Những nhược điểm của van hóa tố chức của vietjet năm 2024

“Bay là thích ngay” là khẩu hiệu mà hãng hàng không Vietjet nêu ra với công chúng nhưng không hiểu những người nêu ra khẩu hiệu này có biết tâm trạng của hành khách khi bị nhỡ chuyến bay sẽ thế nào.

Những nhược điểm của van hóa tố chức của vietjet năm 2024

Hình ảnh quảng bá của Vietjet.

Theo lịch trình chuyến bay từ Nội Bài vào Buôn Ma Thuột ngày 21/3 sẽ được thực hiện vào lúc 7h, thế nhưng chưa đến 7h thì đại diện hãng hàng không Vietjet đã lên loa xin lỗi hành khách vì bay trễ giờ và nói mọi chi tiết về chuyến bay sẽ thông báo vào lúc 8 giờ. Đang từ trạng thái vui mừng vì sắp đến giờ bay, hàng trăm hành khách chuyển sang trạng thái ăn chực ngồi chờ, đến 8 giờ tưởng sẽ có máy bay thì đại diện hãng hàng không lại tiếp tục xin lỗi hành khách và thông báo 9 giờ sẽ có thông báo tiếp về chuyến bay Nội Bài đi Buôn Ma Thuột.

Lúc này một số hành khách đã thấy khó chịu, để trấn an dư luận một nữ nhân viên của Vietjet đã đến thông báo với mọi người là 9:20 sẽ có máy bay. Trước câu hỏi của hành khách vì sao lại đúng 9:20 mới có máy bay thì cô nhân viên này trả lời hiện nay máy bay có rồi nhưng chưa có phi công. Nói rồi cô nhân viên này cũng lặn mất luôn.

Những nhược điểm của van hóa tố chức của vietjet năm 2024

Nhân viên của Hãng hàng không Vietjet (áo đỏ). Ảnh: Hồng Thìn.

Đến 9h việc xin lỗi lại được lặp lại và theo đó là thông báo sẽ tiếp tục hoãn chuyến bay đến 10 giờ, rồi sau đó là thông báo tiếp đến 10:30. Lúc này thì rất đông hành khách đã không chịu nổi vì thời gian bay từ Nội Bài vào Buôn Ma Thuột chỉ hết 1 giờ 30 phút mà thời gian chờ đợi do nhỡ máy bay lên tới 3 giờ 30 phút.

Nhiều người vì nhỡ việc nên yêu cầu trả lại vé không thực hiện chuyến bay nữa, nhưng việc trả lại vé cũng không hề đơn giản vì đại diện hãng thông báo là mua vé ở đâu thì trả vé tại đấy và việc trả vé là trả chứ không có bồi thường. Bị coi thường nhưng hành khách cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt.

Cuối cùng thì việc chờ đợi cũng cán đích 10:30, những hành khách không bỏ về đã được xếp hàng lên máy bay, đến 10 giờ 50 thì máy bay bắt đầu rời sân bay Nội Bài đi Buôn Ma Thuột.

Trên máy bay người ta nói nhiều về văn hóa ứng xử của hãng hàng không Vietjet, có người bảo: nếu tổ chức cuộc thi ứng xử với hành khách của các hãng hàng không trên thế giới thì có lẽ sẽ không có hãng nào vượt qua nổi Vietjet của Việt Nam (!). Sư cô ngồi cạnh tôi thì loay hoay đi tìm hòm thư điện tử, tìm số điện thoại để điện hoặc viết thư góp ý, riêng với những người đã tiếp xúc nhiều với hãng hàng không Vietjet thì nói đây là chuyện “thường ngày ở huyện” rồi. Và người ta đưa ra hàng loạt nguyên nhân của chuyện chậm bay vì họ đều cho rằng vừa sáng ra đã chậm giờ bay là chuyện không bình thường, mà nguyên nhân nào của hành khách đưa ra nghe cũng có lý; ví như có người bảo do tiền lương của phi công người Việt Nam và phi công thuê của nước ngoài chênh lệch nhau quá nhiều nên anh em phi công đình công; lại có người đưa ra nguyên nhân là do thiếu khách nên chủ hãng phải tính đến chuyện dồn khách từ nhiều chuyến lại; riêng nguyên nhân mà ai đó bảo là phi công ốm nên phải tìm người khác thay thế thì bị loại đầu tiên.

Còn về chủ đề có nên chung thủy với Vietjet nữa hay không thì cũng có nhiều ý kiến khác nhau, có người bảo việc chậm giờ bay của hãng hàng không này là bình thường nên tiền ít thì đành phải chịu thôi chứ biết làm sao được. Có người thì nói như khẳng định rằng sẽ không bao giờ quay lại với hãng hàng không Vietjet nữa.

Còn tôi - một nông dân lần đầu được lên máy bay đi vào Tây Nguyên thăm người thân thì bay được không phải quay lại quê là tốt lắm rồi, xong tôi vẫn nghĩ lời bu tôi dặn chị em tôi từ hồi bé là mỗi khi mắc khuyết điểm thì phải biết xin lỗi và nói rõ nguyên nhân tại sao lại mắc khuyết điểm như vậy thì lần sau mới tránh được cái sai lặp lại.

Giá mà chủ hãng hàng không Vietjet cũng nghe được những lời dạy bảo như của bu tôi với chúng tôi thì chắc hôm nay trên máy bay sẽ không có những chuyện bàn tán xì xèo, vì nói gì thì nói những chuyện như thế này sẽ làm cho uy tín của hãng không thể giữ được chứ nói gì đến uy tín tăng lên.

Hãng Hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top 5 nơi làm việc tốt nhất và top nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam do Viet Research và Báo Đầu tư bình chọn. Đây là sự ghi nhận văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng môi trường làm việc năng động, cởi mở và chuyên nghiệp.

TRỞ THÀNH NƠI LÀM VIỆC TỐT NHẤT VIỆT NAM: YẾU TỐ NÀO QUYẾT ĐỊNH?

Quy tụ nguồn nhân lực chất lượng cao, Vietjet hiện có khoảng 6000 cá nhân xuất sắc đang làm việc tại các văn phòng, các cảng hàng không trong nước, quốc tế và trên các chuyến bay phủ khắp Việt Nam và khu vực. Mỗi năm, hàng nghìn ứng viên ứng tuyển vào Vietjet bởi nơi đây không chỉ có thu nhập, phúc lợi tốt mà còn có môi trường làm việc chuyên nghiệp với cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở.

Không gian làm việc của Vietjet được thiết kế mở, tạo sự thuận tiện, thoải mái khi mọi người trao đổi công việc, cần sự tư vấn hay đơn giản là gửi lời chào đến đồng nghiệp. Các slogan truyền cảm hứng và cây xanh được đặt ở khắp nơi như một thông điệp của Vietjet trong sứ mệnh tiên phong bảo vệ Trái đất, hướng đến phát triển bền vững.

Những chiếc bàn, ghế sáng tạo, được sắp xếp hợp lý tại mỗi tầng làm việc, phục vụ việc tìm ý tưởng hay các cuộc thảo luận nhanh. Phòng họp có nhiều sức chứa khác nhau, phù hợp cho từng phòng ban và phạm vi của từng buổi họp.

Còn gì tuyệt vời hơn khi nhân viên của hãng hàng không vừa làm việc ở văn phòng vừa ngắm tàu bay lên xuống.

Cao hơn những giá trị vật chất như chế độ lương thưởng, phúc lợi, lãnh đạo Vietjet còn rất quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động. Để giúp cán bộ, nhân viên tái tạo sức lao động, tìm lại cảm hứng và có tinh thần sảng khoái, tổ hợp thư giãn gồm khu ẩm thực, khu vui chơi mua sắm, khu giải trí, xem phim, phòng tập đã được thiết kế ở ngay tại trụ sở làm việc chính.

Không chỉ ở những khu vực làm việc cố định, hãng đã đầu tư và trang bị đầy đủ những thiết bị hiện đại nhất, ứng dụng kĩ thuật công nghệ cao tại các sân bay, khu bảo dưỡng sửa chữa và đặc biệt là trên tàu bay – nơi làm việc của các phi công, tiếp viên hàng không.

ĐÀO TẠO NHÂN LỰC ĐỂ VƯƠN TỚI ĐỈNH CAO

Xác định quan điểm con người và hoạt động đào tạo là giá trị cốt lõi của Vietjet, ngoài việc đầu tư, quan tâm xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, Vietjet còn đầu tư cho đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thông qua các khóa học được tổ chức tại Học viện Hàng không Vietjet (VJAA) và các khóa liên kết với các đơn vị đào tạo hàng đầu trong nước và quốc tế.

VJAA là cơ sở đào tạo phi công, tiếp viên hàng không, kỹ thuật viên sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, nhân viên khai thác mặt đất, nhân viên điều phái bay. VJAA được đầu tư và trang bị cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên chất lượng hàng đầu thế giới. VJAA đang sở hữu và vận hành các thiết bị huấn luyện bay, các mô hình mô phỏng tàu bay, khoang hành khách, các phòng huấn luyện chức năng… đáp ứng cho các chương trình đào tạo nhân lực hàng không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của Cục Hàng không Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế.

Có thể nói, Vietjet luôn hướng đến tạo điều kiện tốt nhất trong môi trường làm việc cho nhân viên, khiến họ tin tưởng mạnh mẽ vào các giá trị của công ty. Đó là tiền đề để mỗi cá nhân, mỗi tập thể hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất. Khi say mê và hiểu được ý nghĩa công việc, kết quả sẽ là sản phẩm và dịch vụ bay sáng tạo mỗi ngày, đảm bảo các chuyến bay an toàn và đem đến sự hài lòng cho hành khách.