng 12%.

Như vậy tổng lao động trong độ tuổi vào năm 2030 khoảng 18.000 người. Dự báo số người này chiếm khoảng 60% dân số [theo tháp tuổi]. Vậy dân số toàn đô thị đến năm 2030 tương ứng khoảng 30.000 người.

Bảng 2 : Cân bằng lao động

TT

Hạng mục

Dự báo

2020

2030

I

Dân số trong tuổi LĐ [1000 người]

8,85

18,00

- Tỷ lệ % so dân số

59,00

60,00

II

Tổng LĐ làm việc trong các ngành kinh tế [1000người]

7,52

15,66

- Tỷ lệ % so LĐ trong độ tuổi

85,00

87,00

Phân theo ngành:

2.1

LĐ nông lâm nghiệp, thủy sản [1000 người]

5,320

4,00

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

70,74

25,54

2.2

LĐ CN, TTCN, XD [1000 người ]

0,20

2,50

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

2,66

15,96

2.3

LĐ dịch vụ-thương mại, du lịch, HCSN [1000 người]

2,00

9,16

- Tỷ lệ % so LĐ làm việc

26,60

58,49

III

Lao động khác

2,21

3,60

3.1

Dân số trong tuổi lao động đi học, nội trợ

0,44

0,90

- Tỷ lệ % so tổng dân số trong tuổi lao động

5,00

5,00

3.2

Dân số trong tuổi lao động tàn tật, mất sức

0,35

0,54

- Tỷ lệ % so tổng dân số trong tuổi lao động

4,00

3,00

3.3

Thất nghiệp, không ổn định [1000 người]

1,42

2,16

- Tỷ lệ % so tổng dân số trong tuổi lao động

16,00

12,00

Trên cơ sở dự báo về lực lượng lao động và cơ cấu lao động áp dụng công thức:

Pt = Po [1 + µ]n + Pm

Trong đó:

Pt: Dân số năm dự báo; Po: Dân số năm hiện trạng

α: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên theo các giai đoạn; n: Số năm dự báo

Pm: Dân số tăng cơ học do nhu cầu phát triển kinh tế

Bảng 3 : Kết quả dự báo dân số

TT

Hạng mục

Hiện trạng

Dự báo

2015

2020

2030

Dân số khu thiết kế quy hoạch, 1000 người

9,500

15,00

30,00

1

Dân số Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng

9,500

10,20

11,27

[Dân số tăng tự nhiên theo hàm số

Pt = Po [1 + α]n

- Tỷ lệ tăng tự nhiên, %/năm

1,30

1,20

1,00

2

Dân số tăng cơ học [Pm]

4,80

18,73

[Do nhu cầu phát triển kinh tế]

- TB năm, 1000 người

0,53

1,87

III.6. Quy mô đất đai xây dựng đô thị.

III.6.1. Cơ sở dự báo.

  • Dự báo quy mô đất đai xây dựng đô thị được dựa trên các cơ sở sau:
  • Tổng dân số hiện trạng Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng là 9.500 người [năm 2014].
  • Dự báo về quy mô phát triển dân số :
  • Năm 2020 dân số Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng: 15.000 người.
  • Năm 2030 dân số Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng: 30.000 người.
  • Dựa trên tính toán và đánh giá khả năng dung nạp của đất đai có thể xây dựng được trong phạm vi quỹ đất xây dựng đô thị [Chi tiết trong phần đánh giá đất xây dựng].
  • Dựa trên các chỉ tiêu sử dụng đất áp dụng cho đô thị loại V.

III.6.2. Dự báo quy mô sử dụng đất.

Dự kiến chỉ tiêu sử dụng đất xây dựng đô thị như sau:

  • Đến năm 2020: Đất xây dựng đô thị khoảng 300 ha, trong đó đất dân dụng khoảng 115 ha với chỉ tiêu đất dân dụng 76,67m2/người.
  • Đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng 650,8 ha, trong đó đất dân dụng 299,5 ha với chỉ tiêu đất dân dụng 99,83m2/người.

III.7. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế.

Bảng 4 : Các chỉ tiêu sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Chỉ tiêu quy hoạch

năm 2020

năm 2030

A

Dân số

1

Dân số đô thị

1000 người

15.000

30.000

-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1,2

1,0

-

Dân số tăng tự nhiên

1000 người

7,52

8,31

-

Dân số tăng cơ học

1000 người

7,48

21,69

B

Tổng diện tích đất phạm vi nghiên cứu trực tiếp

Ha

650,8

650,8

II

Đất xây dựng đô thị

Ha

300

650,8

III

Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị

m2/người

180 - 200

200 - 250

1

Đất dân dụng

m2/người

70 - 90

90 - 110

- Đất ở

m2/người

45-55

55-65

- Đất CTCC đô thị

m2/người

3 - 4

4 – 5

- Đất cây xanh đô thị

m2/người

7 - 8

8 – 10

- Đất giao thông nội thị

m2/người

15 - 20

15 – 20

2

Đất ngoài dân dụng

m2/người

100-120

110-120

C

Hạ tầng kỹ thuật nội thị

1

Mật độ đường phố chính và khu vực

Km/km2

3

4

2

Tỷ lệ đất giao thông

% đất XDĐT

15 – 17

18 - 20

3

Cấp nước sinh hoạt

l/ng/ngày

80

100

4

VSMT [rác thải]

kg/ng/ngày

0,6

0,6

5

Cấp điện sinh hoạt

Kwh/ng.năm

400

1.000

6

Thông tin liên lạc

máy/1.000 người

6

10

7

Thoát nước bẩn

% lượng nước cấp

70

80

CHƯƠNG IV

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

IV.1. Định hướng cấu trúc đô thị.

IV.1.1. Quan điểm và nguyên tắc.

  1. Quan điểm
  2. Tăng cường kết nối với các trục hành lang kinh tế đô thị vùng và quốc gia.
  3. Đặt vai trò Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng trong bối cảnh phát triển của vùng TP. Hồ Chí Minh, vùng tỉnh Bình Phước và vùng huyện Phú Riềng.
  4. Phát huy tiềm năng về vị trí, đất đai, cảnh quan đặc trưng hồ Bàu Lách, suối Rạt...nông nghiệp.
  5. Triết lý quy hoạch là một đô thị sinh thái hiện đại, phát triển các khu đô thị nén và chức năng hỗn hợp.
  6. Xác định tầm nhìn và phát triển theo chiến lược toàn diện và cân bằng.
  7. Phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
  8. Nguyên tắc
  9. Tích hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước.
  10. Tính khả thi và tính hiệu quả về kinh tế xã hội.
  11. Tiên tiến, hiện đại, mang đậm bản sắc đặc trưng.
  12. Bảo vệ môi trường cảnh quan.

IV.1.2. Tầm nhìn.

  • Đô thị loại V thuộc tỉnh, đô thị trung tâm huyện Phú Riềng. Có vai trò là đô thị sinh thái hiện đại với cảnh quan hồ, suối và các công viên chuyên đề nông nghiệp đô thị.
  • Trung tâm công nghiệp địa phương, dịch vụ, nông nghiệp đô thị vùng tỉnh.
  • Phát triển không gian đô thị theo hướng hỗn hợp, sinh thái, có chất lượng sống cao.

    IV.1.3. Các mục tiêu chiến lược phát triển đô thị.

  • Phát triển đô thị theo mô hình đô thị đặc trưng hồ, suối cảnh quan nông nghiệp, phát triển theo cấu trúc đô thị tập trung với các khu đô thị theo tuyến trên trục ĐT.741.
  • Hình thành các khu đô thị theo chức năng: Khu đô thị sinh thái - dịch vụ, Khu đô thị hành chính - chính trị và Khu đô thị thương mại - dịch vụ.
  • Phát triển các trung tâm chuyên ngành: Trung tâm hành chính chính trị cấp huyện, trung tâm thương mại-dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm văn hóa - TDTT, trung tâm y tế.
  • Phát triển các khu dân cư sinh thái hỗn hợp.
  • Hình thành các công viên chuyên đề gắn với hồ và suối.
  • Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp đô thị. Khu công nghiệp địa phương.
  • Phát triển khung hạ tầng kỹ thuật giao thông kết nối với các trục hành lang kinh tế đô thị ĐT.741 và kết nối với vùng tỉnh.
  • Khẳng định vai trò vị thế của đô thị đặc trưng trong vùng tạo sức hấp dẫn đầu tư.
  • Phát triển đô thị trung tâm huyện Phú Riềng trở thành đô thị có tính cạnh tranh cao và môi trường sống tốt. Bảo tồn các không gian cây xanh cảnh quan, mặt nước, hồ – suối kết nối toàn đô thị tạo cảnh quan hấp dẫn và bản sắc riêng cho đô thị.
  • Khai thác tiềm năng đất đai dọc đường ĐT.741, hồ Bàu Lách.

IV.1.4. Mô hình phát triển và cấu trúc đô thị.

  1. Mô hình phát triển:
  2. Phát triển đô thị theo mô hình chuỗi các khu đô thị theo tuyến ĐT.741 và khung cảnh quan suối, hồ công viên chuyên đề và cảnh quan nông nghiệp.
  3. Cấu trúc đô thị:

Cấu trúc các trục lưu thông:

  • Các trục dọc:
  • Đường ĐT.741: Là trục dọc chính đô thị kết nối TP. Đồng Xoài, TX. Phước Long.
  • Đường D1: Hình thành trên cơ sở đường hiện hữu.
  • Đường Bù Nho - Phước Tín – N9 -Tân Bình - Tân Hòa: Phát triển trên đường huyện hiện hữu kết nối đi TX. Phước Long và đi qua các khu đô thị.
  • Đường D3: Đường dự kiến kết nối Trung tâm hành chính - chính trị và trung tâm các khu đô thị.
  • Các trục ngang:
  • Đường N7: Trục đường dự kiến kết nối trung tâm hành chính - chính trị - dịch vụ công cộng ven hồ Bàu Lách.
  • Đường N3a: Trục đường hiện hữu kết nối trung tâm hành chính, trung tâm thương mại, trung tâm khu đô thị, công viên TDTT, cụm công nghiệp và đi xã Long Tân.
  • Cấu trúc không gian các khu đô thị:

Hình thành 3 khu đô thị gồm:

  • Khu đô thị sinh thái - dịch vụ.
  • Khu đô thị hành chính - chính trị.
  • Khu đô thị thương mại - dịch vụ.
  • Cấu trúc không gian cây xanh cảnh quan, không gian mở:
  • Bảo tồn không gian hồ Bàu Lách và suối kết nối công viên cây xanh cảnh quan giữa lòng đô thị tạo đô thị đặc trưng và cải thiện vi khí hậu môi trường sống sinh thái.
  • Vùng sản xuất nông nghiệp nằm ngoài khu đất quy hoạch.

Hình 18- Sơ đồ cấu trúc đô thị

IV.2. Định hướng phát triển không gian

IV.2.1. Phân vùng phát triển.

  • Vùng xây dựng đô thị:

Diện tích khoảng 650,8 ha, bao gồm Khu đô thị sinh thái - dịch vụ [231ha], Khu đô thị hành chính - chính trị [183,8 ha], Khu đô thị thương mại - dịch vụ [236 ha].

  • Vùng cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở:

Bao gồm hệ thống công viên cây xanh tập trung như quảng trường, công viên văn hoá TDTT, công viên chuyên đề, cây xanh cảnh quan quanh hồ Bàu Lách và dọc suối.

Hình 19- Sơ đồ phân vùng phát triển

IV.2.2. Định hướng phát triển không gian Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng đến năm 2030.

  • Định hướng không gian các Khu đô thị [KĐT].
  • Định hướng hệ thống các trung tâm chuyên ngành và không gian công cộng.
  • Định hướng không gian phân bố dân cư.
  • Định hướng không gian phân bố công nghiệp và đầu mối hạ tầng kỹ thuật.
  • Định hướng không gian cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở.
  1. Định hướng không gian các khu đô thị.
  2. Đến năm 2030 Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng đến năm 2030 hình thành 3 khu đô thị gồm Khu đô thị sinh thái - dịch vụ, Khu đô thị hành chính - chính trị, Khu đô thị thương mại – dịch vụ, với tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 650,8ha. Cụ thể như sau:

a.1. Định hướng phát triển không gian Khu đô thị sinh thái - dịch vụ:

  • Vị trí: ở phía Bắc đô thị.
  • Quy mô: Dự báo đến năm 2020 khoảng: 6.000 người, đất xây dựng khu đô thị: 100 ha; Dự báo đến năm 2030 khoảng: 9.230 người, đất xây dựng khu đô thị: 231 ha.
  • Chức năng: Là trung tâm du lịch sinh thái - dịch vụ công cộng cấp đô thị, phát triển hỗn hợp, khu ở chỉnh trang, khu ở tập trung.
  • Định hướng không gian:
  • Phát triển các không gian gắn với trục không gian chính đường ĐT.741, đường Bù Nho - Phước Tín, đường D1, đường ven hồ Bàu Lách [N8, N10].
  • Không gian ở: Ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang, xây dựng dân cư ở mới mật độ cao ở phía Bắc đường ĐT.741 và ở mật độ thấp ven hồ phía Tây Nam hồ Bàu Lách.
  • Không gian công cộng và các trung tâm chuyên ngành: Bố trí dịch vụ công cộng, phát triển hỗn hợp trên tuyến ĐT.741.
  • Không gian cây xanh không gian mở: Bố trí công viên cây xanh tập trung xung quanh hồ Bàu Lách.

Hình 20- Sơ đồ hiện trạng [không ảnh] và quy hoạch sử dụng đất khu đô thị sinh thái - dịch vụ

a.2. Định hướng phát triển không gian Khu đô thị hành chính - chính trị:

  • Vị trí: Nằm ở trung tâm khu đô thị.
  • Quy mô: Dự báo đến năm 2020 khoảng: 4.000 người, đất xây dựng khu đô thị: 90 ha; Dự báo đến năm 2030 khoảng: 9.540 người, đất xây dựng khu đô thị: 183,8ha.
  • Chức năng: Là trung tâm hành chính - chính trị, trung tâm văn hóa – TDTT, trung tâm giáo dục đào tạo, trung tâm y tế cấp huyện; Dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị, công viên tập trung, các khu ở tập trung và ở sinh thái nhà vườn.
  • Định hướng không gian:
  • Phát triển không gian gắn trục không gian chính ĐT.741 hiện hữu, trục trung tâm hành chính - chính trị,….
  • Không gian ở: Ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang, xây dựng dân cư ở mới mật độ cao đan xen khu vực Huyện Ủy – HĐND – UBND và trung tâm khu đô thị; Ở hiện hữu chỉnh trang, ở kết hợp thương mại trên đường ĐT.741.
  • Không gian công cộng và các trung tâm chuyên ngành: Bố trí phía Tây đường ĐT.741 tiếp cận hồ Bàu Lách các công trình Trung tâm hành chính - chính trị - cơ quan [Huyện Ủy – UBND – HĐND …], trung tâm hội nghị, trung tâm giáo dục – đào tạo; Bố trí trung tâm văn hóa – TDTT, trung tâm y tế, dịch vụ công cộng cấp đô thị ở phía Đông đường ĐT.741.
  • Không gian cây xanh không gian mở: Bố trí quảng trường trung tâm [trước Huyện Ủy và UBND - ], giữ lại ao hồ, suối hiện hữu kết nối hồ Bàu Lách tổ chức công viên cây xanh dọc suối kết nối công viên hô cảnh quan Bàu Lách.

Hình 21- Sơ đồ hiện trạng [không ảnh] và quy hoạch sử dụng đất khu đô thị hành chính - chính trị

a.3. Định hướng phát triển không gian Khu đô thị thương mại – dịch vụ:

  • Vị trí: Nằm ở phía Nam đô thị.
  • Quy mô: Dự báo đến năm 2020 khoảng: 5.000 người, đất xây dựng khu đô thị: 110 ha; Dự báo đến năm 2030 khoảng: 11.230 người, đất xây dựng khu đô thị: 236ha.
  • Chức năng: Là trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm y tế cấp huyện; dịch vụ công công cấp đô thị và khu đô thị, khu phát triển hỗn hợp, công viên chuyên đề; Các khu ở tập trung, khu ở mật độ thấp.
  • Định hướng không gian:
  • Phát triển không gian gắn trục không gian chính đường ĐT.741, đường N3a, đường D6, đường N1, đường N3.
  • Không gian ở: Cải tạo chỉnh trang, ở mật độ thấp nằm phía Tây đường ĐT.741, xây dựng mới ở mật độ cao [ở kết hợp thương mại] dọc 2 bên đường ĐT.741.
  • Không gian công cộng và các trung tâm chuyên ngành: Bố trí các công trình trung tâm thương mại - dịch vụ; trung tâm thương mại, trung tâm y tế, phát triển hỗn hợp trên đường ĐT.741; dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị.
  • Không gian cây xanh không gian mở: Bố trí công viên chuyên đề , văn hóa – TDTT kết nối công viên cây xanh ven ao - suối nằm giữa khu đô thị kết nối cây xanh cảnh quan ở phía Nam ven suối Rạt.

Hình 22- Sơ đồ hiện trạng [không ảnh] và quy hoạch sử dụng đất khu đô thị thương mại – dịch vụ

Bảng 5 : Tổng hợp quy mô các khu đô thị

Ký hiệu

Tên khu đô thị

Tính chất

Quy mô đất đai [ha]

Quy mô dân số [người]

2020

2030

2020

2030

K1

Khu đô thị sinh thái - dịch vụ

Khu đô thị sinh thái, các dịch vụ thương mại, du lịch, giải trí

100

231

6.000

9.230

K2

Khu đô thị hành chính - chính trị

Khu đô thị hành chính - chính trị, văn hóa - TDTT, giáo dục – đào tạo, y tế

90

183,8

4.000

9.540

K3

Khu đô thị thương mại – dịch vụ

Khu đô thị thương mại, y tế, dịch vụ công cộng

110

236

5.000

11.230

Tổng cộng

300

650,8

15.000

30.000

  1. Định hướng hệ thống các trung tâm chuyên ngành và không gian công cộng.

Hệ thống các trung tâm:

Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng là đô thị huyện lỵ của huyện Phú Riềng nên các trung tâm chuyên ngành phân cấp như sau:

  • Trung tâm đô thị: + Trung tâm hành chính – chính trị, dịch vụ công cộng cấp huyện

+ Trung tâm các khu đô thị.

  • Trung tâm chuyên ngành: + Trung tâm thương mại – phát triển hỗn hợp.

+ Trung tâm giáo dục - đào tạo.

+ Trung tâm y tế.

+ Trung tâm văn hóa – TDTT.

+ Đất dịch vụ công cộng.

b.1. Trung tâm hành chính - dịch vụ công cộng huyện Phú Riềng [tương lai] và trung tâm các khu đô thị:

  • Trung tâm hành chính, chính trị và dịch vụ công cộng cấp huyện, diện tích khoảng 41,46ha: Xây dựng mới Khu chính trị cấp huyện Phú Riềng [Huyện ủy, tòa án, Viện kiểm soát, Mặt trận - các đoàn thể …] và Khu hành chính – cơ quan [gồm UBND – HĐND, Trung tâm hội nghị, công an huyện và các phòng ban] tại khu đô thị hành chính – chính trị.
  • Trung tâm dịch vụ công cộng các khu đô thị: bố trí tại trung tâm các khu đô thị, với tổng diện tích 14,57ha.
  • Khu đô thị sinh thái - dịch vụ: Nâng cấp các công trình hiện hữu, xây dựng mới trung tâm khu đô thị trên đường ĐT.741 phục vụ cho dân cư khu đô thị. Quy mô: 4,50 ha.
  • Khu đô thị hành chính - chính trị: Xây dựng mới công trình dịch vụ công cộng cấp khu đô thị phục vụ cho khu đô thị bố trí trên đường ĐT.741, quy mô 4,62 ha.
  • Khu đô thị thương mại – dịch vụ: Cải tạo và xây dựng mới các công trình công cộng cấp khu đô thị trên đường ĐT.741. Quy mô: 5,45 ha.

b.2. Các trung tâm chuyên ngành:

  • Trung tâm y tế: Bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng quy mô 150 - 250 giường, diện tích khoảng 6,65 ha, bố trí tại Khu đô thị hành chính – chính trị và khu đô thị thương mại – dịch vụ.
  • Trung tâm giáo dục - đào tạo: Diện tích khoảng 5,96 ha, gồm xây dựng mới trung tâm bồi dưỡng chính trị, trung tâm giáo dục thường xuyện, trung tâm dạy nghề, trường phổ thông trung học tại Khu đô thị hành chính - chính trị.
  • Trung tâm văn hóa, thể dục - thể thao: Diện tích khoảng 3,9ha xây dựng mới tại Khu đô thị hành chính - chính trị.
  • Trung tâm thương mại: Diện tích khoảng 7,77 ha xây dựng mới tại khu đô thị hành chính – chính trị và khu đô thị thương mại - dịch vụ, bố trí tiếp cận đường ĐT.741 bao gồm siêu thị kết hợp văn phòng cho thuê …
  • Đất phát triển hỗn hợp: Diện tích khoảng 40,64 ha, bao gồm đất ở, thương mại, dịch vụ công cộng … bố trí dọc đường ĐT.741.

Bảng 6 : Dự kiến quy mô các trung tâm

STT

Tên trung tâm

Chức năng

Quy mô [ha]

A

Trung tâm đô thị

56,03

I

Trung tâm hành chính - dịch vụ công cộng cấp huyện

Quản lý hành chính cấp huyện

41,46

II

Trung tâm các khu đô thị

14,57

1

Khu đô thị sinh thái - dịch vụ

Trung tâm khu đô thị

4,50

2

Khu đô thị chính trị - văn hóa

Trung tâm khu đô thị

4,62

3

Khu đô thị hành chính - thương mại

Trung tâm khu đô thị

5,45

B

Trung tâm chuyên ngành

Dịch vụ chuyên ngành cấp vùng

64,76

1

Trung tâm thương mại, dịch vụ

Dịch vụ du lịch cấp vùng huyện

7,77

2

Trung tâm văn hoá - TDTT

Văn hoá - TDTT cấp vùng huyện

3,74

3

Trung tâm y tế

Y tế cấp vùng huyện

6,65

4

Trung tâm giáo dục - đào tạo

Giáo dục đào tạo cấp vùng huyện

5,96

5

Đất phát triển hỗn hợp

40,64

Tổng cộng

120,79

Hình 23- Sơ đồ hệ thống các trung tâm

  1. Định hướng không gian các khu ở.

Đất ở đô thị có tổng diện tích 195 ha, bao gồm Khu đô thị sinh thái - dịch vụ 60 ha, Khu đô thị hành chính - chính trị 62ha, Khu đô thị thương mại – dịch vụ 73 ha.

  • Các khu ở cải tạo chỉnh trang: Tập trung phía Tây đường ĐT.741. Chiếm > 15% tổng diện tích khu ở đô thị.
  • Các khu ở mật độ cao: Xây dựng mới phía Bắc và phía Đông đường ĐT.741, chiếm khoảng 35% tổng diện tích khu ở đô thị.
  • Các khu ở nhà vườn mật độ thấp: ở phía ngoài của trung tâm các khu đô thị tập trung ở phía Tây, Tây Nam và 1 phần ở phía Đông. Chiếm khoảng 50% tổng diện tích khu ở đô thị.

Bảng 7 : Tổng hợp quy mô các khu dân cư

Ký hiệu

Tên khu đô thị

Tính chất

Quy mô đất ở [ha]

Quy mô dân số [người]

2020

2030

2020

2030

K1

Khu đô thị sinh thái - dịch vụ

Khu dân cư hiện hữu cải tạo, kết hợp XD mới ở mật độ cao và ở mật độ thấp

26

60,0

6.000

9.230

K2

Khu đô thị hành chính - chính trị

Khu ở hiện hữu cải tạo, kết hợp xây dựng mới, ở mật độ cao

13

62,0

4.000

9.540

K3

Khu đô thị thương mại - dịch vụ

Khu ở xây mới mật độ cao và ở mật độ thấp hiện hữu chỉnh trang.

28,5

73,0

5.000

11.230

Tổng cộng

67,5

195

15.000

30.000

Hình 24- Sơ đồ hệ thống các khu dân cư đô thị

  1. Định hướng không gian phân bố đầu mối hạ tầng kỹ thuật:
  2. Bố trí 1 bến xe tại cửa ngõ phía Nam của đô thị.
  3. Xây dựng mới nhà máy nước, công suất 5.100m3/ngày tại phía Tây Bắc nằm khu vực có địa hình cao, nằm gần khu vực hồ Bàu Lách.
  4. Xây dựng 1 nhà máy xử lý nước thải, công suất 3.300m3/ngày tại phía Nam đô thị.
  5. Xây dựng mới trạm điện.

Hình 25- Sơ đồ hệ thống đầu mối hạ tầng kỹ thuật

  1. Định hướng không gian cây xanh cảnh quan, công viên chuyên đề và không gian mở.

Hệ thống hồ Bàu Lách. nạo vét giữa lại toàn bộ ao, suối hiện hữu trong lòng đô thị nối ra suối Rạt kết nối hệ thống công viên cây xanh ven hồ, suối tạo nên không gian mở. Hệ thống công viên cây xanh bao gồm: Công viên hồ Bàu Lách, Công viên Văn hóa – TDTT, công viên quảng trường trung tâm hành chính – chính trị, công viên tại các khu đô thị.

Hình 26- Sơ đồ hệ thống công viên cây xanh, hồ, suối [không gian mở]

IV.3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất.

IV.3.1. Định hướng quy hoạch sử dụng đất đô thị:

Bảng 8 : Tổng hợp cân bằng đất xây dựng Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng

STT

Hạng mục

Năm 2020

Năm 2030

Ha

%

m2/người

Ha

%

m2/người

B

Tổng diện tích đất quy hoạch [I+II]

650,80

650,80

I

Đất xây dựng đô thị

300,00

100,0

200,00

650,80

100,0

216,93

1

Đất dân dụng

115,00

38,33

76,67

299,50

46,02

99,83

-

Đất ở

67,50

22,50

45,00

195,00

29,96

65,00

-

Đất CTCC đô thị

5,80

1,93

3,87

14,57

2,24

4,86

-

Đất cây xanh, TDTT

12,00

4,00

8,00

30,00

4,61

10,00

-

Đất giao thông nội thị

29,70

9,90

19,80

59,93

9,21

19,98

2

Đất ngoài dân dụng

185,00

61,67

123,3

351,30

53,98

117,10

-

Đất CN, TTCN, kho tàng

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00

-

Giao thông đối ngoại

20,00

6,67

13,33

58,50

8,99

19,50

-

Đất cơ quan, dịch vụ công cộng, trung tâm chuyên ngành, đất phát triển hỗn hợp

67,30

22,43

44,87

106,22

16,32

35,41

-

Đất cây xanh cảnh quan, mặt nước

86,65

28,88

57,77

170,85

26,25

56,95

-

Đất công viên nghĩa trang

3,60

1,20

2,40

4,70

0,72

1,57

-

Đất quân sự

4,95

1,65

3,30

4,95

0,76

1,65

-

Thủy lợi, CT đầu mối hạ tầng kỹ thuật

2,50

0,83

1,67

6,08

0,93

2,03

II

Đất khác

350,80

0,00

-

Đất nông nghiệp + ở nông thôn

350,80

0,00

IV.3.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất các khu đô thị :

  • Diện tích đất tự nhiên toàn Trung tâm huyện lỵ Phú Riềng đến năm 2030 khoảng 650,8 ha. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng 650,8 ha, bao gồm Khu đô thị sinh thái - dịch vụ [231ha], Khu đô thị hành chính - chính trị [183,8 ha], Khu đô thị thương mại – dịch vụ [236 ha].
  • Khu đô thị sinh thái - dịch vụ.
  • Cơ cấu đất đai: Đất phát triển hỗn hợp, đất dịch vụ công cộng cấp đô thị, đất trung tâm khu đô thị, các khu dân cư, đài liệt sĩ và công viên cây xanh tập trung hồ Bàu Lách. Tổng quy mô diện tích đất khu đô thị sinh thái - dịch vụ khoảng: 231 ha.

Bảng 9 : Cơ cấu các khu chức năng khu đô thị sinh thái - dịch vụ

STT

Khu chức năng

Quy mô [ha]

1

Đất phát triển hỗn hợp

23,8

2

Trung tâm khu đô thị

4,5

3

Đất dịch vụ công cộng cấp đô thị

9,00

4

Khu ở

60,0

5

Đất đài liệt sĩ

1,1

6

Công viên cây xanh - mặt nước

94,7

7

Đất giao thông và đầu mối HTKT

37,9

Tổng cộng

231

  1. Khu đô thị hành chính - chính trị.
  2. Cơ cấu đất đai: Đất khối Huyện Ủy – HĐND – UBND – trụ sở cơ quan, trung tâm văn hóa – TDTT, trung tâm y tế, trung tâm giáo dục đào tạo cấp huyện [trung tâm bồi dưỡng chính trị, trường dạy nghề], đất quân sự, thương mại – dịch vụ, dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị, quảng trường, đất phát triển hỗn hợp, các khu dân cư và đất hồ - suối - công viên cây xanh tập trung. Tổng quy mô diện tích đất Khu đô thị hành chính - chính trị khoảng: 183,8 ha.

Bảng 10 : Cơ cấu các khu chức năng khu đô thị hành chính - chính trị

STT

Khu chức năng

Quy mô [ha]

1

Cơ quan hành chính - chính trị cấp vùng huyện

13,8

2

Trung tâm dịch vụ công cộng cấp huyện

4,68

3

Trung tâm văn hóa - TDTT cấp huyện

3,74

4

Trung tâm giáo dục đào tạo cấp huyện

5,96

5

Trung tâm y tế

2,8

6

Trung tâm khu đô thị

4,62

7

Đất thương mại

1,10

8

Khu ở

62,0

9

Đất phát triển hỗn hợp

3,30

10

Đất quân sự

4,95

11

Đất quảng trường

4,70

12

Công viên cây xanh - mặt nước

31,84

13

Đất giao thông và đầu mối HTKT

40,31

Tổng cộng

183,8

  1. Khu đô thị thương mại – dịch vụ.
  2. Cơ cấu đất đai: Đất cớ quan [công an, Đội PCCC & CNCN …], trung tâm thương mại, các dịch vụ [ngân hàng, tài chính …], trung tâm y tế, trung tâm cấp khu đô thị [hành chính, y tế, văn hóa – TDTT, dịch vụ công cộng], đất phát triển hỗn hợp, đất ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang và ở xây dựng mới, công viên trung tâm, đất hồ - suối - công viên cây xanh tập trung, công viên nghĩa trang. Tổng quy mô diện tích đất Khu đô thị thương mại - dịch vụ khoảng: 236 ha.

Bảng 11 : Cơ cấu các khu chức năng khu đô thị thương mại - dịch vụ

STT

Khu chức năng

Quy mô [ha]

1

Đất trung tâm cơ quan cấp huyện

9,30

2

Trung tâm thương mại

6,67

3

Trung tâm y tế

3,85

4

Trung tâm khu đô thị

5,45

5

Đất dịch vụ công cộng cấp đô thị

4,68

6

Khu ở

73

7

Đất phát triển hỗn hợp

13,54

8

Công viên cây xanh - mặt nước

71,61

9

Đất công viên nghĩa trang

3,6

10

Đất giao thông và đầu mối HTKT

44,3

Tổng cộng

236

IV.4. Định hướng tổ chức không gian [Thiết kế đô thị].

IV.4.1. Quan điểm:

Khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên, tạo dựng hình ảnh đô thị có bản sắc.

IV.4.2. Khung thiết kế đô thị tổng thể:

  1. Các trục kiểm soát.
  2. Trục chính đường Đ.741: Là trục dọc chính kết nối các khu đô thị. Các chức năng chính tạo bộ mặt đô thị như Huyện Ủy - UBND HĐND, các dịch vụ - thương mại, phát triển hỗn hợp …
  3. Các trục chính tại trước các khu hành chính, chính trị - cơ quan: đường D3, D4, D7; đường N7, N3a, N3 …
  4. Đường ven hồ Bàu Lách.
  5. Các vùng kiểm soát.
  6. Kiểm soát hình thái không gian kiến trúc cảnh quan, các công trình điểm nhấn, công trình biểu tượng, kiểm soát mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tỷ lệ diện tích cây xanh, không gian mở, công trình dịch vụ công cộng, các trục giao thông chủ đạo tại các vùng kiểm soát.
  7. Vùng kiểm soát bao gồm: Vùng trung tâm khu đô thị sinh thái - dịch vụ, Vùng trung tâm khu đô thị hành chính - chính trị, Vùng trung tâm khu đô thị thương mại – dịch vụ.

Hình 27- Sơ đồ khung thiết kế đô thị tổng thể và các vùng kiểm soát

  1. Hướng dẫn thiết kế đô thị không gian công cộng và công trình điểm nhấn.
  2. Kiểm soát hình thái không gian kiến trúc cảnh quan, các công trình điểm nhấn, công trình biểu tượng.
  3. Không gian công cộng của đô thị bao gồm: Các không gian hành chính – chính trị cấp huyện, các không gian dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị, các không gian trung tâm chuyên ngành như y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa - TDTT, các không gian công trình thương mại – dịch vụ, các không gian quảng trường, công viên vui chơi giải trí.
  4. Để tạo nên diện mạo kiến trúc cảnh quan cho đô thị cần phải định vị các công trình điểm nhấn, các công trình biểu tượng là các công trình dự án trọng điểm của đô thị như các công trình: Quảng trường trung tâm huyện, trung tâm thương mại, công trình giải trí …

Hình 28- Sơ đồ hướng dẫn TKĐT không gian công cộng và công trình điểm nhấn

IV.4.3. Hướng dẫn thiết kế đô thị về mật độ xây dựng toàn đô thị.

  • Mật độ xây dựng cao 70% chủ yếu là các khu vực cải tạo chỉnh trang, khu phát triển hỗn hợp, khu ở xây mới mật độ cao tiếp cận các trục giao thông chính ĐT.741.
  • Mật độ xây dựng trung bình 40% - 60% tại trung tâm hành chính, trung tâm chuyên ngành, đất ở phát triển mới xung quanh trung tâm các khu đô thị.
  • Mật độ xây dựng thấp

Chủ Đề