Cá nhân nào không có quyền giải quyết tố cáo

“Tố cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Như vậy, xét về bản chất việc thực hiện quyền tố cáo thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân mà trong đó bên đi tố cáo báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Để hiểu đúng bản chất của tố cáo, chúng ta cần phải xem xét dưới các khía cạnh sau đây:

Một là: chủ thể thực hiện quyền tố cáo theo như quy định trong Luật khiếu nại, tố cáo chỉ có thể là công dân. Như vậy, khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan tổ chức đều có quyền khiếu nại, nhưng thực hiện quyền tố cáo chỉ quy định cho đối tượng là cá nhân, quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố tình tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Hai là : đối tượng tố cáo là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Ba là: cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Khác với khiếu nại, người khiếu nại phải thực hiện quyền khiếu nại với đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của mình thì đối với tố cáo, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Nếu không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo.

Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.

Tố cáo là lĩnh vực phức tạp, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đồng thời xác định giải quyết tố cáo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan nhà nước và là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết tố cáo là nội dung quan trọng trong việc đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách hành chính nhà nước.

Trong thực tiễn cho thấy, chủ thể thực hiện việc tố cáo rất đa dạng, nhưng chủ thể là cơ quan, tổ chức tuy có nhưng rất ít, nội dung tố cáo này thường thiên về phản ánh, kiến nghị. Việc xác định tố cáo có thực sự thể hiện ý chí của pháp nhân hay chỉ là nhóm cá nhân mượn danh nghĩa cơ quan, tổ chức cũng là công việc phức tạp, mất nhiều thời gian, khó quy trách nhiệm cá nhân (nhất là khi xác định trách nhiệm của người tố cáo trong trường hợp cố tình tố cáo sai, tố cáo trái pháp luật)…. , về loại hình cơ quan, tổ chức cũng đa dạng, do đó việc quy định phương thức, thủ tục, trình tự tố cáo và giải quyết tố cáo chung cho mọi loại cơ quan, tổ chức là hết sức khó khăn.

Việc thực hiện quyền tố cáo của một chủ thể sẽ làm phát sinh những hậu quả pháp lý và trách nhiệm gắn với cá nhân (nghĩa vụ phải đi đôi với quyền hạn). Nên quy định công dân (cá nhân) có quyền tố cáo là phù hợp với Hiến pháp và chính sách hình sự của nước ta - cá thế hoá trách nhiệm hình sự. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi tố cáo của mình, nếu tố cáo sai sự thật thì phải bị xử lý về hành chính hoặc hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Vì vậy, nếu quy định cơ quan, tổ chức có quyền tố cáo thì có thể làm phát sinh những vấn đề phức tạp, chưa lường hết được những tác động liên quan đến cách thức để các chủ thể này thực hiện quyền tố cáo. Do vậy, Luật tố cáo quy định chỉ công dân có quyền tố cáo.

Điểm a Khoản 2 Điều 9, Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình, trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Quy định này nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó, Điều 20 Luật tố cáo cũng đã quy định nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết dịnh việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Như vậy, từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9 Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Tuy nhiên, việc xử lý đơn tố cáo cần lưu ý thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ như sau:

Điều 17. Đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích

Đối với đơn tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết nội dung tố cáo.

Điều 19. Đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng về hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm

Khi nhận được đơn tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo nhưng có nội dung rõ ràng, kèm theo các thông tin, tài liệu, bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, hành vi tội phạm thì người xử lý đơn báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, pháp luật tố tụng hình sự.

(Có tham khảo Tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn theo Đề án 1-113 của Thanh tra Chính phủ)

Theo quy định người nào có quyền tố cáo?

Người chấp hành án và mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền nào trong thi hành án hình sự mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khi nào thì công dân có quyền tố cáo?

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức”.

Ai là người có thẩm quyền giải quyết tố cáo?

Năm, thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong cơ quan khác của Nhà nước sẽ do các cơ quan sau đây giải quyết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Thường trực Hội đồng nhân dân; Người đứng đầu cơ quan khác của Nhà nước.

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cần phải làm gì?

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm tự mình hoặc giao cho cơ quan, tổ chức có liên quan thi hành hoặc cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.