Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế
Bạn đang băn khoăn không biết nên tìm các nguồn tài liệu đáng tin cậy ở đâu? Có quá nhiều nguồn thông tin khác nhau và việc tìm kiếm tài liệu của bạn mất rất nhiều thời gian?

Trong bài viết này, cộng đồng RCES xin gửi đến bạn một số nguồn tài liệu và dữ liệu dành cho sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học.

Những nguồn tài liệu và dữ liệu này được sưu tầm và tổng hợp bởi các RCESer nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm những nguồn dữ liệu, tài liệu tin cậy, hữu ích và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình nghiên cứu.

http://scholar.google.com.vn/

Google Scholar cung cấp một phương pháp đơn giản để tìm kiếm các tài liệu mang tính học thuật trên quy mô rộng. Từ một địa điểm, bạn có thể tìm kiếm khắp nhiều ngành học và nguồn: bài viết được đánh giá độc lập, luận án, sách, bản tóm tắt và bài viết từ các nhà xuất bản học thuật, giới chuyên môn, kho lưu trữ bản thảo, các trường đại học và các tổ chức học thuật khác. Google Scholar giúp bạn xác định nghiên cứu thích hợp nhất trong thế giới nghiên cứu học thuật.

  1. ScienceDirect – Thư viện điện tử trực tuyến:

http://www.sciencedirect.com/

SD cung cấp cho sinh viên một lượng thông tin lớn về các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới. Ưu điểm của SD là công cụ tìm kiếm mạnh mẽ trên tất cả các bài báo và tóm tắt dạng toàn văn. Mỗi bài tạp chí đều có đường liên kết hỗ trợ tham khảo để liên kết tới bài tạp chí liên quan khác. Có một số tài liệu cho phép tải miễn phí.

  1. Cơ sở dữ liệu mua bản quyền của thư viện đại học quốc gia:

http://db.lic.vnu.edu.vn:2048/menu

Tên đăng nhập là mã sinh viên, mật khẩu là mật khẩu BMS hay mật khẩu dùng để truy cập wifi của UEB.

Đây là một nguồn tài liệu cực lớn được thư viện ĐHQGHN mua bản quyền cho các sinh viên. Bạn có thể tìm và tải những tài liệu mà không tìm thấy trên google hay các trang chia sẻ miễn phí nào khác. Do các nguồn bản quyền có thời hạn nên các bạn hãy nhanh tay sử dụng nguồn dữ liệu này nhé.

  1. Trung tâm dữ liệu đại học quốc gia Hà Nội:

http:// dl.vnu.edu.vn/

Website tổng hợp Kỷ yếu Hội nghị – Hội thảo (Conference),   Luận văn, Luận án (Theses),  Tạp chí Khoa học (Journal of Science) của Đại học Quốc gia Hà Nội.

http://www.mendeley.com/

Mendeley là một trang quản lý tài liệu tham khảo miễn phí và cũng là một mạng xã hội học thuật. Các bạn có thể tự tạo thư viện tìm kiếm của riêng mình, trích dẫn nghiên cứu, và thậm chí có thể tìm được file PDF của các bài nghiên cứu khác.

  1. Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của VEPR

http://vepr.org.vn/533/news/359622/bao-cao-thuong-nien-kinh-te-viet-nam.html

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam là chuỗi báo cáo được xuất bản hàng năm nhằm tổng kết những thành tựu và khó khăn, cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời thảo luận có chọn lọc một số vấn đề kinh tế lớn ở mức chuyên sâu. Báo cáo là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lí, hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu cũng như tất cả những ai quan tâm đến các vấn đề kinh tế hiện nay của Việt Nam.

  1. Vietnam development report

http://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/research/all?docty_exact=Annual+Report&

Báo cáo của Wordbank hàng năm là một nguồn tại liệu đáng tin cậy và chất lượng về nền kinh tế Việt Nam. Các bạn có thể tìm trong tài liệu này những vấn đề mà nền kinh tế đang gặp phải cũng như những khuyến nghị khách quan đối với Việt Nam.

  1. Google Public Data Explorer

http://www.google.com/publicdata/directory

Google Public Data Explorer được google tổng hợp từ các nguồn dữ liệu tin cậy và giúp cho các bộ dữ liệu lớn được công chúng quan tâm trở nên dễ dàng khám phá, hiển thị và truyền tải.

Các biểu đồ và bản đồ chuyển động theo thời gian, các thay đổi trên thế giới trở nên dễ hiểu hơn. Bạn có thể chuyển đổi giữa các chế độ xem khác nhau, thực hiện so sánh giữa các quốc gia và chia sẻ phát hiện của mình.

  1. The Asia Regional Integration Center (ARIC)

http://aric.adb.org/ -databases

Một trong những nguồn tài liệu đồng nhất và đáng tin cậy của ADB về các chỉ số tài chính, thương mại của các nước châu Á.

Đặc biệt nguồn dữ liệu này có dữ liệu GDP theo quý của các nước – dữ liệu theo RCES là rất hiếm và rất quan trọng.

http://www.imf.org/external/data.htm

IMF có một số database rất quan trọng về kinh tế vĩ mô. Những database quan trọng là WEO, IFS, DOTS, BOPS, GFS. Ngoài ra trong chuyên mục Vietnam and the IMF cũng có rất nhiều thông tin.

Chi tiết cách lấy dữ liệu từ IMF tại http://tinyurl.com/khaithacIMF

http://www.gso.gov.vn

http://sbv.gov.vn

Ngoài những chỉ số chính sách tiền tệ căn bản như các loại lãi suất chính sách và tỷ giá bình quân liên ngân hàng (reference rate), mục “Thị trường tiền tệ” có các thống kê về VNBOR, hoạt động thị trường mở và đấu thầu trái phiếu chính phủ. Một địa chỉ nữa cho các bạn quan tâm đến tài chính, tiền tệ là Bảo hiểm Tiền gửi Việt nam, mặc dù hiện tại chưa có nhiều số liệu.

http://www.mof.gov.vn

Mục “Ngân sách nhà nước” có thống kê về ngân sách, chi thu của VN, ngoài ra còn có thông tin về các dự án ODA và đặc biệt là Bản tin nợ nước ngoài rất hữu ích. Số liệu về ngân sách nhà nước cũng có thể tra cứu trên website của Chinh phủ.

  1. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:

http://www.molisa.gov.vn/

Mục Dữ liệu của bộ này có rất nhiều thông tin, chủ yếu kết quả của các cuộc khảo sát xã hội, rất có ích cho những bạn quan tâm đến labor market và các vấn đề xã hội. Đa số dữ liệu được cung câp dưới dạng bảng Excel khá tiện dụng.

  1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn:

http://www.agroviet.gov.vn

Mặc dù một số trang trên website của bộ này bị lỗi và còn nhiều tài liệu không dùng Unicode, mục Thống kê – Dự báo có rất nhiều thông tin quan trọng.

http://tttm.vecita.gov.vn/

Mục Thống kê của bộ này rất tốt, số liệu xuất nhập khẩu khá chi tiết (các bạn có thể update bảng số liệu REER/NEER mà tôi cung cấp trước đây bằng số liệu xuất nhập khẩu từ trang web này). Phần thông tin về vốn đầu tư cũng khá chi tiết.

  1. Sở giao dịch chứng khoản Hà Nội (HNX)

http://hnx.vn/web/guest/home

Dành cho những bạn nghiên cứu về các chỉ số thị trường, cổ phiếu niêm yết, trái phiếu chính phủ… Đây là nguồn số liệu tốt và đầy đủ, tuy nhiên nhược điểm là không hỗ trợ download và một số dữ liệu chuyên biệt phải có tài khoản truy cập.

http://data.worldbank.org/

WB đã cho access miễn phí vào tất cả các database của họ. Số liệu của WB rất rộng trên nhiều lĩnh vực và họ bắt đầu có các chuỗi số liệu theo quí (trước đây chỉ có số liệu theo năm).

http://hdrstats.undp.org/en/tables/

Tổ chức này có một database quan trọng liên quan đến chỉ số Human Development Indicator được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế.

http://unctadstat.unctad.org/

Database của Unctad, một tổ chức thuộc UN tương tự như UNDP, chuyên về trade data. Số liệu ngoại thương ở database này (cho VN) tương đương như của Bộ Công thương và DOTS của IMF.

http://pwt.econ.upenn.edu/php_site/pwt_index.php

một nguồn số liệu về national account tính theo PPP cho gần như tất cả các nước. Đây là một database lâu đời và rất uy tín trong giới học thuật tuy nhiên số liệu update chậm hơn so với nguồn WB và IMF.

http://pages.stern.nyu.edu/~adamodar/

GS Aswarth Damodaran (NYU) cung cấp một database rất lớn về số liệu của các công ty đại chúng (US and non-US, trong đó có một số công ty VN). Website này còn cung cấp một số spreadsheet tính toán liên quan đến valuation rất hữu ích cho các bạn sinh viên tài chính.

Mời bạn xem thêm bài viết: Giới thiệu một số nguồn lấy dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế

Bạn đã biết quy định trình bày báo cáo nghiên cứu dành cho sinh viên Đại học Kinh tế? Thời điểm nước rút của mùa nghiên cứu năm nay đã tới, hãy nhanh chóng hoàn thiện công trình theo quy định về nội dung và hình thức dành cho các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên UEB chúng mình nhé! Cộng đồng RCES chúc các nhóm sinh viên UEB hoàn thành công trình nghiên cứu khoa học với kết quả cao nhất!

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế
 Về nội dung

Thứ tự các nội dung trình bày trong bản báo cáo nghiên cứu của sinh viên như sau:

  • Trang bìa báo cáo nghiên cứu
  • Lời cảm ơn
  • Mục lục
  • Danh mục từ viết tắt
  • Danh mục bảng
  • Danh mục hình
  • Mở đầu
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    • 1.2. Tình hình nghiên cứu
    • 1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (Lưu ý: Mục này trình bày ngắn gọn nếu có chương về Phương pháp nghiên cứu riêng).
    • 1.6. Đóng góp của đề tài
  • 1.7. Kết cấu của đề tài
  • Nội dung chính (các chương)
  • Kết luận
  • Danh mục tài liệu tham khảo
  • Phụ lục (Nếu có)

Lưu ý: 

  • Bản báo cáo nghiên cứu được nộp cùng với 01 bản tóm tắt tiếng Việt (1 trang) và 01 bản tóm tắt tiếng Anh (1 trang) trình bày ngắn gọn về Tên đề tài, Sinh viên thực hiện, Giảng viên hướng dẫn, Mục tiêu nghiên cứu, Nội dung nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu.
  • Nếu được lựa chọn bảo vệ tại vòng cấp trường, sinh viên chuẩn bị thêm 1 bản tóm tắt 10 trang, trình bày các nội dung quan trọng của công trình nghiên cứu.

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế
 Về hình thức

  • Font chữ: Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14
  • Căn lề: Lề trên, lề trái (3.5 cm); lề dưới (3 cm); lề phải (1.5 cm)
  • Giãn cách dòng: 1.5 line
  • Số trang: 40 – 60 trang (không tính lời cảm ơn, tài liệu tham khảo và phụ lục)
  • Bìa đóng: Bìa màu A4 (có thể đóng nilon)

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế
 Một số minh họa và lưu ý để có format đẹp

1. Mục lục

Mục lục nên chỉ hiển thị đến cấp độ 3 (tối đa đến cấp độ 4) và được đánh hoàn toàn bằng số, không sử dụng chữ để đánh mục lục.

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế

2. Danh mục từ viết tắt

Danh mục từ viết tắt được sắp xếp theo Alphabet và gồm một số nội dung cần trình bày như ví dụ bên dưới.

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế

3. Danh mục bảng, hình

Tên bảng, hình được đánh theo format: Số của chương. số thứ tự (Ví dụ các bảng và hình ở chương 1 được đánh số từ 1.1 đến 1.n). Danh mục bảng và danh mục hình được sắp xếp theo thứ tự theo chương và gồm một số nội dung cần trình bày như ví dụ bên dưới.

Báo cáo nghiên cứu khoa học về kinh tế

4. Đánh số trang

– Trang bìa không đánh số trang.

– Danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, danh mục hình: Đánh số trang theo format i, ii, iii, …

– Từ phần Mở đầu đến hết Phụ lục: Đánh trang theo format 1, 2, 3, …

– Số trang được đánh ở chính giữa, phía dưới của mỗi trang.

(*) Nội dung được tham khảo từ: www.ueb.vnu.edu.vn

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học (RCES)