Trào ngược thực quản là gì năm 2024

GERD (bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hoặc trào ngược axit mãn tính) là tình trạng các chất chứa axit trong dạ dày liên tục trào ngược lên thực quản – là cơ quan nối từ cổ họng đến dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra cơ vòng thực quản dưới, không đóng đúng cách khi thức ăn đến dạ dày. Axit sau đó trào ngược qua thực quản vào cổ họng và miệng, khiến bạn cảm giác có vị chua.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thường gặp. Thỉnh thoảng bị trào ngược và ợ chua là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn bị trào ngược axit/ợ nóng hơn hai lần một tuần trong khoảng thời gian vài tuần, liên tục dùng thuốc trị chứng ợ nóng và thuốc kháng axit nhưng các triệu chứng vẫn tái phát, bạn có thể đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Các triệu chứng chính của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Các triệu chứng chính là chứng ợ nóng kéo dài và trào ngược axit. Một số ít trường hợp mắc phải nhưng không bị ợ nóng. Thay vào đó, họ cảm thấy đau ở ngực, khàn giọng vào buổi sáng hoặc khó nuốt. Một số có thể cảm thấy như có thức ăn mắc trong cổ họng, hoặc như bị nghẹn hoặc cổ họng bị thắt lại. Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể gây ho khan và hơi thở có mùi.

Chứng ợ nóng là gì?

Ợ nóng là một triệu chứng của trào ngược axit. Đó là cảm giác đau rát ở giữa ngực do kích thích niêm mạc thực quản do axit dạ dày gây ra.

Tình trạng bỏng rát này có thể xảy ra bất cứ lúc nào nhưng thường nặng hơn sau khi ăn. Đối với nhiều người, chứng ợ nóng trở nên trầm trọng hơn khi ngả lưng hoặc nằm trên giường, điều này khiến một người khó có được một giấc ngủ ngon.

May mắn thay, chứng ợ nóng thường có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc khó tiêu axit/ợ chua không kê đơn (OTC).

Những ai thường mắc phải trào ngược dạ dày thực quản?

Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải, nhưng một số người có thể có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Ví dụ, khả năng mắc phải có thể tăng lên sau tuổi 40.

Bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này nếu:

  • Bị thừa cân/béo phì.
  • Có thai.
  • Hút thuốc hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thụ động.
  • Dùng một số loại thuốc có thể gây trào ngược axit.

Điều gì gây ra trào ngược dạ dày thực quản?

Nguyên nhân gây ra bởi sự suy yếu hoặc thư giãn của cơ vòng thực quản dưới. Thông thường, cơ này sẽ đóng chặt sau khi thức ăn đi vào dạ dày. Trường hợp cơ vòng thực quản mở ra khi không cần thiết, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản.

Các yếu tố có thể dẫn đến điều này bao gồm:

  • Tăng áp lực ở bụng. Một số phụ nữ mang thai bị ợ nóng gần như hàng ngày vì áp lực gia tăng.
  • Các loại thực phẩm cụ thể (ví dụ: thực phẩm từ sữa, thực phẩm cay hoặc chiên) và thói quen ăn uống.
  • Các loại thuốc bao gồm thuốc điều trị bệnh hen suyễn, huyết áp cao và dị ứng; cũng như thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
  • Thoát vị khe hoành: Phần trên của dạ dày phình ra thành cơ hoành, cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn bình thường.

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Ợ nóng.
  • Trào ngược (thức ăn trào ngược lên miệng từ thực quản).
  • Cảm giác thức ăn mắc trong cổ họng.
  • Ho.
  • Đau ngực.
  • Khó nuốt.
  • Nôn mửa.
  • Đau họng và khàn tiếng.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gặp các triệu chứng tương tự, cũng như các triệu chứng khác như:

  • Nôn mửa thường xuyên.
  • Quấy khóc nhiều, không muốn ăn (ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi).
  • Khó thở.
  • Thường xuyên có vị chua của axit, nhất là khi nằm.
  • Khàn cổ họng.
  • Cảm giác nghẹt thở có thể đánh thức đứa trẻ ngủ.
  • Hôi miệng.
  • Khó ngủ sau khi ăn, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm hoặc đe dọa đến tính mạng không?

Bản thân tình trạng không nguy hiểm đến tính mạng hoặc nguy hiểm. Nhưng trong dài hạn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn:

  • Viêm thực quản: Viêm thực quản là tình trạng kích ứng và viêm do axit dạ dày gây ra trong niêm mạc thực quản. Viêm thực quản có thể gây loét thực quản, ợ nóng, đau ngực, chảy máu và khó nuốt.
  • Barrett thực quản: Barrett thực quản là tình trạng phát triển ở một số người (khoảng 10%) bị GERD lâu dài. Tổn thương do trào ngược axit có thể gây ra trong nhiều năm có thể thay đổi các tế bào trong niêm mạc thực quản. Barrett thực quản là một yếu tố nguy cơ gây ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Ung thư bắt đầu trong thực quản được chia thành hai loại chính. Ung thư biểu mô tuyến thường phát triển ở phần dưới của thực quản. Loại này có thể phát triển từ Barrett thực quản. Ung thư biểu mô tế bào vảy bắt đầu trong các tế bào lót thực quản. Loại ung thư này thường ảnh hưởng đến phần trên và giữa của thực quản.
  • Hẹp thực quản: Đôi khi niêm mạc thực quản bị tổn thương trở thành sẹo, gây hẹp thực quản. Những chỗ hẹp này có thể cản trở việc ăn uống.

Trào ngược dạ dày thực quản được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, bác sĩ có thể chẩn đoán liệu bạn có bị trào ngược axit hay không bằng cách hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Trong trường hợp cần thu thập thêm các thông tin để chẩn đoán chính xác hơn cũng như đánh giá các tổn thương nếu có, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán bao gồm:

  • Nội soi và sinh thiết đường tiêu hóa trên
  • Chụp X quang bari đường tiêu hóa trên
  • Theo dõi độ pH thực quản và trở kháng & Theo dõi độ pH thực quản bằng hệ thống Bravo không dây
  • Đo áp lực thực quản.

Làm cách nào để ngăn ngừa các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản?

Dưới đây là 10 mẹo giúp ngăn ngừa các triệu chứng GERD:

  • Đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh .
  • Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên thay vì ăn nhiều trong 1 bữa.
  • Giảm chất béo bằng cách giảm lượng bơ, dầu, thịt béo và các sản phẩm từ sữa nguyên kem như kem chua, pho mát…
  • Ngồi thẳng trong khi ăn và giữ tư thế thẳng (ngồi hoặc đứng) trong 45 đến 60 phút sau đó.
  • Tránh ăn ít nhất 03 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ.
  • Tránh mặc quần áo chật ở vùng bụng.
  • Khi ngủ, kê cao đầu giường từ 10-15 cm.
  • Ngừng hút thuốc.
  • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm axit, cần lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có thể gây trào ngược.

Nên tránh những loại thực phẩm nào nếu bị trào ngược dạ dày thực quản?

Điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Cố gắng tránh các loại thực phẩm kích thích khiến bạn bị ợ nóng.

Ví dụ, nhiều người bị ợ chua do:

  • Thức ăn cay.
  • Thực phẩm chiên.
  • Thực phẩm nhiều chất béo (bao gồm cả sữa).
  • Sô cô la.
  • Nước sốt cà chua.
  • Tỏi và hành tây.
  • Rượu, cà phê và đồ uống có gas.
  • Trái cây họ cam quýt…

Tổng kết

Bạn có thể quản lý các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Nếu điều chỉnh thói quen ăn ngủ và uống thuốc khi cần thiết, bạn sẽ có thể kiểm soát được các triệu chứng của mình.

Nếu bạn bị trào ngược axit/ợ nóng hơn hai lần một tuần trong khoảng thời gian vài tuần, liên tục bị ợ nóng, hãy đi khám bác sĩ để có lời khuyên phù hợp.

Tại sao bị trào ngược dạ dày thực quản?

Nguyên nhân gây ra bệnh trào dạ dày ngược thực quản (GERD) Là do sự trào ngược thường xuyên của axit dạ dày hoặc dịch mật lên thực quản. Khi bạn nuốt, cơ vòng dưới của thực quản (vòng cơ bao quanh phần đáy thực quản) giãn ra để thức ăn và dịch thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó nó sẽ đóng lại.

Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài bao lâu?

Bệnh nhân có thể phải điều trị 8 tuần hoặc 12 tuần, thậm chí là suốt đời. Đây là câu trả lời của các chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa tại hội thảo “Tuân thủ điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ căn bản đến chuyên sâu”, do Liên chi hội Khoa học tiêu hóa TP. HCM tổ chức sáng nay (20/3).

Trào ngược dạ dày thực quản không nên ăn gì?

Trào ngược dạ dày kiêng những thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate... Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá.

Trào ngược dạ dày thực quản nên uống thuốc gì?

Omeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40 mg/ngày. ... .

Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. ... .

Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. ... .

Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60 mg/ngày..