Các đại từ sau thế nào dùng để làm gì

Đại từ là gì là khái niệm có thể gây ra khó khăn cho các em học sinh trong bộ môn Tiếng Việt. Đây được xem là kiến thức vô cùng quan trọng giúp các em biết được cách đặt câu, vị trí trong câu một cách chính xác nhất. Cùng theo dõi bài chia sẻ bên dưới để hiểu rõ hơn về bài học này nhé!  

Đại từ là những từ được người sử dụng dùng để xưng hô hay thay thế cho tính từ, động từ, danh từ hoặc một cụm tính từ, cụm động từ, cụm danh từ.

Mục đích: dùng để đa dạng hóa cách viết trong tiếng Việt cũng như hỗ trợ việc tránh lặp đi lặp lại các từ, mất đi tính mạch lạc của câu.

Là đại từ xưng hô dùng để ám chỉ đại diện, ngôi thứ, và còn dùng để thay thế cho danh từ. Các em học sinh cần lưu ý, đại từ nhân xưng gồm có 3 ngôi: 

  • Ngôi thứ nhất: ám chỉ về bản thân mình [tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tớ,…]
  • Ngôi thứ hai: ám chỉ người đối diện [cậu, các cậu, chú, cô, dì,…]
  • Ngôi thứ ba: ám chỉ một người nào đó không có mặt [người đó, anh ta, cô ấy,…]

Ngoài ra, đại từ nhân xưng còn được áp dụng trong một số ngành nghề, hoàn cảnh gia đình thường ngày mà mọi người vẫn thường xuyên dùng dùng để nói đến một ai đó.

Là đại từ dùng để đặt câu hỏi. Nội dung của câu có thể liên quan đến nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống.  

Các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, như thế nào, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao, vì sao…

Đại từ thay thế có chức năng thay thế cụm từ trong câu, ngoài ra nó còn giúp tránh lặp các từ bằng việc thay thế một ai đó cách gián tiếp. Có 3 loại đại từ thay thế mà mọi người nên biết: 

  • Đại từ thay thế cho danh từ: chúng tôi, họ, tôi, bọn họ,…
  • Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: thế này, thế kia, vậy, cho nên,…
  • Đại từ thay thế cho số từ: bao nhiêu, số lượng, tổng cộng, bao,…

Vai trò của đại từ là gì? Chúng ta cần xác định vai trò chính của đại từ trong ngữ pháp tiếng Việt. 

  • Vị trí chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ cho một danh từ, động từ, tính từ nào đó trong câu
  • Đóng vai trò là một thành phần chính trong câu
  • Có nhiệm vụ thay thế các thành phần khác một cách hợp lý 
  • Có chức năng quan trọng là trỏ, nhấn mạnh.

Ví dụ 1: Chúng tôi đang trên đường đến trường vào sáng nay. 

Ví dụ 2: Dì của tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi 

Ví dụ 3: Hôm qua, tôi nhìn thấy anh ấy đi ra ngoài

Ví dụ 1: Hôm nay, em ăn cơm chưa? 

Ví dụ 2: Bao giờ bạn đi học lại?

Ví dụ 3: Có phải hôm qua tôi gặp bạn trên đường đi đến công viên phải không?

Ví dụ 4: Ai là người trực nhật hôm qua ?

Ví dụ 1: Hôm nay lớp chúng tôi trực nhật, cho nên chúng tôi đến sớm

Ví dụ 2: Hôm nay tôi và Huyền có hẹn đi xem phim, nhưng nhà cô ấy có việc bận nên không thể đi được.

Ví dụ 3: Gia đình tôi đã đặt bao nhiêu phần quà cho trẻ em trong xóm? 

1. Đại từ để trỏ 

a. Trỏ người, sự vật

Đáp án : Cậu đợi tớ

b. Trỏ số lượng

Đáp án: Bao nhiêu đây chưa đủ

c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Đáp án: Cô ấy làm vậy là muốn tốt cho bạn

2. Đại từ để hỏi 

a. Trỏ người sự vật:

Đáp án: Hoa này là loại hoa gì vậy?

b. Trỏ số lượng

Đáp án: Hộp bút này có giá bao nhiêu?

c. Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc

Đáp án: Anh ấy bị làm sao vậy?

1. Chúng tôi thấy mùa hè nắng nóng, ai cũng sợ? 

Đáp án: Chúng tôi, ai

2. Mình về mình có nhớ ta/ Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Đáp án: Mình, ta

3. Em gái tôi tên là Kiều Vy, nhưng tôi quen gọi nó là bé út bởi vì nó là con út trong gia đình

Đáp án: Tôi, nó

Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau, nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào:

a. Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:

[1] – Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?

[2] – Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói.

[3] – Tớ cũng thế.

Đáp án: Bắc, bạn, tớ, cậu, mấy điểm, cũng thế

b. Đọc các câu sau:

Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin:

– Xin ông thả cháu ra.

Sói trả lời:

– Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay, vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy?

Đáp án: ông, cháu, ta, mày, có điều, vì sao, chúng mày, như vậy, bèn, nhà Sóc

Xem thêm:

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những gì liên quan về khái niệm đại từ là gì? Mong rằng với những kiến thức bổ ích mà Bamboo mang lại, các em học sinh sẽ hiểu rõ hơn về ngữ pháp tiếng Việt và hoàn thành xuất sắc bài học khi gặp chúng. Chúc các em thành công. 

Đại từ là gì? Nhiệm vụ của đại từ trong câu là gì? Có mấy kiểu đại từ trong tiếng Việt? Cùng  tìm hiểu các ví dụ về đại từ nhé!

Khái niệm, định nghĩa đại từ

Đại từ là những từ ngữ được người nói, người viết sử dụng để xưng gọi hoặc thay thế cho tính từ [cụm tính từ], động từ [cụm động từ], danh từ [cụm danh từ] trong câu. Việc sử dụng loại từ này là nhằm đa dạng hóa cách viết và tránh lặp từ ngữ với tần suất quá nhiều, quá dày đặc.

Đại từ những từ ngữ được dùng để xưng gọi hoặc thay thế

Phân loại đại từ theo sách giáo khoa lớp 7

Về cơ bản, đại từ có thể được chia thành hai dạng theo chức năng là:

  • Dùng để chỉ/trỏ: số lượng [bao, bao nhiêu, bấy, bấy nhiêu,…], người hoặc sự vật [nó, tôi, tụi nó, chúng tôi, tụi này,…], hoạt động và tính chất [vậy, như thế,…].
  • Dùng để hỏi: dùng để đặt câu hỏi, đặt nghi vấn chứ không phải để trả lời hay khẳng định. Tiểu loại này có thể được chia thành các kiểu là hỏi về người/vật [ai, gì, đâu, sao,…], về số lượng [bấy nhiêu, bao nhiêu,…]. 

Phân loại đại từ tiếng Việt

Đại từ nhân xưng

Còn được biết đến tên gọi là đại từ xưng hô, tiểu loại này được dùng để chỉ đại diện, ngôi thứ và thay thế cho danh từ. Theo đó, tiểu loại này có thể được phân thành 3 ngôi như sau:

– Ngôi thứ nhất [người nói tự gọi chính mình]: ngôi thứ nhất số đơn có các từ tôi, ta, tớ, tao,…; ngôi thứ nhất số phức [số nhiều] có các từ chúng tôi, chúng ta, chúng tớ,…

– Ngôi thứ hai [người nói gọi người đối diện]: ngôi thứ hai số đơn có các từ cậu, bạn, mày,…; ngôi thứ hai số phức [số nhiều] có các từ các cậu, các bạn, chúng mày,…

– Ngôi thứ 3 [người nói nhắc đến người không trực tiếp tham gia cuộc hội thoại]: ngôi thứ ba số đơn có các từ nó, hắn, họ,…; ngôi thứ ba số phức [số nhiều] có các từ chúng nó, bọn nó, bọn hắn, bọn họ,…

Đại từ thay thế

Được dùng để thay thế từ hoặc cụm từ khác nhằm hạn chế sự lặp lại, hoặc để tránh trực tiếp nhắc tới. Tiểu loại này được chia thành các loại như sau:

– Thay thế cho danh từ: chúng, họ, bọn họ, chúng tôi,…

– Thay thế cho số từ: bao, bao nhiêu,…

– Thay thế cho tính từ, động từ: vậy, thế này, như thế,…

Đại từ nghi vấn

Xếp loại các từ dùng để đặt câu hỏi, có vị trí ở đầu hoặc cuối câu hỏi. Nội dung hỏi có thể liên quan đến tính chất sự vật, nơi chốn, số lượng, thời gian, nguyên nhân, kết quả, chất lượng,… Chẳng hạn như Ai? Cái gì? Ở đâu? Tại sao?

Các loại đại từ khác

Bên cạnh các kiểu đại từ như trên, danh từ trong nhiều trường hợp cũng có thể được xem như có cùng chức năng với đại từ xưng hô, có thể kể đến vài trường hợp tiêu biểu là:

– Chỉ quan hệ xã hội: anh, chị, em, mẹ, bố, bà, ông, cô, dì, chú, bác,… 

– Chỉ chức vụ: thầy giáo, luật sư, bộ trưởng, hiệu trưởng, chủ tịch,…

Đại từ trong tiếng Việt được phân loại theo chức năng và nhiệm vụ

Vai trò của đại từ 

Trong câu, loại từ này đóng vai trò như chủ ngữ, vị ngữ hoặc phụ ngữ của danh từ, động từ và tính từ.

Ngoài ra, đại từ cũng có thể đóng vai trò là thành phần chính trong câu, tuy nhiên nó không làm nhiệm vụ định danh mà phần lớn có chức năng chỉ/trỏ hoặc thay thế.

Đại từ đóng vai trò khá quan trọng, có liên quan đến các thành phần khác trong câu

Các ví dụ về đại từ trong tiếng Việt

Theo sự phân loại như sách giáo khoa 7, các ví dụ về loại từ này được trình bày như sau:

– Với loại dùng để chỉ/trỏ sự vật: đã đến chưa?

– Với loại dùng để hỏi về số lượng: Số lượng người tham gia buổi phỏng vấn này là bao nhiêu?

– Với loại dùng để hỏi về người hoặc sự vật: Ai là người gây ra tất cả những việc này?

Theo sự phân loại như cách thông thường, các ví dụ về loại từ này được trình bày như sau:

– Với kiểu dùng để xưng hô: Chúng tôi đã làm những gì có thể rồi.

– Với kiểu dùng danh từ để xưng hô: Trưởng phòng đã làm việc vất vả rồi ạ!

– Với kiểu dùng để thay thế: Bọn họ làm sao có thể hiểu được những gì ta phải chịu đựng.

Bên trên là các kiến thức tổng quát về đại từ trong tiếng Việt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề