Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Tài liệu gồm 171 trang, bao gồm kiến thức trọng tâm, các dạng toán thường gặp và bài tập chuyên đề giới hạn, hàm số liên tục môn Toán 11 chương trình GDPT 2018.

Bài 1. Giới hạn của dãy số 332. A Giới hạn hữu hạn của dãy số 332. 1. Định nghĩa 332. 2. Một số giới hạn cơ bản 332. B Định lí về giới hạn hữu hạn 332. C Tổng của cấp số nhân lùi vô hạn 333. D Giới hạn vô cực 333. E Các dạng toán thường gặp 333. + Dạng 1. Tính giới hạn dãy số bằng cách dùng định nghĩa, định lí về giới hạn dãy số 333. 1. Ví dụ mẫu 333. 2. Bài tập tự luyện 335. 3. Bài tập trắc nghiệm 336. + Dạng 2. Tính giới hạn L = lim P(n)/Q(n) 338. 1. Ví dụ mẫu 338. 2. Bài tập tự luyện 340. 3. Câu hỏi trắc nghiệm 352. + Dạng 3. Phương pháp lượng liên hợp (lim hữu hạn) 355. 1. Ví dụ mẫu 355. 2. Bài tập rèn luyện 356. 3. Bài tập trắc nghiệm 357. + Dạng 4. Giới hạn vô cực 361. 1. Ví dụ mẫu 361. 2. Bài tập tự luyện 362. 3. Bài tập trắc nghiệm 363. + Dạng 5. Tính tổng của dãy cấp số nhân lùi vô hạn 365. 1. Ví dụ mẫu 365. 2. Bài tập tự luyện 367. 3. Câu hỏi trắc nghiệm 368. + Dạng 6. Toán thực tế, liên môn liên quan đến giới hạn dãy số 371. 1. Ví dụ mẫu 371. 2. Bài tập tự luyện 372. 3. Bài tập trắc nghiệm 379.

Bài 2. Giới hạn của hàm số 385. A Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm 385. 1. Định nghĩa 385. 2. Phép toán trên giới hạn hữu hạn của hàm số 385. 3. Giới hạn một phía 385. B Giới hạn hữu hạn của hàm số tại vô cực 386. C Giới hạn vô cực (một phía) của hàm số tại một điểm 386. D Giới hạn vô cực của hàm số tại vô cực 387. E Các dạng toán thường gặp 387. + Dạng 1. Tính giới hạn bằng định nghĩa 387. 1. Ví dụ mẫu 387. 2. Bài tập tự luận 388. + Dạng 2. Các phép toán về giới hạn hàm số 389. 1. Ví dụ mẫu 390. 2. Bài tập tự luận 392. 3. Câu hỏi trắc nghiệm 403. + Dạng 3. Phương pháp đặt thừa số chung – kết quả vô cực 413. 1. Ví dụ mẫu 413. 2. Bài tập rèn luyện 414. 3. Câu hỏi trắc nghiệm 415. + Dạng 4. Giới hạn một phía 417. 1. Ví dụ mẫu 418. 2. Bài tập tự luận 419. 3. Câu hỏi trắc nghiệm 421. + Dạng 5. Bài toán thực tế về giới hạn hàm số 424. 1. Ví dụ mẫu 424. 2. Bài tập tự luận 424.

Bài 3. Hàm số liên tục 433. A Khái niệm 433. 1. Hàm số liên tục tại một điểm 433. 2. Hàm số liên tục trên một khoảng hoặc một đoạn 433. B Một số định lí cơ bản 433. 1. Tính liên tục của một số hàm số sơ cấp cơ bản 433. 2. Tính liên tục của tổng, hiệu, tích, thương của hai hàm số liên tục 433. C Các dạng toán thường gặp 434. + Dạng 1. Câu hỏi lý thuyết 434. 1. Ví dụ mẫu 434. 2. Bài tập trắc nghiệm 434. + Dạng 2. Dựa vào đồ thị xét tính liên tục của hàm số tại một điểm, một khoảng 437. 1. Ví dụ mẫu 437. 2. Bài tập tự luận 439. 3. Bài tập trắc nghiệm 440. + Dạng 3. Xét tính liên tục của hàm số tại một điểm 444. 1. Ví dụ mẫu 444. 2. Bài tập tự luyện 445. 3. Bài tập trắc nghiệm 447. + Dạng 4. Hàm số liên tục trên khoảng, đoạn 452. 1. Ví dụ mẫu 452. 2. Bài tập tự luyện 454. 3. Bài tập trắc nghiệm 465. + Dạng 5. Bài toán có chứa tham số 467. 1. Ví dụ mẫu 467. 2. Bài tập rèn luyện 468. 3. Bài tập trắc nghiệm 470. + Dạng 6. Toán thực tế, liên môn về hàm số liên tục 472. 1. Ví dụ 472. + Dạng 7. Bài toán phương trình có nghiệm 473. 1. Ví dụ mẫu 473. 2. Bài tập rèn luyện 474. 3. Bài tập trắc nghiệm 475.

Bài 4. Bài tập cuối chương III 478. A Bài tập tự luận 478. B Bài tập trắc nghiệm 482. C Đề ôn tập 494. 1. Phần Trắc nghiệm (7 điểm) 494. 2. Phần Tự luận (3 điểm) 500.

  • Giới Hạn - Hàm Số Liên Tục

Ghi chú: Quý thầy, cô và bạn đọc có thể chia sẻ tài liệu trên TOANMATH.com bằng cách gửi về: Facebook: TOÁN MATH Email: [email protected]

Bài viết dưới đây cung cấp cho các em học sinh 6 phương pháp giải bài tập liên quan đến xét tính liên tục của hàm số kèm giải chi tiết và bài tập luyện tập hằng ngày. Cùng xem ngay dưới đây nhé!

1. Các dạng toán về xét tính liên tục của hàm số và phương pháp giải

Phần kiến thức về tính liên tục của hàm số là chủ đề rất quan trọng trong chương trình toán 11 bậc THPT. Bài tập xét tính liên tục của hàm số xuất hiện rất nhiều trong các đề kiểm tra, đề thi THPT Quốc gia các năm. Để ăn chắc điểm của dạng bài này, các em cùng VUIHOC điểm lại 6 dạng toán về xét tính liên tục của hàm số, kèm phương pháp và ví dụ giải chi tiết nhé!

1.1. Dạng 1: Xét tính liên tục của hàm số tại 1 điểm

Phương pháp giải chung của dạng xét tính liên tục của hàm số tại 1 điểm như sau:

Cho hàm số y = f(x). Xét tính liên tục của hàm số y tại điểm x = x0, học sinh có thể thực hiện theo 2 cách sau đây:

Cách 1:

  • Bước 1: Tính giá trị của hàm số y tại x0 (Tính f(x0))
  • Bước 2: Tính giá trị $\underset{x\rightarrow x_{0}^{-}}{lim}f(x)$
  • Bước 3: Nếu $\underset{x\rightarrow x_{0}^{-}}{lim}f(x)=f(x_{0})$ thì ta được hàm số f(x) liên tục tại điểm x0.

Cách 2:

  • Bước 1: Tính giá trị $\underset{x\rightarrow x_{0}^{-}}{lim}f(x)$
  • Bước 2: Tính giá trị $\underset{x\rightarrow x_{0}^{+}}{lim}f(x)$
  • Bước 3: Nếu giá trị $\underset{x\rightarrow x_{0}{-}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{0}{+}}{lim}f(x)=f(x_{0})$ thì ta có hàm số f(x) liên tục tại điểm x0.

Ví dụ minh họa dạng 1:

Ví dụ 1: Xét tính liên tục của hàm số $f(x)=\frac{x^{2}-4}{x+2}$ tại điểm x = -2

Giải:

Ta thấy f(-2) không xác định, cho nên hàm số f(x) không liên tục tại x = -2.

Ví dụ 2:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

  1. Tìm $\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}f(x)$
  1. Xét tính liên tục của f(x) tại x = 2 và x = -2

Giải:

  1. Ta có $\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}\frac{3-\sqrt{x^{2}+5}}{x^{2}-4}=\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}\frac{9-x^{2}-5}{(x^{2}-4)(3+\sqrt{x^{2}+5})}=\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}\frac{-1}{3+\sqrt{x^{2}+5}}=-16$
  1. Từ phần a, ta có thể suy ra $\underset{x\rightarrow x_{2}}{lim}f(x)=f(2)$. Như vậy, hàm số đã cho liên tục tại điểm x = 2. Ngược lại, hàm số y = f(x) không xác định tại x = -2 nên y không liên tục tại x = -2.

1.2. Dạng 2: Xét tính liên tục của hàm số trên một khoảng, đoạn hoặc tập xác định

Hàm số f(x) liên tục trên một đoạn, khoảng hoặc tập xác định nếu nó liên tục tại mọi điểm trên đoạn, khoảng hoặc tập xác định đó.

Lưu ý:

  • Hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a;b] khi hàm số đó liên tục trên khoảng (a;b) và thỏa mãn điều kiện:

$\underset{x\rightarrow a^{+}}{lim}f(x)=f(a),\underset{x\rightarrow b^{-}}{lim}f(x)=f(b)$

  • Hàm số đa thức thường có tính chất liên tục trên toàn bộ tập số thực R.
  • Hàm số phân thức hữu tỉ, hàm số lượng giác liên tục trên từng khoảng của tập xác định của chúng.

Phương pháp xét tính liên tục của hàm số trên một khoảng, đoạn hoặc tập xác định:

Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Xét tính liên tục trên R của hàm số sau:

$\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}+5x}{x} & khi \, x \neq 0\\ 5 & khi \, x=0 \end{matrix}\right.$

Giải: Ta thấy khi $x\neq 0$, hàm số đề bài là hàm phân thức và hoàn toàn xác định nên f(x) liên tục trên từng khoảng $(-\infty;0)\cup(0;+\infty)$.

Do vậy, ta cần xét tính liên tục của hàm số tại điểm x = 0. Ta có:

  • Giá trị của hàm số tại x = 0: f(0) = 5
  • Giới hạn của f(x) tại x = 0 là:

$\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}\frac{x^{2}+5x}{x}=\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}(x+5)=5$

Vì $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x)=f(0)$, cho nên hàm số f(x) liên tục tại x = 0.

Kết luận: Hàm số đề bài liên tục trên tập R.

Ví dụ 2: Xét tính liên tục của hàm số sau trên tập xác định:

$f(x)\left\{\begin{matrix} 2x-1 & khi \, x < 0\\ \sqrt{x} & khi \, x\geq 0 \end{matrix}\right.$

Giải: Ta thấy ngay, tập xác định của f(x) là R.

Trường hợp x < 0: $f(x) = 2x - 1$ là hàm số liên tục.

Trường hợp x > 0: $f(x) = \sqrt{x}$ là hàm số liên tục.

Từ đó suy ra, ta chỉ cần xét thêm tính liên tục của hàm số tại x = 0 là có thể kết luận.

Tại x = 0, ta có:

$\underset{x\rightarrow x_{0}{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{0}{+}}{lim}\sqrt{x}=0$

$\underset{x\rightarrow x_{0}{-}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{0}{-}}{lim}(2x-1)$

$=-1$

Ta thấy: $\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}f(x)=f(0)\neq \underset{x\rightarrow 0^{-}}{lim}f(x)$, suy ra hàm số bị gián đoạn tại x=0.

Kết luận: hàm số đã cho không liên tục trên tập xác định.

Đăng ký ngay để được các thầy cô tổng hợp kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT sớm từ bây giờ

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

1.3. Dạng 3: Tìm điểm gián đoạn của hàm số f(x)

Điểm gián đoạn của hàm số f(x) nghĩa là tồn tại 1 điểm x0 khiến hàm số f(x0) không liên tục.

Để giải được bài tập dạng tìm điểm gián đoạn của hàm số f(x), ta làm lần lượt theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Tìm giá trị f(x0)
  • Bước 2: Tính giá trị $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x), \underset{x\rightarrow x_{0}{+}}{lim}f(x), \underset{x\rightarrow x_{0}{-}}{lim}f(x)$
  • Bước 3: So sánh f(x0) rồi rút ra kết luận. Nếu thỏa mãn: $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x)=f(x_{0})$ thì ta kết luận hàm số liên tục tại $\underset{x\rightarrow x_{0}{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow x_{0}{-}}{lim}f(x)=f(x_{0})$

Nếu $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x)\neq f(x_{0})$ ta kết luận hàm số không liên tục tại $x_{0}$.

  • Bước 4: Kết luận theo yêu cầu của đề bài.

Các em cùng VUIHOC xét 2 ví dụ sau đây để hiểu hơn về dạng bài tập này nhé!

Ví dụ 1: Dùng định nghĩa, xét tính liên tục của f(x) = x3 + 2x - 1 tại x0 = 3.

Giải:

Ta có: $f(x)=x^{3}+2x-1 \Rightarrow f(3)=3.3+2.3-1=32$ $\underset{x\rightarrow 3}{lim}(x^{3}+2x-1)=\underset{x\rightarrow 3}{lim}x^{3}+2.\underset{x\rightarrow 3}{lim}x-1=3^{3}+2.3-1=32$

$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 3}{lim}f(x)=f(3)$

Vậy, f(x) liên tục tại điểm x0 = 3

Ví dụ 2: Xét tính liên tục của hàm số y = g(x) tại x0=2, biết: $g(x)\left\{\begin{matrix} \frac{x^{3}-8}{x-2},x\neq 2\\ 5,x=2 \end{matrix}\right.$

Giải:

Ta có g(2)=5

$\underset{x\rightarrow 2}{lim}g(x)=\underset{x\rightarrow 2}{lim}\frac{x^{3}-8}{x-2}=\underset{x\rightarrow 2}{lim}\frac{(x-2)(x^{2}+2x+4)}{x-2}=\underset{x\rightarrow 2}{lim}(x^{2}+2x+4)=12$

$\Rightarrow \underset{x\rightarrow 2}{lim}f(x)\neq g(2)$

Vậy, g(x) không liên tục tại điểm x0 = 2

1.4. Dạng 4: Tìm điều kiện để hàm số liên tục tại một điểm

Theo lý thuyết đã được học, hàm số y = f(x) liên tục tại điểm $\Leftrightarrow \underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}=f(x_{0})$

Dựa theo định nghĩa, để tìm điều kiện thỏa mãn hàm số liên tục tại 1 điểm, chúng ta cần làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định xem hàm số đề bài có xác định tại điểm x0 đã cho hay không. Tính f(x0).
  • Bước 2: Tính giới hạn của hàm số tại điểm x = 1
  • Bước 3: Hàm số f(x) liên tục tại điểm x0, suy ra $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}=f(x_{0})$
  • Bước 4: Kết luận giá trị của m.

Cùng xét ví dụ minh họa sau đây để hiểu hơn về dạng bài tập này nhé!

Ví dụ 1: Tìm tham số m để hàm số liên tục tại điểm x=1:

$f(x)\left\{\begin{matrix} \frac{2-7x+5x^{2}}{x^{2-3x+2}} & khi \, x \neq 1\\ -3mx-1 & khi \, x = 1 \end{matrix}\right.$

Giải:

Ta thấy hàm số đã xác định tại x = 1, f(1) = -3m.1-1.

Tính giới hạn của hàm số tại điểm x = 1:

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2-7x+5x^{2}}{x^{2}-3x+2}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{(x-1)(5x-2)}{(x-1)(x-2)}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{5x-2}{x-2}=-3$

Ta có, hàm số f(x) liên tục tại x0=1 khi:

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=f(1)\Leftrightarrow -3m-1=3\Leftrightarrow m=\frac{-2}{3}$

Kết luận: m = -3

Ví dụ 2:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải:

Hàm số đã cho liên tục tại điểm x = 1, suy ra $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x) = f(1) = m$

$\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2x^{3}+ax^{2}-4x+b}{(x-1){2}}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{2x(x-1){2}+(a+4)x^{2}-6x+b}{(x-1){2}}=\underset{x\rightarrow 1}{lim}[2x+\frac{(a+4)x{2}-6x+b}{(x-1)^{2}}]$

\=$2+\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{(a+4)x^{2}-6x+b}{(x-1)^{2}}$

Vì $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)$ có tồn tại nên $\underset{x\rightarrow 1}{lim}\frac{(a+4)x^{2}-6x+b}{(x-1)^{2}}$ tồn tại (a + 4)x2 - 6x + b = 0, nhận x = 1 là nghiệm kép.

Do vậy, kết hợp $x_{0}=\frac{6}{2(a+4)}=1$ và $\Delta=9-(a+4)b=0$ ta được a = -1; b = 3

Suy ra: $\underset{x\rightarrow 1}{lim}f(x)=2+3=5\Rightarrow m=5$

Vậy, đáp án cần chọn là B.

PAS VUIHOC – GIẢI PHÁP ÔN LUYỆN CÁ NHÂN HÓA

Khóa học online ĐẦU TIÊN VÀ DUY NHẤT:

⭐ Xây dựng lộ trình học từ mất gốc đến 27+

⭐ Chọn thầy cô, lớp, môn học theo sở thích

⭐ Tương tác trực tiếp hai chiều cùng thầy cô

⭐ Học đi học lại đến khi nào hiểu bài thì thôi

⭐ Rèn tips tricks giúp tăng tốc thời gian làm đề

⭐ Tặng full bộ tài liệu độc quyền trong quá trình học tập

Đăng ký học thử miễn phí ngay!!

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

1.5. Dạng 5: Tìm điều kiện để hàm số liên tục trên một khoảng, đoạn hoặc tập xác định

Để giải dạng bài tập xét tính liên tục của hàm số trên khoảng đoạn hoặc tập xác định, ta cần sử dụng điều kiện để hàm số liên tục kết hợp với điều kiện để phương trình có nghiệm.

  • Điều kiện để hàm số liên tục tại x0: $\underset{x\rightarrow x_{0}}{lim}f(x)=f(x_{0})$
  • Điều kiện để hàm số liên tục trên tập D đó là f(x) phải liên tục tại mọi điểm thuộc D.
  • Phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm trên tập D khi hàm số y = f(x) liên tục trên D, có hai số a,b thuộc D sao cho f(a).f(b) < 0.
  • Phương trình f(x)= 0 có k nghiệm trên tập D khi hàm số f(x) liên tục trên D và tồn tại k rời nhau (ai;ai+1) (i=1,2,...,k) nằm trong tập D thỏa mãn f(ai).f(ai+1) < 0.

Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Xác định a để hàm số sau đây liên tục trên tập R

$f(x)\left\{\begin{matrix} \frac{a^{2}(x-2)}{\sqrt{x+2}-2} & khi \, x <2\\ (1-a)x & khi \, x\geq 2 \end{matrix}\right.$

Giải:

Hàm số f(x) xác định trên R

  • x < 2 thì hàm số liên tục
  • x > 2 thì hàm số liên tục
  • x = 2, ta có:

$\underset{x\rightarrow 2^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 2^{+}}{lim}(1-a)x=(1-a)2=f(2)$

$\underset{x\rightarrow 2^{-}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 2^{+}}{lim}\frac{a^{2}(x-2)}{\sqrt{x+2}-2}=\underset{x\rightarrow 2^{-}}{lim}a^{2}(\sqrt{x+2}+2)=4a^{2}$

Như vậy, hàm số liên tục trên R $\Rightarrow$ Hàm số liên tục tại x = 2.

$\Leftrightarrow \underset{x\rightarrow 2^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 2^{-}}{lim}f(x)$

$\Leftrightarrow 4a^{2} =(1-a)2$

$\Leftrightarrow a=-1, a=0.5$

Vậy a nhận 2 giá trị là a = -1, a = 0.5

Ví dụ 2: Tìm giá trị m để hàm số sau đây liên tục trên tập R:

$f(x)\left\{\begin{matrix} \frac{\sqrt{x+1}-1}{x} & khi \, x >0\\ 2x^{2}+3m+1 & khi \, x\leq 0 \end{matrix}\right.$

Giải:

Với x < 0: hàm số liên tục

Với x > 0: hàm số liên tục

Với x = 0, ta có:

$\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}(x)=\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}\frac{\sqrt{x+1}-1}{x}=\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}\frac{\sqrt{x+1}-1}{x}=\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}\frac{x+1-1}{x(\sqrt{x+1}+1)}=\underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}\frac{1}{(\sqrt{x+1}+1)}=\frac{1}{2}$

$\underset{x\rightarrow 0^{-}}{lim}f(x)=x0-(2x2+3m+1)=3m+1=f(0)$

Vậy, hàm số trên liên tục trên R => hàm số f(x) liên tục tại x = 0

$\Leftrightarrow \underset{x\rightarrow 0^{+}}{lim}f(x)=\underset{x\rightarrow 0^{-}}{lim}f(x)$

$\Leftrightarrow \frac{1}{2}=3m+1$

$\Leftrightarrow m=\frac{-1}{6}$

Kết luận: Giá trị m cần tìm là $m=\frac{-1}{6}$

1.6. Dạng 6: Ứng dụng hàm số liên tục để chứng minh phương trình có nghiệm

Để chứng minh được phương trình có nghiệm áp dụng tính liên tục của hàm số, ta cần tiến hành theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Biến đổi phương trình đề bài cho thành dạng f(x) = 0
  • Bước 2: Tìm giá trị 2 số a và b (a < b) thỏa mãn điều kiện f(a).f(b) < 0
  • Bước 3: Chứng minh để hàm số f(x) liên tục trên [a;b]. Từ đó ta suy ra được phương trình f(x) = 0 có ít nhất 1 nghiệm thuộc đoạn (a;b).

Ta cùng xét các ví dụ sau để hiểu hơn về cách ứng dụng hàm số liên tục chứng minh phương trình có nghiệm.

Ví dụ 1: Chứng minh phương trình 4x3 - 8x2 + 1= 0 có nghiệm thuộc (-1;2)

Giải:

Ta có:

f(x) = 4x3 - 8x2 + 1 liên tục trên tập R.

$\Rightarrow f(-1)=-11, f(2)=1\Rightarrow (-1).f(2)<0$

Theo tính chất hàm số liên tục, phương trình đề bài có ít nhất 1 nghiệm thuộc (-1;2).

Ví dụ 2: Chứng minh 4x4 + 2x2 - x - 3 = 0 có ít nhất 2 nghiệm trong khoảng (-1;1)

Giải:

Xét f(x) = 4x4 + 2x2 - x - 3 suy ra f(x) liên tục trên R.

Ta có:

f(-1) = 4 + 2 + 1 - 3 = 4

f(0) = -3

f(1) = 2

Do f(-1).f(0) < 0 nên phương trình có nghiệm trong (-1;0)

Do f(1).f(0) < 0 nên phương trình có nghiệm trong (0;1)

Vì 2 khoảng (-1;0) và (0;1) không giao nhau, nên phương trình đề bài có ít nhất 2 nghiệm thuộc khoảng (-1;1).

2. Bài tập vận dụng về tính liên tục của hàm số

Dưới đây là 10 bài tập trắc nghiệm vận dụng tính liên tục của hàm số dành cho các em học sinh luyện tập hằng ngày. Cùng lưu về tham khảo nhé!

Bài 1: Cho hàm số:

$f(x)\left\{\begin{matrix} a^{2}x^{2} , x\leq \sqrt{2},a\epsilon R\\ (2-a)x^{2},x> \sqrt{2} \end{matrix}\right.$

Giá trị của a để f(x) liên tục trên R là:

  1. 1 và 2 B. 1 và -1 C. -1 và 2 D. 1 và -2

Giải chi tiết:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Bài 2: Cho hàm số

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Đáp án: B

Bài 3: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải chi tiết:

Hàm số liên tục tại x khi: $\underset{x\rightarrow 0}{lim}f(x)=f(0) \Leftrightarrow a+2=1\Leftrightarrow a=-1$

Chọn đáp án B.

Bài 4: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải chi tiết:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Bài 5: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải chi tiết:

Chọn đáp án B vì x = 2 không thuộc với tập xác định của f(x).

Bài 6: Khẳng định nào đúng trong các khẳng định dưới đây:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Đáp án A.

Bài 7: Khẳng định nào dưới đây là khẳng định đúng?

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Đáp án: B

Bài 8: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Đáp án B.

Bài 9: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải chi tiết:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Bài 10: Cho hàm số:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Giải chi tiết:

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Đăng ký ngay để nhận trọn bộ kiến thức và các dạng bài liên quan tới tính liên tục của hàm số

Các bài tập về giới hạn và tính liên tục

Trên đây là toàn bộ 6 phương pháp xét tính liên tục của hàm số thuộc chương trình Toán 11 có kèm ví dụ minh họa và bộ bài tập luyện tập hằng ngày. Hy vọng rằng sau bài viết này, các em học sinh sẽ học thêm được những kỹ năng để xử lý dạng toán này dễ dàng hơn. Hãy truy cập trang web giáo dục Vuihoc.vn hoặc trung tâm hỗ trợ để học thêm nhiều kiến thức toán THPT nhằm chuẩn bị hành trang cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới nhé!