Bảng mô tả công việc kế toán kho

Bảng mô tả công việc kế toán kho giúp ứng viên hiểu rõ về nhiệm vụ cụ thể khi đảm nhiệm vị trí này. Tìm hiểu chi tiết về công việc kế toán kho cũng như những yêu cầu cần thiết khi bạn muốn ứng tuyển làm nhân viên kế toán trong bài viết này.

1. Tìm hiểu chung về nhân viên kế toán kho

Kế toán kho là một bộ phận quan trọng trong phòng kế toán và tài chính của doanh nghiệp. Nhân viên kế toán kho thường làm việc trong kho hàng để kiểm tra số lượng hàng xuất cũng như hàng nhập mỗi ngày. Ngoài ra, kế toán kho còn đảm nhiệm các công việc liên quan đến chứng từ, giấy tờ hàng hóa của doanh nghiệp.

.png) Kế toán kho là người phụ trách hàng hóa, giấy tờ và chứng từ của kho (Nguồn: Internet)

2. Bảng mô tả công việc kế toán kho chi tiết

Một kế toán kho chuyên nghiệp sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:

2.1. Mô tả công việc chung của kế toán kho

Kế toán kho là một công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn khá cao cũng như độ chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận. Vậy nên, hiểu rõ mô tả công việc kế toán kho sẽ giúp hiệu quả làm việc nâng cao hơn:

  • Kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa trong kho.
  • Ghi chép lịch trình nhập và xuất hàng hóa theo quy định.
  • Theo dõi quá trình nhập và xuất kho.
  • Báo cáo công việc với cấp trên.
  • Sắp xếp, trình bày hàng hóa gọn gàng và phân chia từng loại.
  • Lập sơ đồ kho.
  • Kiểm tra hàng hóa thường xuyên.
  • Học hỏi kiến thức phòng cháy chữa cháy.
  • Bảo quản vệ sinh kho.

2.2. Mô tả công việc hàng ngày của kế toán kho

Công việc cụ thể của kế toán kho hằng ngày là:

  • Kiểm tra các giấy tờ, số lượng hàng hóa cũng như phân loại chính xác hàng hóa.
  • Sắp xếp hàng hóa theo thứ tự.
  • Hạch toán hàng hóa xuất và nhập kho.
  • Tổng hợp các công nợ và doanh thu cuối ngày.
  • Lập hóa đơn, chứng từ chi tiết.
  • Hỗ trợ kê khai thuế.
  • Xem xét, đối chiếu giấy tờ khi nhập hoặc xuất hàng hóa.

.png) Kiểm tra hàng hóa là một trong nhiệm vụ hằng ngày của kế toán kho (Nguồn: Internet)

2.3. Mô tả công việc hàng tháng của kế toán kho

Bản mô tả công việc nhân viên kế toán kho cụ thể hàng tháng như sau:

  • Tổng hợp công việc, tiến độ vào cuối tháng.
  • Lập báo cáo tổng hợp tình hình xuất và nhập kho.
  • Kiểm soát hàng hóa cũng như chất lượng sản phẩm.
  • Trực tiếp báo cáo với cấp trên.

\>>> Xem thêm: Bản mô tả công việc trưởng phòng kinh doanh chi tiết nhất

3. Yêu cầu công việc của kế toán kho

Các yêu cầu cơ bản thường hay xuất hiện trong bản mô tả công việc kế toán kho như sau:

  • Thành thạo các nghiệp vụ kế toán, sử dụng các phần mềm kế toán hay tin học văn phòng.
  • Khả năng giao tiếp tốt và quản lý thời gian hiệu quả.
  • Có sức khỏe tốt.
  • Đam mê với công việc kế toán kho.
  • Khả năng chịu áp lực cao trong công việc.
  • Siêng năng, cẩn thận, nhiệt tình.

.png) Tính cẩn thận, siêng năng là yêu cầu cần thiết của nhân viên kế toán kho (Nguồn: Internet)

4. Kỹ năng cần có đối với kế toán kho

Đối với công việc kế toán kho, ứng viên cần có những kỹ năng cơ bản như sau:

  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng cũng như các phần mềm kế toán: Đây là yêu cầu cơ bản của một kế toán để dễ dàng quản lý số liệu.
  • Am hiểu về sản phẩm, hàng hóa: Giúp dễ phân loại mẫu mã cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm.
  • Khả năng lập kế hoạch và sắp xếp thời gian: Kế toán kho thường xuyên phải làm việc với nhiều loại hàng hóa, giấy tờ. Vì vậy, lên kế hoạch chi tiết để hiệu suất công việc được nâng cao.
  • Tính trung thực, cẩn thận và tỉ mỉ: Tính chất công việc của kế toán kho phải tiếp xúc với nhiều số liệu nên chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể mang đến thiệt hại lớn cho doanh nghiệp.

5. Mức lương kế toán kho là bao nhiêu?

Mức lương hay thu nhập hằng tháng luôn là mối quan tâm không chỉ ngành kế toán kho mà trong mọi lĩnh vực. Thu nhập kế toán kho phụ thuộc vào vị trí đảm nhiệm cũng như quy mô doanh nghiệp. Thông thường mức lương cụ thể sẽ được nêu rõ trong bản mô tả công việc kế toán kho hoặc thông tin tuyển dụng. Theo thống kê hiện nay, mức lương cơ bản của một kế toán kho dao động từ 5 - 8 triệu đồng/ tháng.

.png) Mức lương kế toán kho (Nguồn: Internet)

\>>> Xem thêm: Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng chi tiết nhất 2023

6. Kinh nghiệm làm nhân viên kế toán kho

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ yêu cầu một vài kinh nghiệm cần có đối với nhân viên kế toán cụ thể như:

Xuất nhập hàng

Công việc xuất nhập hàng được xem là nhiệm vụ hằng ngày của nhân viên kế toán kho. Bản mô tả công việc xuất nhập hàng của kế toán kho là:

  • Kiểm tra số lượng hàng hóa, chứng từ cũng như hóa đơn khi xuất hoặc nhập hàng.
  • Lưu trữ và lập bản báo cáo hóa đơn, chứng từ đầy đủ trước khi xuất hoặc nhập hàng.
  • Chuyển giao giấy tờ cho lãnh đạo hoặc các bộ phận liên quan.

Theo dõi hàng xuất, nhập và hàng tồn

Đây là một trong những mô tả công việc kế toán kho, nhân viên sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Theo dõi và thống kế số lượng hàng hóa đã xuất, nhập hoặc tồn kho để tránh hao hụt sản phẩm.
  • Thường xuyên cập nhật số liệu cụ thể trong phần mềm kế toán hoặc sổ sách.
  • Ghi chú thời gian xuất nhập hàng cho từng loại để gia tăng hiệu quả làm việc.

Kiểm soát hàng tồn kho tối thiểu

Nhân viên sẽ đảm nhiệm các công việc khi kiểm soát hàng tồn kho cụ thể là:

  • Theo dõi và cập nhật số liệu tồn kho thường xuyên.
  • Đề xuất các thay đổi hàng tồn kho tối thiểu với cấp trên khi cần thiết.

Thủ tục mua và đặt hàng

Nhiệm vụ cụ thể là:

  • Theo dõi quá trình nhập hàng cũng như lập báo cáo, hoàn tất các thủ tục chuyển hàng vào kho.
  • Kiểm tra thông tin, lập hóa đơn hoặc chứng từ trước khi ký kết hợp đồng.

Sắp xếp và quản lý hàng hóa trong kho

Một trong những yêu cầu cần thiết trong bản mô tả công việc kế toán kho là sắp xếp cũng như quản lý hàng hóa, như là:

  • Sắp xếp hàng hóa theo loại, ngày nhập hàng để dễ quản lý.
  • Kiểm tra môi trường lưu trữ hàng hóa đảm bảo thoáng mát, khô ráo.

Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa

Đối với nhiệm vụ này, các nhân viên kế toán kho cần:

  • Bảo quản hàng hóa theo quy định của nhà sản xuất.
  • Phân loại hàng hóa theo thứ hạng sản xuất và kiểm tra hạn sử dụng kỹ lưỡng trước khi giao cho khách.

Tuân thủ quy định phòng cháy chữa cháy

Đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự cố không mong muốn tại kho hàng, nhân viên kế toán kho cần:

  • Thường xuyên kiểm tra cơ sở vật chất trong kho.
  • Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Cập nhật các kiến thức cũng như kỹ năng phòng cháy chữa cháy.

.png) Nhân viên kế toán kho sẽ phụ trách công việc xuất - nhập hàng (Nguồn: Internet)

7. Tìm việc và thiết kế CV kế toán kho tại Job3s

Với sự phát triển công nghệ, nhiều trang website hay group tìm kiếm việc làm xuất hiện. Đồng thời cũng khiến cho các trang tuyển dụng “lừa đảo” ra đời khiến nhiều ứng viên lo lắng.

Do đó, Job3s ra đời với vai trò là ứng dụng tìm kiếm việc làm kế toán kho cũng như thiết kế CV ấn tượng hàng đầu. Job3s là nơi tổng hợp, cập nhật thông tin tuyển dụng mới nhất trên toàn quốc.

Những bài viết liên quan:

- Mô tả công việc nhân viên bán hàng mới & chi tiết 2023

- Mô tả công việc kế toán nội bộ doanh nghiệp cho từng vị trí

Hiểu được mô tả công việc kế toán kho giúp ứng viên trau dồi và chuẩn bị những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như trình độ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Bản mô tả cũng hỗ trợ nhà tuyển dụng lên kế hoạch để tìm kiếm được chân dung ứng viên phù hợp. Theo dõi Job3s để cập nhật các tin tức về việc làm bổ ích và mới nhất nhé.

Công việc của kế toán hàng tồn kho là gì?

Kế toán kho là vị trí kế toán thực hiện theo dõi, kiểm tra hoạt động xuất nhập hàng hóa, kiểm soát số lượng hàng tồn kho, quản lý các loại chứng từ, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, hạn chế tình trạng thất thoát hàng hóa.

Mức lương kế toán khó là bao nhiêu?

Hiện nay, sinh viên mới ra trường có thể thu nhập từ 5-8 triệu đồng/tháng đối với nghề kế toán kho. Mức lương sau đó tăng dần tùy vào kinh nghiệm hoặc năng lực xuất sắc.

Công việc của kế toán thanh toán là gì?

Kế toán thanh toán có nhiệm vụ thanh toán trực tiếp qua ngân hàng hay thanh toán tiền mặt cho nhà cung cấp, đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, rà soát phiếu đề nghị thanh toán, lập các phiếu chi… Bên cạnh đó, họ còn thực hiện các công việc nội bộ trong doanh nghiệp như trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản tiền ...

Thế khó là gì?

Thẻ kho được hiểu là một loại giấy tờ được ban hành bởi từng tổ chức. Nhằm phục vụ cho công việc đánh dấu để kiểm soát hàng hóa được diễn ra như thế nào trong kho. Các dữ liệu hàng hóa biến động ra sao trong một thời gian nhất định (nó có thể là ngày, tháng, quý, năm).