Bảo vệ quyền lợi của bên thuê hàng hóa

Dự thảo nêu rõ trách nhiệm của cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh. Theo đó, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện các trách nhiệm sau đây:

  1. Các trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
  1. Không được cung cấp cho người tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại, ngoài việc thực hiện các trách nhiệm quy định trên, còn phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo nội quy do Ban Quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại ban hành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, khu thương mại có các trách nhiệm sau đây:

  1. Ban hành nội quy theo quy định của pháp luật trong đó phải có các nội dung cơ bản về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bao gồm: quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng, người bán hàng; người có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, phản ánh của người tiêu dùng và biện pháp xử lý vi phạm;
  1. Hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và người bán hàng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại khi được yêu cầu;
  1. Đặt và duy trì hoạt động của cân đối chứng, thiết bị đo lường tại các chợ, trung tâm thương mại để người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa;
  1. Thường xuyên giám sát chất lượng, số lượng của hàng hóa trong khu vực chợ, trung tâm thương mại;

đ) Thiết lập, niêm yết công khai đường dây nóng để tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu của người tiêu dùng phù hợp với cấp độ chợ, trung tâm thương mại đã được phân loại theo quy định của pháp luật;

  1. Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý;
  1. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quy định của pháp luật có liên quan khác;

Hàng hóa là sản phẩm của quá trình lao động được lưu thông trên thị trường thông qua trao đổi, mua bán nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hàng hóa bao gồm:

– Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai.

+ Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Động sản là những tài sản không phải bất động sản, trong đó bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: tiền, sách, vở, máy tính,….

+ Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Động sản hình thành trong tương lai bao gồm: Động sản chưa hình thành; Động sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Ví dụ: Công ty Thiện Phát chuyên sản xuất các loại máy phục vụ cho nông nghiệp, anh Phúc mua 1 chiếc máy cày, hai bên đã ký hợp đồng mua bán nhưng chiếc máy này công ty chưa lắp đặt hoàn thiện. Hai bên thỏa thuận, khi nào giao máy cho anh Phúc sẽ đồng thời giao và lắp đặt hoàn chỉnh máy cho anh Phúc. Khi đó, chiếc máy cày này được coi là động sản hình thành trong tương lai.

– Những vật gắn liền với đất đai.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể hiểu tài sản gắn liền với đất là bất động sản, bao gồm nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất và tài sản khác gắn liền với đất đai.

Theo quy định tại Điều 104 Luật Đất đai năm 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm.

Khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì liệt kê các loại tài sản gắn liền với đất bao gồm: nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở; nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở; công trình xây dựng khác; cây lâu năm, rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: Công ty bất động sản A cho chị Hương thuê một mảnh đất để làm bãi đổ xe ô tô. Tuy nhiên, trên mảnh đất đó đã có một căn nhà 2 tầng bên cạnh. Vậy căn nhà đó được coi là tài sản gắn liền với đất đai.

1.2 Cho thuê hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 269 Luật Thương mại năm 2005 thì: “Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.”

Ví dụ: Anh A là người kinh doanh dịch vụ cho thuê xe du lịch, chị B thuê để đi du lịch, chị B thuê của anh A 1 xe 16 chỗ trong 1 ngày và trả cho anh A 1.000.000 đồng. Như vậy, xe ô tô 16 chỗ là hàng hóa mà anh A cho chị B thuê, và anh A thu được lợi nhuận từ việc cho thuê xe là 1.000.000 đồng, còn chị B được sử dụng chiếc xe ô tô 16 chỗ trong thời hạn thuê đã thỏa thuận.

Như đã trình bày ở phần trên, hàng hóa bao gồm động sản (kể cả động sản hình thành trong tương lai) và những vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên, không phải tất cả hàng hóa đều có thể trở thành đối tượng để cho thuê. Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì có một số hàng hóa bị cấm đầu tư, kinh doanh như chất ma túy, hóa chất, khoáng vật, mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác tự nhiên; mô, xác, bộ phận cơ thể người; pháo nổ;…

Bảo vệ quyền lợi của bên thuê hàng hóa
Cho thuê hàng hóa – hình minh họa

1.3 Hợp đồng cho thuê hàng hóa là gì?

Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Điều 472 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng thuê tài sản như sau: “ Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.”

Từ những quy định trên, hợp đồng cho thuê hàng hóa có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê, theo đó bên cho thuê chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa cho bên thuê trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê.

Hợp đồng cho thuê hàng hóa có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.

Ví dụ: Anh A đại diện cho công ty bất động sản C chuyên cho thuê nhà, căn hộ, văn phòng làm việc,…. cho chị B thuê một căn hộ chung cư trong vòng 2 năm. Công ty A và chị B thỏa thuận với nhau về địa điểm, thời gian giao nhận căn hộ, quyền và nghĩa vụ, hình thức thanh toán,… và lập Hợp đồng thuê căn hộ chung cư. Sau khi kí hợp đồng thì anh A giao cho chị B quyền chiếm hữu và sử dụng căn hộ đó trong thời hạn thuê là 2 năm, còn chị B phải trả tiền thuê cho anh A theo thỏa thuận.

Theo đó, đối với những loại hợp đồng cho thuê hàng hóa mà pháp luật quy định phải xác lập dưới hình thức văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Điển hình như: hợp đồng cho thuê tàu phải lập thành văn bản theo quy định Điều 215 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, hợp đồng thuê nhà ở phải lập thành văn bản theo quy định tại Điều 121 Luật Nhà ở năm 2014,…

2. Các trường hợp bên thuê được từ chối nhận hàng

2.1 Kiểm tra hàng hóa cho thuê

Theo quy định tại khoản 1 Điều 276 Luật Thương mại năm 2005: “Bên cho thuê phải dành cho bên thuê một thời gian hợp lý sau khi nhận được hàng hoá để kiểm tra.”

Theo đó, kiểm tra hàng hóa cho thuê là việc bên thuê tiến hành xem xét, đánh giá về số lượng, chất lượng, mẫu mã, những đặc điểm…..của hàng hóa được chuyển giao sang cho bên mình nhằm xác định hàng hóa cho thuê đúng với thỏa thuận giữa các bên.

Như vậy, việc kiểm tra hàng hóa là quyền của bên thuê chứ không phải là nghĩa vụ hay trách nhiệm. Bên cho thuê không có quyền yêu cầu bên thuê thực hiện việc kiểm tra hàng hóa, bên thuê có quyền lựa chọn kiểm tra hoặc không kiểm tra.

Sau khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê được coi là đã chấp nhận hàng hóa khi có một trong các hành vi sau đây:

– Không từ chối hàng hoá cho thuê;

– Xác nhận sự phù hợp của hàng hoá cho thuê với thoả thuận trong hợp đồng;

– Xác nhận việc sẽ nhận hàng hoá đó, dù không phù hợp với thoả thuận trong hợp đồng.

Bảo vệ quyền lợi của bên thuê hàng hóa
Kiểm tra hàng hóa cho thuê – hình minh họa

2.2 Từ chối nhận hàng hóa cho thuê

Khoản 2 Điều 276 Luật Thương mại năm 2005 quy định về quyền từ chối nhận hàng của bên thuê trong các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hoá.

Pháp luật hiện hành không quy định rõ ràng, cụ thể về điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hóa cho thuê. Nhưng có thể hiểu điều kiện, thời gian hợp lý bên cho thuê dành cho bên thuê kiểm tra hàng hóa là bên cho thuê tạo điều kiện thuận lợi để bên thuê được trực tiếp kiểm tra hàng hóa trong một khoảng thời gian phù hợp với điều kiện thực tế cho phép.

Ví dụ: Anh Hải là đại diện cho đội thợ xây thuê công ty vật liệu có ông Ân là người đại diện công ty một xe trộn bê tông. Vì máy trộn bê tông không thể kiểm tra bằng mắt thường, mà phải đưa vào hoạt động thì mới có thể biết được tình trạng của máy. Sau khi kí hợp đồng, ông Ân yêu cầu anh Hải phải thanh toán đầy đủ. Ngày hôm sau, khi đưa vào hoạt động thì xe trộn bê tông không thể hoạt động như bình thường. Và anh Hải liên hệ với ông Ân thì ông Ân bảo rằng xe trộn bê tông khi ông cho thuê nó hoạt động bình thường, không bị hỏng, do anh Hải làm hỏng. Nếu đúng như thực tế, ông Ân phải tạo điều kiện và cho anh Hải một khoảng thời gian sử dụng trước để kiểm tra chất lượng của xe trộn bê tông. Nhưng trong trường hợp này ông Ân đã không tạo điều kiện và không cho anh Hải thời gian kiểm tra xe sau khi kí hợp đồng. Như vậy trong trường hợp này, anh Hải có quyền từ chối nhận xe trộn bê tông này.

Trên thực tế, để việc xác định như thế nào là khoảng thời gian hợp lý tương đối phức tạp và khó khăn bởi pháp luật không có những quy định rõ ràng, cụ thể nên để tránh xảy ra tranh chấp, các bên trong hợp đồng nên thỏa thuận rõ ràng với nhau về các vấn đề như:

– Quy định rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, khối lượng, tiêu chí kỹ thuật khi tiến hành thuê hàng hóa;

– Quy định cụ thể về quy trình, thời gian kiểm tra hàng hóa, cũng như thời hạn thông báo khiếm khuyết, trách nhiệm chịu rủi ro.

Trường hợp thứ hai: Khi kiểm tra hàng hóa, bên thuê phát hiện thấy hàng hoá không phù hợp với hợp đồng.

Hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng là những hàng hóa thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 275 Luật Thương mại năm 2005 như sau:

– Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại, được hiểu là hàng hóa đó không đạt được một mức quy chuẩn nhất định về chất lượng, mẫu mã, đặc tính… so với các hàng hóa cùng chủng loại, có thể cho thuê trong thương mại.

Ví dụ: Anh D thuê một chiếc xe máy của Công ty Du lịch Nam Việt một xe máy. Nhưng khi anh D nhận xe thì xe không thể nổ máy, không chạy được. Như vậy, anh D có thể từ chối nhận chiếc xe này.

– Không phù hợp với mục đích cụ thể mà bên thuê đã cho bên cho thuê biết hoặc bên cho thuê phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;

Ví dụ: Công ty A chuyên cung cấp cho thuê các địa điểm mở văn phòng làm việc. Anh B đại diện cho công ty của mình thỏa thuận với công ty A thuê tầng 1 của một tòa nhà có cửa kính để thuận tiện cho việc trưng bày sản phẩm của công ty anh B. Tuy nhiên, công ty A lại giao cho anh B một căn nhà 1 tầng không có cửa kính bao quanh. Như vậy, căn nhà 1 tầng công ty A giao cho anh B là hàng hóa không phù hợp với mục đích anh B đã cho công ty A biết trước đó.

– Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng mà bên cho thuê đã giao cho bên thuê.

Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng thuê 2 xe ô tô 24 chỗ của công ty B. Nhưng đến ngày giao xe, công ty A nhận được 2 xe ô tô chỉ 20 chỗ không giống như mẫu xe mà công ty A đã thỏa thuận với công ty B trước đây. Như vậy, 2 xe ô tô 20 chỗ không đảm bảo chất lượng của mẫu hàng như đã thỏa thuận.

Lưu ý:

Trường hợp sau khi bên thuê phát hiện ra sự không phù hợp với hợp đồng của hàng hóa sau khi đã chấp nhận hàng hóa mà sự không phù hợp đó có thể được xác định thông qua việc kiểm tra một cách hợp lý trước khi chấp nhận hàng hóa thì bên thuê không được dựa vào sự không phù hợp đó để trả lại hàng.

Tuy nhiên, trường hợp bên cho thuê không dành cho bên thuê điều kiện, thời gian hợp lý để kiểm tra hàng hóa hoặc khi bên thuê kiểm tra hàng hóa phát hiện thấy hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì bên thuê hàng hóa có quyền từ chối nhận hàng hóa cho thuê.

Tóm lại, sau khi kí hợp đồng, bên thuê hàng hóa có quyền từ chối nhận hàng hóa trong những trường hợp mà pháp luật quy đinh. Chính vì thế, để đảm bảo hợp đồng cho thuê hàng hóa được thực hiện hiệu quả, bên cho thuê hàng hóa cần phải tuân thủ về thời gian, điều kiện để bên thuê hàng hóa được kiểm tra hàng sau khi nhận hàng và phải đảm bảo các điều kiện của hàng hóa cho thuê.

2.3 Khắc phục, thay thế hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng

Trường hợp hàng hóa cho thuê không phù hợp với hợp đồng thì có thể khắc phục, thay thế hàng hóa như sau:

Một là, trong trường hợp bên thuê từ chối nhận hàng hoá cho thuê do không phù hợp với hợp đồng, nếu thời hạn thực hiện việc giao hàng vẫn còn thì bên cho thuê có thể thông báo ngay cho bên thuê về việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá và thực hiện việc khắc phục hoặc thay thế hàng hoá đó trong khoảng thời gian còn lại.

Hai là, khi bên cho thuê thực hiện việc khắc phục quy định ở trên mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê khắc phục bất lợi hoặc trả chi phí phát sinh đó.

Ví dụ: Chị Hương thuê nhà của Công ty bất động sản Thành Hưng, nhưng khi đến nhận nhà thì nhà bị hỏng mái, tường bị thấm nước. Chị Hương kêu thợ sửa lại mái và tường chi phí hết 20.000.000 đồng. Trường hợp này, chị Hương có quyền yêu cầu Công ty trả lại khoản tiền đó.