Các chỉ số đánh giá xơ gan

Xơ gan là nguyên nhân thứ 12 gây tử vong cho người trên thế giới, xơ gan là bệnh tiến triển chậm nhưng không hồi phục.

Để chẩn đoán chính xác mức độ xơ hóa gan thì cần làm sinh thiết gan, sinh thiết gan là một thử nghiệm xâm lấn, nguy hiểm. Thủ thuật này sẽ dùng kim sinh thiết xuyên da vào gan lấy ra mẫu mô và xem dưới kính hiển vi, thủ thuật sinh thiết gan có thể có những rủi ro nhất định như đau, nhiễm trùng và chảy máu…

Các chỉ số đánh giá xơ gan
Sinh thiết gan

Năm 2001, các nhà nghiên cứu ở Pháp, đã hoàn thiện sáng chế máy Fibroscan ứng dụng sóng siêu âm y học và sóng đàn hồi tần số thấp để đo độ cứng của gan. Độ cứng của gan đo được sẽ tương ứng với mức độ xơ hóa của gan. Các ngưỡng giá trị tương ứng với từng giai đoạn xơ hóa (F0, F1, F2, F3, F4) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới xác nhận với độ tin cậy cao.

Fibroscan là thiết bị không xâm lấn đầu tiên dùng trong chẩn đoán và theo dõi xơ gan. Máy gồm một đầu dò chuyên dụng, một hệ thống siêu âm kết hợp với hệ thống đo độ đàn hồi và một chương trình máy tính đặc biệt có khả năng mô tả những kết quả khi thăm khám. Đây là cách khám nghiệm mới, tương tự như làm siêu bụng thông thường, dễ thực hiện, không đau, không gây chảy máu, giá rẻ hơn nhiều so với sinh thiết gan và nhất là không có tác dụng phụ. Thời gian thực hiện Fibroscan chỉ cần 5 – 7 phút, kết quả có ngay sau đó, vì vậy bác sĩ điều trị và bệnh nhân không mất thời gian chờ đợi.

Hạn chế chính của khám nghiệm Fibroscan là không thể thực hiện cho tất cả các bệnh nhân. Máy không cho được kết quả ở bệnh nhân béo phì có thành ngực dày hơn 2,5 cm hay những bệnh nhân bị có dịch báng trong ổ bụng. Fibroscan không cho thấy hình ảnh của gan tại vùng khảo sát.

Không cần chuẩn bị gì trước khi làm Fibroscan. Tư thế bệnh nhân là nằm ngửa, tay phải đưa lên cao phía đầu. Thầy thuốc sẽ định vị trí đặt đầu dò trên da ở vùng gan phải, sau đó thoa một chút gel và ấn nhẹ đầu dò lên da ở vùng kẽ sườn. Trong khi đo người bệnh sẽ cảm thấy rung động ở mũi đầu dò là lúc máy phát và thu sóng.

Nếu nhu mô gan càng cứng (xơ hóa nhiều) thì vận tốc sóng đàn hồi càng nhanh, do đó chỉ số Fibroscan càng cao.

Việc khám nghiệm bao gồm 10 lần đo liên tiếp thực hiện tại cùng một vị trí. Máy sẽ hiển thị giá trị của các lần đo và kết quả được tính vào thời điểm cuối cùng của cuộc khảo sát: 1.5 – 75 kPa.

Độ cứng của gan ở người bình thường khoảng 4,5 kPa. Bệnh nhân viêm gan mạn tính có độ cứng của gan tăng dần theo giai đoạn xơ hóa, được xếp từ F0 đến F4, giá trị này thay đổi theo từng nguyên nhân gây bệnh như: Viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, đồng nhiễm HIV – HCV, viêm gan do rượu, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu…

Bác sĩ điều trị sẽ là người phiên giải kết quả dựa trên tiền sử và bệnh lý hiện tại của người bệnh.

Các chỉ số đánh giá xơ gan

Một số kết quả fibroscan

Ý nghĩa của 5 giai đoạn xơ hóa gan:

  • F0 : Không có xơ hóa.
  • F1 : Xơ hóa khoảng cửa nhưng không có vách ngăn.
  • F2 : Xơ hóa khoảng cửa và có vài vách ngăn mở rộng đến tiểu thùy.
  • F3 : Xơ hóa khoảng cửa và có nhiều vách ngăn nhưng không có xơ gan.
  • F4 : Xơ gan.

Fibroscan là công nghệ đo vận tốc của sóng âm thanh đi qua gan, sau đó chuyển đổi thành phép đo độ cứng của gan. Sự ra đời của fibroscan cùng với các phác đồ mới điều trị viêm gan siêu vi B, viêm gam siêu vi C, đã giúp nhiều bệnh nhân khỏi phải sinh thiết gan.

Mức AST (U/L):

Mức AST ULN (trên giới hạn bình thường) (U/L):

Đếm số lượng tiểu cầu (109/L):

Chỉ số APRI = (AST/AST ULN) x 100) / số lượng tiểu cầu (109/L)

Kết quả chỉ số ARPI của bệnh nhân:

Quay lại chọn

Phiên giải kết quả:

Điểm APRI> 2 ở người lớn


Giá trị APRI > 2 có độ đặc hiệu 89% trong chẩn đoán xơ gan (F4). Với độ nhạy 35%, giá trị APRI > 2 có thể bỏ sót 2/3 số ca mắc xơ gan. Giá trị APRI > 1 có độ nhạy lớn hơn (65%) nhưng độ đặc hiệu nhỏ hơn (75%) trong chẩn đoán xơ gan. Giá trị APRI > 1.5 có độ đặc hiệu 92% nhưng có thể bỏ sót gần 2/3 số ca xơ gan trung bình và nặng (F2-F4). (Hướng dẫn dự phòng, chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc viêm gan B mạn, 2015, Tổ chức y tế thế giới)

*Ở bệnh nhân gan nhiễm mỡ không do rượu(NAFLD) < 35 tuổi cần sử dụng đánh giá khác thay thế vì thang điểm đã được chứng minh là kém tin cậy hơn ở những bệnh nhân này, và ở bệnh nhân NAFLD > 65 tuổi sử dụng ngưỡng hiệu chỉnh để đánh giá nguy cơ.


Chỉ số FIB-4 là chỉ số đánh giá nguy cơ xơ hóa gan nặng(F3-F4 theo định nghĩa METAVIR), được phát triển từ nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV bởi Sterling và cộng sự năm 2006. Để phân loại nguy cơ xơ gan dựa trên phân loại Ishak. Từ đó, ứng dụng vào từng nhóm bệnh nhân cụ thể để đưa ra chỉ định hoặc loại trừ sự cần thiết của sinh thiết gan, hoặc cần đề xuất các thăm dò bổ sung để chẩn đoán xơ gan.

Công thức tính chỉ số FIB-4:

FIB-4 = (tuổi x AST) / [Tiểu cầu x √(ALT)]

Mức độ Đặc điểm F0 Không xơ hóa F1 Xơ hóa khoảng cửa mà không có cầu nối F2 Xơ hóa khoảng cửa với một vài cầu nối F3 Xơ hóa với nhiều cầu nối mà không xơ gan F4 Xơ gan

Điểm Mô tả 0 Không xơ hóa gan 1 Lan rộng dạng sợi ở một vài khu vực khoảng cửa, có hoặc không dạng sợi ngắn vùng vách 2 Lan rộng dạng sợi ở hầu hết khu vực khoảng cửa, có hoặc không dạng sợi ngắn vùng vách 3 Lan rộng dạng sợi ở hầu hết khu vực khoảng cửa, thỉnh thoảng có cầu nối khoảng cửa - cửa 4 Lan rộng dạng sợi khu vực khoảng cửa tạo nên cầu nối cửa-cửa cũng như cửa-chủ 5 Tạo nên cầu nối (cửa-của và/hoặc cửa-trung tâm) thỉnh thoảng có các nốt (xơ gan chưa hoàn toàn) 6 Xơ gan, có thẻ xảy ra hoặc xác định

Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xơ gan là sinh thiết gan. Tuy nhiên, sinh thiết gan là một thủ thuật xâm lấn có liên quan đến các biến chứng và có những lo ngại về lỗi lấy mẫu và sự khác biệt giữa các kỹ thuật viên đọc giải phẫu bệnh và cách diễn giải kết quả. Do đó, một chỉ số không xâm lấn là cần thiết để xác định nhóm bệnh nhân không cần phải sinh thiết gan mà vẫn có thể chẩn đoán với độ chính xác cao. Sterling và cộng sự 2006 đã nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV phát triển thành chỉ số FIB-4.

FIB-4 Ý nghĩa < 1,45 Dự đoán âm tính là 90% đối với xơ hóa gan tiến triển, độ nhạy 70% 1,45 - 3,25 Không xác định được nguy cơ, cần thăm dò bổ sung > 3,25 Dự đoán dương tính là 65% đối với xơ hóa gan tiến triển, có độ đặc hiệu 97%

Những bệnh nhân có FIB-4 < 1,45 hoặc > 3,25 được chẩn đoán mà không cần thiết phải sinh thiết gan(tránh được sinh thiết gan) với độ chính xác 86% ở nhóm bệnh nhân đồng mắc HIV/HCV.

FIB-4 là phương pháp dự đoán xơ gan đơn giản, chính xác và chi phí thấp, với kết quả tương đương với các xét nghiệm thăm dò không xâm lấn khác và có thể làm giảm nhu cầu sinh thiết gan ở phần lớn bệnh nhân CHB.

FIB-4 Ý nghĩa < 1,6 Dự đoán âm tính 93,2% xơ gan 1,6-3,6 Không xác định nguy cơ xơ gan, cần thăm dò bổ sung > 3,6 Dự đoán dương tính 90,8% xơ gan

Sinh thiết gan có thể tránh được(không cần phải sinh thiết) ở nhóm bệnh nhân có FIB-4 < 1,6 và FIB > 3,6 điểm để loại trừ hoặc chẩn đoán xơ gan.

FIB-4 giúp chẩn đoán hoặc loại trừ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Ngày 24/06/2023, ADA đã bổ sung khuyến cáo mới và chi tiết về quản lý NAFLD cho bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, theo đó chỉ số FIB-4 được lựa chọn để sàng lọc ban đầu thay thế cho việc sử dụng xét nghiệm men gan như hiện tại. Thang điểm này có độ đặc hiệu cao và có thể loại trừ được tính trạng xơ hóa gan tiến triển. Nếu người bệnh có tình trạng tăng men gan kéo dài trên 6 tháng nhưng điểm FIB-4 ở ngưỡng thấp thì cần đánh giá các nguyên nhân gây tổn thương gan khác. Tuy nhiên, FIB-4 chưa được kiểm chứng trên nhóm bệnh nhân trẻ em và không được khuyến cáo cho bệnh nhân < 35 tuổi. Ngoài ra ADA cũng đưa ra khuyến cáo hiệu chỉnh chỉ số FIB-4 cho bệnh nhân > 65 tuổi.

≤ 35 tuổi Cần thực hiện thăm dò thay thế khác Từ 36 đến 64 tuổi FIB-4 Ý nghĩa < 1,3 Loại trừ chẩn đoán xơ hóa gan nặng(*) tiến triển 1,3-2,67 Nguy cơ không xác định. Cần thăm dò bổ sung > 2,67 Nguy cơ cao xơ hóa gan nặng(*) tiến triển ≥ 65 tuổi FIB-4 Ý nghĩa < 2,0 Loại trừ chẩn đoán xơ hóa gan nặng(*) tiến triển 2,0-2,67 Nguy cơ không xác định. Cần thăm dò bổ sung > 2,67 Nguy cơ cao xơ hóa gan nặng(*) tiến triển

Chỉ số men gan cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Các chỉ số men gan gồm AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT. Mức an toàn của AST và ALT là dưới 40 U/L, còn với chỉ số GGT là dưới 60 U/L (nam 11-50 U/L, nữ 07-32 U/L). Men gan tăng cao, cảnh báo biến chứng nguy hiểm bệnh lý gan mật. Những chỉ số này càng tăng cao, mức độ tổn thương tại gan càng nặng.

Chỉ số bao nhiêu là xơ gan?

Kết quả đánh giá mức độ xơ hóa ganTừ F1 – dưới F2 (7.5 – 9.4 kPa): Thể hiện đã có dấu hiệu xơ hóa trong nhu mô gan và có xu hướng gia tăng mức xơ hóa trong thời gian tiếp theo. Từ F2 – dưới F3 (9.5 – 12.4 kPa): Thể hiện có sự xơ hóa nặng nhu mô gan, tuy chưa đến giai đoạn xơ gan nhưng có nguy cơ sẽ dẫn tới xơ gan.

Chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo các chuyên gia gan mật, chỉ số ALT cao sẽ nằm trên mức 200UI/L. Đây là tình huống trầm trọng. Nếu các chỉ số khác là AST, ALP và GGT đều tăng, có thể khẳng định gan đang bị tổn thương nặng nề và cần điều trị gấp.

Chức năng gan là chị số gì?

Các chỉ số chức năng gan bao gồm men gan, protein gan, Bilirubin, tiểu cầu,... Thông qua việc xét nghiệm các chỉ số này có thể biết được tình trạng của gan và có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý mà bệnh nhân mắc phải.