Bia rượu tác hại như thế nào tới ung thư

Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ trong Hội thảo Cung cấp thông tin báo chí về phòng, chống tác hại của rượu, bia và ung thư vào sáng nay, ngày 19/4/2017, tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư

Đó là thông tin đáng chú ý được chia sẻ trong Hội thảo Cung cấp thông tin báo chí về phòng, chống tác hại của rượu, bia và ung thư vào sáng nay, ngày 19/4/2017, tại Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế.

 

Bia rượu tác hại như thế nào tới ung thư

TS Trương Đình Bắc phát biểu khai mạc Hội thảo

Ở Việt Nam, số ca tử vong vì ung thư chiếm khoảng 18% tổng số ca tử vong trên cả nước, chỉ xếp thứ hai sau số tử vong do các bệnh tim mạch. Theo công bố năm 2012 của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC), mỗi năm tại nước ta có khoảng 126.000 ca mới mắc bệnh ung thư các loại và95.000 người tử vong do ung thư.Năm bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới là ung thư phổi, gan, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng, còn 5 bệnh ung thư thường gặp nhất ở nữ giới là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung và dạ dày.

Theo các chuyên gia tại Hội thảo thì nguyên nhân gây bệnh ung thư rất phức tạp. Sự phát triển bệnh ung thư là hậu quả của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong của mỗi người (giới, gen, tuổi…) và các yếu tố nguy cơ bên ngoài. Theo Tổ chức Y tế thế giới, những yếu tố nguy cơ gây ung thư phổ biến nhất có thể phòng tránh được lần lượt là: Hút thuốc lá, uống rượu bia, thừa cân béo phì và thiếu hoạt động thể lực, nhiễm virus HPV lây truyền qua đường tình dục, các tác nhân ung thư nghề nghiệp. Ngoài ra còn các yếu tố quan trọng khác làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư như nhiễm vi rút viêm gan B, C (gây ung thư gan), ô nhiễm môi trường, thực phẩm, chất phóng xạ….

Đối với việc sử dụng rượu bia và ung thư, PGS.TS Trần Thanh Hương, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứuphòng, chống cứu ung thư cho biếtCơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế căn cứ trên các bằng chứng khoa học đã đưa ra kết luận: Rượu bia là tác nhân nguy cơ gây mắc ít nhất 7 loại ung thư ở người gồm: ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.Trong năm 2016, Cơ quan y tế của Vương quốc Anh cũng đã ban hành Khuyến nghị mới về sử dụng đồ uống có cồn trong đó cảnh báo rằng uống rượu bia với bất kỳ mức độ nào cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh ung thư.

Tại Việt Nam, sản lượng rượu, bia được sản xuất và tiêu dùng đang gia tăng nhanh chóng, từ 2.400 triệu lít bia, 59 triệu lít rượu công nghiệp năm 2010 tăng lên 3.400 triệu lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu năm 2015.Theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015, Việt Nam có khoảng 77,3% số nam giới và 11% nữ giới trưởng thành hiện tại đang sử dụng rượu, bia và có tới gần 45% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại cho sức khỏe. Không những thế tình trạng uống rượu bia đang ngày cảng phổ biến ở giới trẻ. Một nghiên cứu năm 2013 ở học sinh lớp 8-12 trên toàn quốc cho thấy có tới 33% học sinh nam và 18% học sinh nữ đã từng uống ít nhất một đơn vị cồn trong 30 ngày vừa qua, trong số đó 49% học sinh nam và 38% nữ uống cốc đầu tiên khi chưa đến 14 tuổi. Việc gia tăng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam là nguyên nhân quan trọng góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung.

TS Trương Đình Bắc khẳng định việc ban hành và thực thi Luật phòng, chống tác hại rượu bia là giải pháp ưu tiên hàng đầu để kiểm soát tác hại của rượu bia. Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Dự thảo Luật này, trong đó tập trung vào các nội dung như: Chính sách về thuế và giá; kiểm soát quảng cáo rượu, bia; kiểm soát sự tiếp cận với rượu, bia (điểm bán, giờ bán); kiểm soát việc sử dụng rượu bia ở trẻ em (như quy định độ tuổi hoặc địa điểm cấm bán/uống rượu bia); phòng chống uống rượu bia và lái xe; và qản lý rượu tự nấu/rượu thủ công.

Tại Hội thảo, đại diện của Cục Y tế dự phòng cũng khuyến nghị với cộng đồng: “Để giảm thiểu nguy cơ đối với sức khỏe và xã hội, không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam và một đơn vị cồn/ngày với nữ(mỗi đơn vị cồn tương đương với ¾ lon bia hoặc 1 ly/chén nhỏ rượu mạnh). Không nên uống liên tiếp quá 5 ngày/tuần. Người dân tuyệt đối không sử dụng rượu, bia trong khi điều khiển phương tiện xe cơ giới, vận hành máy móc, khi đang có thai hoặc điều trị thuốc có phản ứng với cồn, hay có tình trạng bệnh lý mà rượu, bia làm cho nặng lên. Đặc biệt, trẻ em và vị thành niên không nên uống rượu, bia. 

Sử dụng rượu bia ở một mức độ phù hợp sẽ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng rượu bia thì lợi bất cập hại, sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và có nguy cơ cao gây nên nhiều loại bệnh ung thư. Điển hình như là ung thư miệng, ung thư thực quản, thanh quản, hầu họng, ung thư đại tràng, trực tràng, gan, dạ dày, tụy, ung thư vú,…

Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều bia rượu sẽ làm tăng rõ rệt nguy cơ mắc ung thư thanh quản, hầu họng, thực quản và ung thư khoang miệng. Nếu như một người vừa uống nhiều rượu bia vừa hút thuốc thì nguy cơ mắc các bệnh ung thư kể trên càng cao. Điều đó cho thấy, rượu kết hợp với các chất hóa học độc hại trong thuốc lá dễ xâm nhập vào những tế bào trong cơ thể và cụ thể là thực quản, họng và niêm mạc miệng. 

Bia rượu tác hại như thế nào tới ung thư
Rượu kết hợp với thuốc lá càng dễ dẫn đến nhiều chứng bệnh ung thư nguy hiểm

Một nguy cơ khác nữa là rượu tác động làm giảm khả năng sửa chữa tế bào DNA bị hư tổn do chất độc ở trong thuốc lá. Đối với gan thì việc uống rượu bia thường xuyên càng làm cho các tế bào gan bị tổn thương dẫn tới viêm gan, xơ gan và khả năng mắc ung thư gan sẽ cao.

Ở nữ giới thì nguy cơ ung thư vú sẽ cao nếu uống nhiều rượu bia. Những phụ nữ không cung cấp đủ lượng folate, một loại vitamin B trong chế độ ăn uống hằng ngày thì sẽ có nguy cơ cao. Nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao do tác động của rượu bia, khiến cho nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ cao hơn. Để giảm nguy cơ ung thư vú ở nữ giới thì nên giảm hoặc không sử dụng rượu bia. 

Cơ sở khoa học về tác hại của rượu bia với bệnh ung thư

Để hiểu đầy đủ về tác hại của rượu bia dẫn đến nguy cơ ung thư, cần có những cơ sở khoa học về vấn đề này. Các nhà khoa học đã phân tích một số tác động của rượu bia tới khả năng mắc ung thư của từng loại bệnh.

Mô cơ bị tổn thương do rượu

Rượu bia là một chất kích thích hoạt động ở hầu họng và khoang miệng. Vì tác động của rượu bia làm cho một số tế bào bị tổn thương và nó tự tìm cách sửa chữa gây ra các biến đổi DNA, đây chính là nguy cơ tiến đến ung thư. 

Các nghiên cứu trên động vật đã chứng minh loại vi khuẩn sống ở đại trực tràng có thể chuyển hóa rượu thành acetaldehyde. Chất acetaldehyde có thể gây ra ung thư.

Người nghiện rượu đồng thời hút thuốc lá sẽ làm cho các chất độc hại trong thuốc lá dễ thâm nhập vào các tế bào lót ở đường tiêu hóa. Vì vậy dẫn tới nguyên nhân mắc ung thư vòm họng ở những người vừa uống rượu vừa hút thuốc lại cao hơn người chỉ uống rượu hoặc chỉ hút thuốc. Mặt khác, rượu ngăn cản sự giải phóng, phá hủy các chất độc hại trong cơ thể. 

Rượu làm giảm khả năng hấp thụ folate và chất dinh dưỡng

Folate là một loại vitamin B rất cần thiết cho cơ thể, nhưng rượu lại làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ folate. Ở những người nghiện rượu nặng, lượng folate rất thấp do giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng. Trong cơ thể nếu lượng folate thấp sẽ có nguy cơ gây ra bệnh ung thư trực tràng và ung thư vú.

Rượu tác động xấu đến một số loại hooc-môn và nồng độ Estrogen.

Người uống rượu nhiều làm cho nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng cao, một hooc-môn quan trọng phát triển mô tuyến vú. Đây có thể là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ ung thư vú.

Bia rượu tác hại như thế nào tới ung thư
Rượu làm giảm khả năng hấp thụ folate và chất dinh dưỡng của cơ thể

Rượu làm tăng cân

Thừa cân béo phì cũng là một trong những nguy cơ gây nhiều loại bệnh ung thư khác nhau. Ở một số người, uống nhiều rượu, làm cho cơ thể dư thừa calo dẫn tới tăng cân, béo phì.

Một số những tác hại khác của rượu

Việc sử dụng nhiều rượu, ngoài những tác hại kể trên, còn một số những tác hại ảnh hưởng lâu dài khác. Những tác động như thay đổi cảm xúc, phán đoán, sự tập trung… chúng ta có thể cảm nhận ngay. Những tác hại âm thầm và lâu dài thì chúng ta lại khó nhận biết hơn. Chúng ta có thể sẽ bị lệ thuộc vào rượu và nghiện, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.

Bỏ rượu đột ngột cũng gặp phải những triệu chứng động kinh, ảo giác, run tay chân nặng hơn còn có thể đe dọa tính mạng bởi những rối loạn nghiêm trọng hơn. Uống rượu nhiều có thể dẫn tới viêm gan, xơ gan tiến triển ung thư gan là có cơ sở khoa học. Rượu làm tăng huyết áp, nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ,... Phụ nữ mang thai uống rượu nhiều có thể gây dị tật thai nhi.

Khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ

Đối với nam giới, mỗi ngày không nên uống quá 2 đơn vị rượu (14gam rượu tương đương 1 cốc bia 350ml) và nữ giới không uống quá 1 đơn vị rượu. Nữ giới được khuyến cáo dùng ít hơn bởi vì sự đào thải rượu ở nữ chậm hơn nam giới và cơ thể cũng nhỏ hơn nam giới. Những đối tượng không nên sử dụng rượu bia là:

  • Đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai.
  • Những người vận hành máy móc và lái xe. 
  • Người đang trong giai đoạn hồi phục cai nghiện rượu.
  • Người bệnh đang dùng thuốc.
  • Người đang có những bệnh viêm tụy, gan và gout…

Rượu tác động thế nào trong quá trình đang và sau điều trị ung thư

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều rượu bia và nguy cơ mắc bệnh ung thư có một mối liên hệ. Tuy nhiên, việc uống rượu sau điều trị ung thư có tăng nguy cơ tái phát hay không vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu.

Một số nghiên cứu cho rằng sẽ làm tăng nguy cơ tái phát ung thư nếu sau điều trị vẫn tiếp tục uống nhiều rượu. Khi sử dụng rượu làm cho nồng độ Estrogen trong cơ thể tăng lên và đây là nguyên nhân gây tái phát ở bệnh nhân ung thư vú. Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đủ mạnh để ủng hộ cho giả thuyết này. 

Bia rượu tác hại như thế nào tới ung thư
Đang trong quá trình điều trị ung thư không nên sử dụng rượu

Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị thì việc sử dụng rượu là một điều bất lợi. Vì rượu chính là tác nhân làm cho bệnh nặng thêm và tình trạng đau đớn tồi tệ thêm. Ngoài ra, rượu có thể tương tác với thuốc điều trị gây tác dụng phụ và làm giảm hiệu quả điều trị.

Từ những thông tin nêu trên, những người mới kết thúc điều trị ung thư phải cân nhắc thật kỹ về việc sử dụng rượu. Mặc dù các kết quả nghiên cứu chưa đủ mạnh để khẳng định ảnh hưởng của rượu với bệnh ung thư. Tuy nhiên, sau điều trị ung thư, người bệnh cần có một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, nâng cao thể trạng. Bởi vì lạm dụng rượu bia ảnh hưởng đến tất cả mọi người, kể cả người khỏe mạnh chứ không riêng người mới trải qua quá trình điều trị ung thư.

Vậy uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư là việc hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, cần hạn chế sử dụng rượu bia hết mức có thể hoặc có chế độ sử dụng vừa phải để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.