Các công ty thương mại và dịch vụ

 Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Quán Phong là công ty thương mại tại Việt Nam có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc, chuyên cung cấp sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với số lượng lớn và giá cả cạnh tranh. Sản phẩm chính là xe đạp thể thao, xe đạp trẻ em, xe điện các loại…

Ngoài ra, công ty cũng đảm nhiệm việc tìm kiếm các mặt hàng khác theo yêu cầu của khách hàng như: Máy móc, thiết bị công nghiệp, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Sản phẩm do các nhà máy lớn ở các tỉnh như Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Thượng Hải... chịu trách nhiệm cung ứng.

Chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để tiếp tục con đường đến thành công. Chúng tôi luôn giữ chữ tín của mình trong mọi hoàn cảnh nhằm giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và nhà cung cấp, mang đến sự hài lòng trong quan hệ kinh doanh.

Thương mại dịch vụ là một loại hình kinh doanh còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa được đầu tư phát triển nhiều khai thác được hết thế mạnh về tiềm năng. Chính vì thế khái niệm về công ty thương mại dịch vụ còn khá mới mẻ với nhiều người

Ở đây về bản chất công ty thương mại và công ty thương mại dịch vụ là giống nhau, thương mại là mua đi bán lại, dịch vụ cũng cung ứng dịch vụ này dịch vụ kia, có thể cung ứng sức lao động chẳng hạn. Cũng không phải ai cũng chú ý đến mô hình kinh doanh này mặc dù nó có lợi nhuận vô cùng lớn so với các ngành nghề kinh doanh khác.

Các công ty thương mại và dịch vụ

Công ty TMDV là công ty chuyên về các dịch vụ du lịch, thể thao, vận tải, ngân hàng, văn hóa, thể thao, đoàn thể xã hội…. Gồm loại hình công ty TNHH (một thành viên và hai thành viên trở lên) và công ty cổ phần. Ở đây “TMDV” là cụm từ được thêm vào để làm rõ hơn về cách thức hoạt động doanh nghiệp, nó không liên quan tới loại hình công ty. Vd cách đặt tên: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ ABC, công ty TNHH thương mại dịch vụ ABC.

Khám phá thương mại điện tử là gì? và doanh nghiệp thương mại là gì? cùng nhiều kiến thức bổ ích xoay quanh vấn đề này.

Nếu chủ sở hữu muốn thêm chữ thương mại vào tên công ty của mình thì bắt buộc trong ngành nghề kinh doanh của công ty phải có nghành liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu không thì sẽ không được cấp giấy phép hoạt động.

Trong những năm tới hình thức kinh doanh công ty thương mại hứa hẹn sẽ còn được phát triển mạnh hơn nữa. Nhất là trong thời đại ngày càng có nhiều các sản phẩm được lên ý tưởng và sản xuất nhiều như hiện nay. Để có thể bắt kịp xu hướng đó và xây dựng được doanh nghiệp của mình thành công bạn cần nắm rõ được những yếu tố cơ bản của mô hình kinh tế này. Chỉ khi đó bạn mới có thể lựa chọn được hướng đi chính xác nhất trên con đường kinh doanh của mình.

  • Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh.
  • Dự thảo điều lệ công ty.
  • Thông tin cá nhân chứng thực người đứng đầu công ty.
  • Danh sách người ủy quyền hợp lệ và giấy tờ chứng nhận người ủy quyền.
  • Giấy chứng nhận vốn pháp định của cơ quan; GP của giám đốc và nhân viên theo quy định của pháp luật những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và yêu cầu giấy chứng nhận ngành nghề.

Tên công ty có ý nghĩa hết sức quan trọng với một công ty TNHH thương mại dịch vụ. Nó còn là một thương hiệu của công ty trong suốt quá trình hoạt động sau này. Bạn cần lựa chọn tên công ty là duy nhất và không bị trùng lặp với các công ty khác.

Ý tưởng kinh doanh: đối với ngành dịch vụ thì có 14 ngành mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh. Đừng đi theo số đông nếu muốn trở lên riêng biệt trong thị trường đang phát triển mạnh mẽ này.

Ngân sách: loại hình KD này đòi hỏi số vốn đầu tư khá lớn cũng như sự đảm bảo thương hiệu và uy tín. Chính vì thế khi đã xác định kinh doanh bạn cần chuẩn bị số vốn đầu tư khá lớn trước khi thành lập doanh nghiệp.

Đọc thêm so sánh các loại hình doanh nghiệp

Thương mại và dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam với những nhu cầu thực tế để phát triển nền kinh tế đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh. Điều này là cơ hội và cũng là thách thức không hề nhỏ về bản lĩnh với người dám đứng ra để thành lập và kinh doanh mô hình kinh tế này. Để có thể vận hành được loại hình kinh doanh này bạn cần tìm hiểu và nắm rõ được loại hình công ty TNHH TMDV mới có thể tiến hành công việc của mình một cách thuận lợi và phát triển được doanh nghiệp của mình.

Nội dung: Muốn bổ sung chức danh PGD vào GP DKKD đ/v công ty TNHH TMDV thì cần làm những thủ tục, giấy tờ gì? Hay chỉ cần người có thẩm quyền ký bổ sung chức danh PGD là hợp lệ. Mong Anh chị giúp đỡ. Cảm ơn!

Trả lời: Căn cứ danh mục các mẫu giấy tờ sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, bổ sung thêm chức danh phó giám đốc không có quy định hướng dẫn về việc cập nhật nội dung thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, việc bổ sung thêm chức danh phó giám đốc doanh nghiệp thực hiện trong nội bộ công ty và ghi nhận tại điều lệ của công ty khi hội đồng thành viên thông qua

Nội dung: Công ty tôi là công ty TNHH TMDV. Công ty muốn bổ sung thêm chức danh phó giám đốc thì cần những thủ tục, giấy tờ gì. Mong anh chị hướng dẫn. Cảm ơn!

Trả lời: Căn cứ danh mục các mẫu giấy tờ sử dụng trong đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, bổ sung thêm chức danh phó giám đốc không có quy định hướng dẫn về việc cập nhật nội dung thay đổi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, việc bổ sung thêm chức danh phó giám đốc doanh nghiệp thực hiện trong nội bộ công ty và ghi nhận tại điều lệ của công ty khi hội đồng thành viên thông qua

Hỏi: Bên e là công ty thương mại dịch vụ có cần xin mua hay đặt in hóa đơn ko ah? vì bên e chỉ bán hàng có in phiếu xuất. Tại các mặt hàng bên e cũng ko cần xuất HĐ vì khách họ ko yêu cầu HĐ nên e ko biết bên e có nên lên cơ quan thuế để xin đặt in hay mua ko? và nếu ko cần có sao ko ah?

Hoàng Nam: Cho dù khách hàng không yêu cầu xuất hoá đơn, bạn vẫn phải xuất háo đơn khi bán hàng và kê khai đầy đủ với cơ quan thuế

Các mặt hàng của bạn nếu có HĐ đầu vào mà khi bán ra bạn không xuất HĐ bán ra, sẽ dẫn đến tình trạng tồn kho và sổ sách kế toán không đúng với thực tế, khi cơ quan thuế kiểm tra doanh nghiệp có thể bị phạt vì hành vi trốn thuế nhe bạn.

Bình thường kho doanh nghiệp thành lập lâu rồi nhưng không thấy báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ bị thuế để ý và thường xuyên kiểm tra.

Hỏi: vậy là hóa đơn đầu vào đầu ra bên e vẫn phải có ah

Dạ vậy bên e vẫn phải lên cơ quan thuế xin dc đặt in hóa đơn ah? với e hỏi lên xin đặt in hóa đơn cần giấy tờ gì ko ah?

Hoàng Nam: bạn làm đề nghị xin đặt in hoá đơn GTGT nộp lên cơ quan thuế quản lý. Sau 3 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ trả lời cho bạn có đủ điều khiện hay không.

Khi nộp đơn, bạn cần chuẩn bị Hợp đồng thuê văn phòng, GP kinh doanh, Thông báo áp dụng PP thuế khấu trừ (nếu có) .Bạn có thể tham khảo thêm tại TT37/2017/TT_BTC các quy định về đặt in hoá đơn GTGT mới nhất

Hỏi: Có cần vốn đầu tư thực tế để thành lập công ty ko? và khác nhau như thế nào giữa công ty TNHH & TNHH TMDV

Hoàng Nam: TNHH la loại hình DN, còn TMDV là tên bạn đặt, không liên quan bạn nhé, không thể so sánh như vậy được.

Hỏi: Vậy chỉ có loại hình công ty TNHH 1 Thanh viên & 2 thành viên, công ty cổ phần, còn TMDV chỉ là cái tên, muốn thì add vào. Vậy chức năng công ty TNHH có thể kinh doanh dịch vụ, tham gia đầu tư sản xuất, đại diện ký gửi, đai diện chi nhánh công ty nước ngoài & có thể xuất nhập khẩu không? ngoài ra có thể ký kết hợp đồng với công ty nước ngoài được không?

Hoàng Nam: Những vấn đề bạn nói là trong ngành nghề bạn đăng ký ạ, đăng ký lên sở được chấp nhận thì mình hợp đồng oke ạ. Còn muốn xuất nhập khẩu thì trong hồ sơ thành lập mình điền vô ạ.

Rất mong rằng với bài viết trên, đã làm rõ được những vấn đề bạn quan tâm về công ty thương mại dịch vụ. Chúc các bạn thành công!

Hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế thì ngành thương mại dịch vụ được đánh giá là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển mạnh và nhiều tiềm năng khai thác. Trong những năm qua mặc dù ngành thương mại dịch vụ là một ngành mới nhưng đã có những bước tiến mang tính đột phá, liên tục tăng dần qua từng năm, khẳng định quá trình tăng tốc mới và có tỷ lệ đóng góp cao, tăng tổng sản phẩm của nước ta lên nhanh chóng. Vậy công ty thương mại dịch vụ là gì? Kính mời quý khách hàng cùng Luật Phamlaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trước hết, thương mại theo Luật Thương mại 2005 được định nghĩa là: “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Luật thương mại quốc tế lại coi hoạt động đầu tư, tín dụng và chuyển giao công nghệ cũng là hoạt động thương mại.

Trong ngành thương mại có ba lĩnh vực chính, đó là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và thương mại đầu tư, trong đó thương mại dịch vụ là hoạt động mua bán các loại dịch vụ. Trong hoạt động thương mại lại có các loại hoạt động hỗ trợ như xúc tiến thương mại, dịch vụ thương mại. Dịch vụ thương mại là các dịch vụ phục vụ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ, như marketing chẳng hạn.

Còn dịch vụ được hiểu là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể, có thể là giáo dục, y tế, văn hóa… thuộc khu vực dịch vụ và được hạch toán trong hệ thống kinh tế quốc dân.

Do chưa có sự thống nhất về khái niệm dịch vụ nên cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại dịch vụ.

Thứ nhất, từ sự tiếp cận về khái niệm dịch vụ theo nghĩa rộng là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, bao gồm toàn bộ những ngành kinh tế nhưng không thuộc các ngành công nghiệp, nông nghiệp ta có thể hiểu thương mại dịch vụ là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Ở đây, thuật ngữ “thương mại” không chỉ bao gồm hành vi mua bán mà là bất cứ hành vi nào có mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Thứ hai, nếu hiểu dịch vụ theo nghĩa hẹp là một loại sản phẩm của lao động xã hội thì thương mại dịch vụ là khái niệm dùng để chỉ hành vi “mua bán” các sản phẩm dịch vụ trên thị trường. Khác với thương mại hàng hóa, đối tượng được mua bán trong thương mại dịch vụ là sản phẩm dịch vụ chứ không phải là hàng hóa. Thị trường dịch vụ và giá cả của dịch vụ cũng bị chi phối bởi các quy luật khách quan(quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh,…) như đối với thị trường hàng hóa. Sản phẩm dịch vụ không những được trao đổi trên thị trường quốc gia mà còn cả trên thị trường quốc tế.

Như vậy, thương mại dịch vụ là sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích thương mại. Tuy vậy, không phải tất cả các loại dịch vụ đều có thể trao đổi hay mua bán, đặc biệt trong trao đổi quốc tế ví dụ như các dịch vụ của các bà nội trợ, dịch vụ công cộng, dịch vụ thuộc chức năng quản lý Nhà nước, dịch vụ do các đoàn thể và rất nhiều các dịch vụ hỗ trợ khác trong quá trình sản xuất và kinh doanh.

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT), tiền thân của WTO, hầu như chỉ tập trung vào việc xây dựng một môi trường thương mại hay trao đổi bình đẳng về hàng hóa. WTO sớm khắc phục điều đó và mở rộng phạm vi điều chỉnh thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, WTO chưa điều chỉnh đến các loại sản phẩm và dịch vụ có mục tiêu phi thương mại. Để khắc phục vấn đề đó, Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (sau đây gọi tắt là GATS) đã liệt kê các loại dịch vụ với việc chia thành 12 ngành lớn (155 phân ngành), bao gồm:

– Các dịch vụ kinh doanh bao gồm dịch vụ chuyên môn và các dịch vụ khác;

– Dịch vụ liên lạc (viễn thông và bưu chính);

– Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật;

– Dịch vụ phân phối;

– Dịch vụ giáo dục;

– Dịch vụ môi trường;

– Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán);

– Dịch vụ y tế;

– Dịch vụ du lịch và lữ hành;

– Dịch vụ nghỉ ngơi, văn hóa, thể thao;

– Dịch vụ vận tải;

– Dịch vụ khác.

Các dịch vụ khác, là những dịch vụ có thể đã hoặc chưa tồn tại và chưa có giá trị thương mại. Tuy nhiên, khi có giá trị thương mại, thông qua cơ chế các nguyên tắc của mình chắc chắn GATS sẽ điều chỉnh hoạt động kinh doanh các dịch vụ đó.

Thương mại dịch vụ có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân. Nó thu hút đông đảo người tham gia với trình độ cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyển gia giáo dục…, do đó đây là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay.

Thương mại dịch vụ hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất và thương mại hàng hóa, nên phát triển thương mại dịch vụ có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của thương mại dịch vụ là rất lớn. Người ta tính rằng, nếu thương mại dịch vụ được tự do hóa thì lợi ích của nó còn cao hơn thương mại hàng hóa hiện nay và xấp xỉ bằng lợi ích thu được khi tự do hóa thương mại hàng hóa hoàn toàn cho cả hàng hóa nông nghiệp và hàng hóa công nghiệp.

Theo căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 định nghĩa: “ Công ty bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh”. Công ty là một bộ phận nhỏ thuộc doanh nghiệp và theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.

Như vậy, công ty thương mại dịch vụ là gì? Nó được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật dưới loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh các hoạt động có liên quan đến sự trao đổi về dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau vì mục đích thương mại.

Những đặc điểm cơ bản của thương mại dịch vụ trong công ty thương mại dịch vụ

Thứ nhất, tính chất khó thương mại hóa của hoạt động dịch vụ.

Việc cung cấp dịch vụ có thể coi là bị giới hạn trong điều kiện nhất định vì về cơ bản dịch vụ cần có sự tiếp xúc cần thiết của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ; Việc cung cấp dịch vụ phải được pháp luật tại nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ cho phép. Điều kiện như vậy chỉ có thể đạt được tối đa khi hoạt động cung cấp dịch vụ trong phạm vi một quốc gia, một vùng lãnh thổ nơi mà những hạn chế và quy định đối với việc cung cấp dịch vụ là tương đối thuần nhất. Điều này thể hiện rõ nét tính chất khó thương mại hóa của dịch vụ.

Thứ hai, tính đa dạng của các hình thức thương mại dịch vụ.

Khác với thương mại hàng hóa, đối tượng của thương mại là hàng hóa cụ thể được trao đổi và chính sách thương mại là những biện pháp ảnh hưởng đến việc tiếp thị và mua bán hàng hóa đó trên thị trường của một nước. Thương mại dịch vụ hay thương mại các hàng hóa vô hình không được thể hiện một cách đơn giản là sự trao đổi đơn thuần mà là việc trao đổi đó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. GATS đã đưa ra 4 phương thức cung cấp dịch vụ, theo đó mô tả các khả năng cung cấp của nhà cung cấp dịch vụ:

+ Phương thức 1: Thương mại dịch vụ giữa các nước, tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể bằng viễn thông hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa…

+ Phương thức 2 Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước khác để tiêu dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập, sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài…

+ Phương thức 3: Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một chi nhánh, công ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật, ngân hàng cho nước sở tại…

+ Phương thức 4: Hiện diện của thể nhân, tức là sự di chuyển tạm thời của cá nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn, xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc sức khỏe..

Thứ ba, vai trò của công ty độc quyền trong ngành thương mại dịch vụ.

Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, nhiều ngành dịch vụ có mức tập trung tư bản cao, sử dụng công nghệ hiện đại và quy mô lớn. Do vậy, nhiều ngành dịch vụ thực tế đã hình thành độc quyền tự nhiên của nhà nước hoặc chịu sự chi phối của một số doanh nghiệp độc quyền như ngân hàng, viễn thông, hàng không, vận tải biển.

Tại hầu hết các quốc gia, những doanh nghiệp dịch vụ lớn nhất trong những ngành này là do một hoặc một số doanh nghiệp chủ đạo nắm giữ. Tính chất độc quyền trong hoạt động thương mại dịch vụ là cần thiết và khách quan. Sự phát triển của dịch vụ nhờ đó mới có những thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo cung ứng dịch vụ một cách rộng rãi, với quy mô và chất lượng ngày một tăng.

Một trong những yêu cầu quan trọng của hoạt động cung ứng dịch vụ là việc đảm bảo một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt cho nền kinh tế, trong đó nhiều loại nhu cầu mang tính chất xã hội mà nhà nước bắt buộc phải thực hiện qua hệ thống độc quyền mới đảm bảo hiệu quả. Ví dụ, việc xây dựng các bến cảng, sân bay, hệ thống viễn thông, trạm xá, bệnh viện đều là những loại dịch vụ cần có sự phân bổ trực tiếp của Nhà nước mà thông thường tính độc quyền mới có thể thực hiện được.

Một ví dụ khác là những nhu cầu dịch vụ đối với các vùng sâu, vùng xa, khó khăn mà lợi ích kinh tế từ hoạt động cung cấp dịch vụ là rất thấp, trong khi đó do yêu cầu về chính sách xã hội, Nhà nước không thể không cung cấp. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi Nhà nước phải có sự hoán đổi giữa nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm đó với quyền được cung cấp dịch vụ một cách độc quyền.

Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp khác, độc quyền lại có tác dụng ngược lại tức là sự suy giảm về chất lượng và khả năng trục lợi “tự nhiên” của các doanh nghiệp độc quyền này. Điều đó có nghĩa, tự thân độc quyền trong những ngành dịch vụ không phải là một khái niệm xấu, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ mà vấn đề là việc tạo dựng động lực cạnh tranh và tự hoàn thiện của doanh nghiệp độc quyền đó. Trong xu thế toàn cầu hóa ngày nay, việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ bao hàm cả vấn để tạo lập môi trường cạnh tranh trong điều kiện có độc quyền.

Thứ tư, sự can thiệp của Nhà nước thông qua các biện pháp tác động tới khả năng cung cấp và tiêu dùng dịch vụ.

Ở Việt Nam, các dịch vụ như y tế, giáo dục, pháp luật và thậm chí cả dịch vụ tài chính, ngân hàng được coi là một bộ phận trong chiến lược phát triển quốc gia và chỉ được xem xét dưới góc độ an ninh quốc gia với mục tiêu là để duy trì cơ sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế – thương mại khác. Với cách quan niệm này, Chính phủ thường đứng ra tự mình đảm nhận vai trò chủ yếu trong việc cung cấp dịch vụ và do đó, dịch vụ được cung cấp dưới dạng phi thương mại. Vì lẽ đó, người ta đã phân biệt các dịch vụ do Chính phủ cung cấp là phi thương mại với một số dịch vụ có thể có tính thương mại.

Trên đây là bài viết về Công ty thương mại dịch vụ là gì? Nếu bạn còn vướng mắc hoặc muốn được hỗ trợ tư vấn, vui lòng kết nối đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Hỗ trợ dịch vụ qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508.

Công ty thương mại dịch vụ là gì – Luật Phamlaw

> Xem thêm: