Phu tử tòng tử là gì năm 2024

Phu tử tòng tử là gì năm 2024

Tam tòng, tứ đức là gì ? nó còn có giá trị hiện nay không ?

- Tam tòng có nguồn gốc từ Nghi lễ, Tang phục, Tử Hạ truyện có ghi: “Phụ nhân

hữu tam tòng chi nghĩa, vô chuyên dụng chi đạo, cố vị giá tòng phụ, ký giá tòng

phu, phu tử tòng tử (Nghĩa là : Người đàn bà có cái nghĩa phải theo ba điều, mà

không có cái lễ (đạo) làm theo ý mình, cho nên, khi chưa lấy chồng thì theo cha,

khi đã lấy chồng thì theo chồng, khi chồng chết thì theo con)”. Sau này, các nhà

Nho vận dụng thuyết tam tòng, tứ đức vào việc giáo hóa người phụ nữ. Vì vậy,

theo Nho giáo, phụ nữ có ba điều phải tuân theo, không có quyền tự định đoạt theo

ý mình:

1. Tại gia tòng phụ người con gái khi còn ở nhà phải nghe theo cha.

2. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải nghe theo chồng.

3. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con trai.

Có nghĩa: người phụ nữ khi còn sống ở nhà từ bé đến lúc trưởng thành, khi chưa

lấy chồng thì theo cha. Người cha quyết định mọi việc của con gái, từ công việc,

cuộc sống cho đến hạnh phúc còn người mẹ chỉ giữ vai trò thứ yếu vì bản thân

cũng là người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng. Người con gái không có quyền

quyết định hôn nhân, hạnh phúc của mình. Mạnh Tử đã cho rằng: “Nếu chẳng đợi

lệnh cha mẹ, chẳng chờ lời mai mối, mà lén dùi lỗ để nhìn nhau, vượt tường để

theo nhau, thì cha mẹ và người trong xứ đều khinh rẻ mình” (Bất đãi phụ mẫu chi

mệnh, mối trước chi ngôn, toàn huyệt khích tương khuy, du tường tương tùng, tắc

phụ mẫu, quốc dân giai tiện chí). Quy định tam tòng khiến người phụ nữ khi xuất

giá lấy chồng thì hoàn cảnh tốt hay xấu thế nào cũng đã trở thành người nhà chồng,

chứ không được nương nhờ ai. Khi lấy chồng thì phải theo chồng dù sướng hay

khổ vẫn phải chấp nhận, nếu chồng qua đời phải theo con trai không được đi bước

nữa phải ở vậy suốt đời “tòng” con, không được tái giá. Danh nho đời Tống Trình

Y Xuyên đã nói: “Nhược thú thất tiết giả dĩ phối thân, thị kỷ thất tiết dã” người đàn

ông đi cưới người thất tiết thì chính mình cũng là người thất tiết cho nên với người

phụ nữ goá bụa dù có khổ cực, nghèo đói, không có nơi nương tựa cũng không

được tái giá, chết đói là chuyện rất nhỏ thất tiết mới là chuyện lớn (Nhiên ngạc tử

sự cự tiểu, thất tiết sự cực đại).

- Tứ đức có nguồn gốc từ Chu lễ (sách ghi những quy định về lễ nghĩa thời nhà

Chu), thiên Quan trủng tể có ghi: Cửu tần chưởng phụ học chi pháp, dĩ cửu giáo

ngự: phụ đức, phụ ngôn, phụ dung, phụ công. (Nghĩa là: Cái phép học của người

vợ cả là lấy chín điều - tập trung trong bốn đức: công, dung, ngôn, hạnh). Sau này,

Từ ngàn xưa, vai trò người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội luôn là đề tài được đem ra tranh luận. Thời gian trôi nhanh, qua nhiều biến đổi về chính trị, văn hoá, tôn giáo,v.v…”phái yếu” đã dần dần chiếm được vị trí quan trọng trong một xã hội văn minh hiện đại. Sự hiểu biết và quyền bình đẳng đã phần nào giải phóng phụ nữ khỏi những bất công, áp bức. Cũng theo đó, quan niệm “Tam tòng, tứ đức” đã đươc tái định nghĩa. Tuy nhiên, vai trò làm mẹ, làm vợ vẫn mãi là nét đẹp trong mọi xã hội cũng như trong nền tảng đạo đức văn hóa phương Đông.

Ngày xưa khi nói tới phụ nữ xã hội thường lấy “Tam tòng, tứ đức” để đối chiếu, đánh giá phẩm chất của họ. Về tam tòng, thì phụ nữ phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tại gia tòng phụ có nghĩa là khi người con gái còn trong gia đình phải nghe theo bất cứ điều gì người cha răn dạy hay mong muốn. Sau đó đến lúc trưởng thành và lấy chồng, thì cuộc đời người nữ hoàn toàn phụ thuộc vào đấng phu quân. Và nếu lỡ người chồng có mất đi, người quả phụ nay lại phải nghe theo lời người con trai trưởng. Còn về “Tứ đức” chính là “ Công dung ngôn hạnh”. Công ở đây người phụ nữ không thể chỉ hiểu là sự khéo léo về nữ công gia chánh, đảm đang việc nội trợ, chăm lo gia đình mà còn là có óc tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái ngoan, khỏe, học giỏi. Ngoài ra họ còn phải là người lao động giỏi có trình độ, có tay nghề. Dung là vẻ đẹp hình thức kết hợp với vẻ đẹp tâm hồn. Nếu người phụ nữ chỉ là người duyên dáng ăn mặc đẹp nhưng không có một tâm hồn cao đẹp thì thật sự không có vẻ đẹp. Cái đẹp hình thể hiện nay không phải là “Yểu điệu thục nữ” mà là khỏe và đẹp. Khỏe để lao động tốt, để gìn giữ hạnh phúc gia đình và để sinh ra những đứa con thông minh khỏe mạnh. Ngôn là lời nói dịu dàng có duyên. Ngày nay, chữ ngôn còn đòi hỏi người phụ nữ biết cách nói lịch thiệp, thẳng thắn thể hiện được sự thông minh, có kiến thức và biết ứng xử. Hạnh ở đây thể hiện phẩm chất đạo đức của người con gái, người vợ, người mẹ giàu lòng nhân ái phẩm hạnh, chung thủy với chồng. Là tình yêu chân thật và chung thủy trong hôn nhân, không sa vào cuộc sống thấp hèn.

Nếu như trước đây phụ nữ Việt Nam phần lớn chỉ quanh quẩn bên lũy tre làng, trình độ văn hóa bị hạn chế, không được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội thì phụ nữ ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Phụ nữ ngày nay có điều kiện mở mang tri thức, tham gia mạnh mẽ vào các hoạt động xã hội và chính trị. Các bà cũng có quyền giữ các chức vụ lãnh đạo, có khả năng cùng chồng xây dựng gia đình và dạy dỗ con cái. Nói riêng về người Việt Nam xa quê hương, trong hoàn cảnh sống mới, khi mà người phụ nữ dễ dàng tìm đươc việc làm hơn so với nam giới, nhiều bà đã trở thành trụ cột của gia đình, và nhiều ông đã sẵn sàng chia sẻ gánh nặng của vợ bằng công việc nội trợ. Vì lẽ đó, đã có trường hợp phụ nữ lạm dụng quyền bình đẳng để ép buộc chồng, coi thường chồng, thậm chí coi thường thiên chức làm vợ, làm mẹ, căn nguyên của lối sống buông thả, không luân lý. Do vậy, một số Nam giới đã phần nào e ngại, cho rằng quyền bình đẳng của phụ nữ đã đi quá xa.

Hoa hậu quý bà Thu Hương (Hình minh họa).

Có thể thấy, xã hội thay đổi, người phụ nữ hôm nay cũng đã khác trước rất nhiều. Quan Niệm về “ Tam tòng và tứ đức” có thể hơi xa vời với một số phụ nữ trong thời buổi kinh tế thị trường. Nhưng theo tôi, dù ở thời nào cũng vậy, vai trò của người phụ nữ rất quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội. Phụ nữ Việt Nam “giỏi việc nước, đảm việc nhà” tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói giảm nghèo; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân… Có thể nói, vai trò của phụ nữ Việt Nam được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Họ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình. Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc giúp đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng. Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo. Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con để hướng dẫn, động viên kịp thời. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy ở những người phụ nữ, người vợ, người mẹ sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống. Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cuộc sống hữu ích. Và theo tôi, có thể quan niệm “Tam tòng” là hơi khắt khe với những người phụ nữ hiện đại nhưng phẩm chất “ Tứ đức” vẫn rất cần có trong mỗi phụ nữ của mọi thời đại./.

Tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu Phu tử tòng tử là gì?

Danh từ Ba nguyên tắc của giáo lí phong kiến Trung Quốc (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) bắt người đàn bà phải tuân thủ là khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai.

Tam Tông gồm những gì?

Trong đó, Tam tòng là các nghĩa vụ của phụ nữ đối với xã hội người đàn bà phải tuân thủ là khi ở nhà phải theo cha, khi lấy chồng phải theo chồng, khi chồng chết phải theo con trai, còn Tứ đức (Công - Dung - Ngôn - Hạnh) là các tiêu chí để phụ nữ rèn luyện, hoàn thiện bản thân.

Theo quan điểm của nhọ gia Tam tòng là đức tính cần có của ai?

b/ Tam tòng, tứ đức là đạo đức của người phụ nữ. “Tam tòng” gồm 3 nội dung người phụ nữ phải thực hiện trong suốt cuộc đời của họ từ khi nhỏ đến lúc về già: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. “Tứ đức” là 4 đức tính: công, dung, ngôn, hạnh mà người phụ nữ phải học tập, rèn luyện bản thân.

Nho giáo nói gì về phụ nữ?

Theo quan niệm của tư tưởng nho giáo, người phụ nữ chỉ là “ phu xướng, phụ tùy” họ không có tiếng nói trong gia đình; và càng không có vai trò, vị trí ngoài xã hội; họ phải sống “ khuôn phép” phục tùng, lệ thuộc vào đàn ông.