Biển báo đường tân hòa đông như thế nào năm 2024

TT - Nhiều bạn đọc phản ảnh trên địa bàn TP.HCM có nhiều biển báo giao thông lắp đặt theo kiểu “bẫy” người đi đường khiến nhiều người bị phạt oan.

Biển báo đường tân hòa đông như thế nào năm 2024
Biển báo trên xa lộ Hà Nội đặt xa chỗ quay đầu xe và ở giữa có dải phân cách nên tài xế không biết chạy vào làn đường nào cho đúng - Ảnh: M.TRường

Cụ thể, bên vỉa hè đường Cộng Hòa hướng từ nút giao thông Lăng Cha Cả đến đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) có một biển báo phân làn giao thông đặt gần chân cầu vượt Lăng Cha Cả. Theo đó, ôtô được chạy thẳng trên cả ba làn xe.

Đi thêm khoảng 30m hướng về ngã ba Út Tịch - Cộng Hòa thêm một biển báo phân làn, trong đó làn ngoài cùng nằm sát dải phân cách (tính từ lề đường ra) dành cho xe quay đầu và xe quẹo trái vào đường Út Tịch, hai làn còn lại chạy thẳng.

Nhiều người chạy xe chỉ nhìn biển phân làn đầu tiên nên chạy thẳng trên làn ngoài cùng và bị cảnh sát giao thông thổi phạt.

Theo một tài xế taxi, việc hướng dẫn phân làn xe như vậy chẳng khác nào “gài bẫy” tài xế. Tài xế này khẳng định chỉ những người đi thường xuyên trên đoạn đường này mới biết, còn người mới đi lần đầu qua đây phần lớn đều “dính phạt”.

“Theo tôi, cơ quan chức năng cần cắm biển báo ra giữa dải phân cách để lái xe dễ thấy” - anh này đề xuất.

Tương tự, trên xa lộ Hà Nội đoạn gần nút giao thông Cát Lái (Q.2) có một biển báo phân làn giao thông mới được lắp đặt đang gây khó cho giới tài xế.

Theo đó, đoạn chỗ quay đầu xe (trạm thu phí cũ) đến nút giao thông Cát Lái dài gần 1km, ở giữa có dải phân cách bằng bêtông.

Từ chỗ quay đầu xe này đi khoảng 500m có một biển báo phân làn xe: ba làn phía bên phải theo hướng lưu thông dành cho xe hỗn hợp và xe dưới 16 chỗ chạy với tốc độ tối đa 50km/giờ, ba làn bên trái dành cho ôtô và xe trên 16 chỗ chạy với tốc độ tối đa 80km/giờ.

Ngăn cách giữa ba làn xe bên phải và ba làn xe bên trái là dải phân cách bằng bêtông.

Điều đáng nói là biển báo này được đặt khá xa chỗ quay đầu xe và ở giữa có dải phân cách nên tài xế buộc phải chọn làn bất kỳ để đi trước khi nhìn được biển báo phân làn.

Hậu quả là khi những tài xế xe trên 16 chỗ lỡ đi nhầm vào ba làn bên phải (dành cho xe dưới 16 chỗ) thì không có cách nào chuyển làn sang trái được do vướng dải phân cách giữa đường.

Còn tại cầu Lê Văn Sỹ, hướng từ đường Trần Quốc Thảo (Q.3) đi qua đường Lê Văn Sỹ hiện vẫn còn biển báo cấm xe trên 16 chỗ đi qua dù cầu này đã thông xe từ tháng 4 năm nay và xe buýt trên 80 chỗ vẫn chạy qua hằng ngày!

Tương tự, cầu Hậu Giang đã thông xe vào tháng 6 năm nay nhưng hiện vẫn còn biển báo cấm xe trên 16 chỗ tại ngã tư Nguyễn Văn Luông - Hậu Giang (Q.6).

Ông Nguyễn Thành Nam - giám đốc dự án mở rộng xa lộ Hà Nội (thuộc CII) - cho biết đơn vị này sẽ nghiên cứu điều chỉnh biển báo mà chúng tôi phản ảnh nói trên bằng cách dời biển báo lại gần chỗ quay đầu xe để tài xế có thể nhận diện làn xe sớm hoặc mở dải phân cách đến gần biển báo hiện hữu để xe có thể chuyển làn kịp thời.

Về các biển báo cấm xe 16 chỗ đi qua cầu Hậu Giang, cầu Lê Văn Sỹ và biển báo phân làn bất hợp lý trên đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình), đại diện Khu quản lý giao thông đô thị số 1 cho biết sẽ kiểm tra trong thời gian sớm nhất.

Đường Nguyễn Ái Quốc (TP.Biên Hòa) đoạn từ khu vực vòng xoay Tân Phong (phường Tân Phong) kéo dài đến Công viên 30-4 (phường Tân Hòa) hiện đang cấm xe tải trên 2 tấn và xe khách trên 16 chỗ ngồi lưu thông để thi công hầm chui.

Đường Nguyễn Ái Quốc (TP.Biên Hòa) đoạn từ khu vực vòng xoay Tân Phong (phường Tân Phong) kéo dài đến Công viên 30-4 (phường Tân Hòa) hiện đang cấm xe tải trên 2 tấn và xe khách trên 16 chỗ ngồi lưu thông để thi công hầm chui.

Biển báo đường tân hòa đông như thế nào năm 2024
Cùng một đoạn đường đang thi công, hạn chế một số phương tiện qua lại, nhưng biển báo cấm chưa có sự nhất quán, gây khó khăn trong việc lưu thông của các phương tiện.

Tuy nhiên, theo phản ánh của các tài xế, việc cắm biển báo trên đoạn đường này chưa được hợp lý khiến nhiều người lúng túng, đi vào đường cấm và bị tuýt còi, phạt nặng.

Ấm ức vì bị phạt nặng

Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển ô tô đi vào đường cấm sẽ bị phạt từ 800 ngàn đến 1,2 triệu đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng. Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Bị lập biên bản vi phạm lỗi đi vào đường cấm khi di chuyển hướng từ vòng xoay Tân Phong về Công viên 30-4, tài xế xe tải N.H.V. cho biết xe của anh vừa qua khỏi vòng xoay để rẽ vào đường Nguyễn Ái Quốc, đi khoảng 500m thì bị cảnh sát giao thông tuýt còi. Bước xuống xe, anh V. được giải thích do điều khiển xe vào đường cấm nên bị phạt 1 triệu đồng, đồng thời bị “giam” giấy phép lái xe trong 3 tháng.

Thời điểm xe anh V. chạy trên đường vào lúc cao điểm, rất đông phương tiện qua lại nên khi đèn tín hiệu giao thông vừa chuyển màu xanh lập tức anh cho xe lăn bánh để những xe phía sau dồn lên. Có thể do biển báo quá nhỏ, lại cắm ở tầm thấp nên anh không kịp để ý. “Biển báo ghi chữ và biểu tượng cấm phương tiện rất nhỏ, lại để cùng nhau nên không chú ý sẽ chẳng nhìn thấy và phân biệt được. Tôi thấy phạt như vậy nặng quá, tết sắp đến mà bị giữ bằng lái đến tận 3 tháng thì cả gia đình không biết xoay xở thế nào” - anh V. bức xúc nói.

Vi phạm lỗi tương tự, anh N.T.Q. cho hay anh điều khiển ô tô khách 24 chỗ ngồi theo hướng đường Đồng Khởi rẽ phải ra đường Nguyễn Ái Quốc thì bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe, thông báo lỗi vi phạm đi vào đường cấm, dù anh đã phân trần do biển cấm đặt ở vị trí đông người qua lại, ngay trước Trung tâm thương mại BigC Tân Hiệp nên anh không nhìn thấy. Chưa kể, biển cắm cách lối rẽ phải gần 10m nên xe được đà chạy tới, đến lúc rẽ vào thì không kịp nữa.

Trường hợp của anh Q., nếu không muốn bị phạt, anh buộc phải quay xe, nhưng lại gặp tình huống oái oăm khi khu vực này không có biển báo được phép quay xe. Vì thế, dù rất ấm ức, anh Q. vẫn phải chấp nhận bị lập biên bản. “Biển báo “làm khó” cánh tài xế từ kích thước đến vị trí đặt. Không chỉ tôi mà nhiều xe khác lần đầu đi qua đây đều dễ bị phạt không kịp trở tay” - tài xế Q. phân trần.

Sẽ điều chỉnh nếu chưa hợp lý

Theo phản ánh của nhiều lái xe, không chỉ kích cỡ biển báo nhỏ mà cách cấm tải trọng của phương tiện cũng chưa hợp lý, thiếu sự nhất quán. Đường Nguyễn Ái Quốc đoạn gần vòng xoay Tân Phong cấm xe tải trên 2 tấn và xe khách trên 16 chỗ, trong khi đoạn đầu Công viên 30-4 cấm tất cả xe tải theo khung giờ từ 5-22 giờ. Khi các phương tiện chạy đến khu vực cầu Săn Máu, hướng từ Công viên 30-4 về trung tâm TP.Biên Hòa, tiếp tục gặp một biển cấm như đầu vòng xoay Tân Phong.

Một số xe khách trên 16 chỗ chạy vào khu vực này, nếu không tìm chỗ quay xe hợp lý chắc chắn sẽ bị tuýt còi và nộp phạt. Ngoài ra, còn có biển báo đặt ở cầu Săn Máu giao với đường Nguyễn Phúc Chu có thể gây khó khăn cho tầm nhìn của người đi đường vì quá gần nút giao, không được cảnh báo từ xa. Việc phân bố biển báo tại những vị trí trên chưa có tính thống nhất, dễ gây hoang mang cho người đi đường.

Phó trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Biên Hòa Trần Dương Vũ lý giải, hệ thống biển báo cấm và chỉ dẫn trên các tuyến đường ngang giao với đường Nguyễn Ái Quốc nhằm phục vụ thi công dự án hầm chui ngã tư Tân Phong. Do tuyến đường này liên quan trực tiếp và chịu ảnh hưởng của việc xây dựng nên các biển báo tạm thời được đặt ra nhằm điều tiết giao thông và chống ùn tắc.

Giải thích về việc thiếu nhất quán trong cấm phương tiện, ông Vũ cho hay tùy theo khu vực để đặt biển cấm. Đoạn đường hướng từ Công viên 30-4 trở vào trung tâm TP.Biên Hòa có đông dân cư và trường học nên cấm những phương tiện dễ gây ùn tắc là điều hợp lý. Chưa kể, khu vực vòng xoay Tân Phong vốn là nút giao thông thường kẹt xe nên phải hạn chế những phương tiện trên.

“Các cơ quan chức năng đã nghiên cứu rất kỹ tình hình giao thông trên đường Nguyễn Ái Quốc mới đưa ra các loại biển cấm. Vì việc thi công hầm chui sẽ kéo dài, nếu thời gian tới một số biển báo chưa hợp lý sẽ được xem xét và điều chỉnh cho thích hợp” - ông Vũ nói thêm.