Các đổi hiệu trưởng Đại học Thương mại

(Tổ Quốc) - Ngày 25/2, trường Đại học Thương mại tổ chức công bố và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng trường ĐH Thương mại nhiệm kỳ 2020-2025 cho PGS.TS. Nguyễn Hoàng.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, TS. Nguyễn Viết Lộc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ GDĐT, đã công bố quyết định công nhận PGS.TS. Nguyễn Hoàng (Phó Hiệu trưởng trường ĐH Thương mại) giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại nhiệm kỳ 2020-2025.

Các đổi hiệu trưởng Đại học Thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc trao quyết định bổ nhiệm cho PGS.TS. Nguyễn Hoàng (ảnh: TMU)

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc đã chúc mừng và đề nghị PGS.TS. Nguyễn Hoàng trên cương vị mới sẽ phát huy điểm mạnh, kinh nghiệm được tích lũy trong thời gian công tác tại Trường để cùng Ban Giám hiệu và đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên hoàn thành nhiệm vụ được giao, đưa Nhà trường phát triển lên tầm cao mới, giữ vững vị thế là đơn vị đi đầu trong đổi mới giáo dục.

Thứ trưởng cũng bày tỏ hy vọng trường ĐH Thương mại sẽ trở thành một trong những trường thuộc nhóm xếp hạng của châu Á, tiếp tục phát triển nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu theo hướng hiện đại hóa để xứng đáng với những gì được tin tưởng và giao phó.

Trên cương vị mới, tân Hiệu trưởng trường ĐH Thương mại phát biểu cảm ơn sự tín nhiệm của lãnh đạo Bộ GDĐT, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu và cán bộ giảng viên, nhân viên Nhà trường, đồng thời nhận thức rõ nhiệm vụ trong nhiệm kỳ mới mà trước mắt là hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021.

PGS.TS. Nguyễn Hoàng hứa sẽ thực hiện tốt sự lãnh đạo của Bộ, Thành ủy Hà Nội để Nhà trường đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, PGS.TS. Nguyễn Hoàng mong muốn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ cũng như đội ngũ cán bộ, giảng viên và tất cả sinh viên của Nhà trường.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trường Đại học Thương mại

Thuongmai University

Các đổi hiệu trưởng Đại học Thương mại
Địa chỉ

79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy

,

Hà Nội

,

Các đổi hiệu trưởng Đại học Thương mại
Việt Nam

Thông tin
Tên cũVietnam Commercial University
LoạiĐại học công lập
Khẩu hiệuWhere your future begins
(Nơi tạo dựng tương lai)
Thành lập1960
Mã trườngTMA
Hiệu trưởngPGS.TS. Nguyễn Hoàng
Websitetmu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtTMU
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS.TS. Đỗ Minh Thành PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
uniRank(2020)41[1]

Trường Đại học Thương mại (tiếng Anh: Thuongmai University, tên viết tắt: TMU) là trường đại học công lập, trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được công nhận đạt Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ; hoạt động theo cơ chế tự chủ.

Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, kế toán, quản lý, kinh doanh và thương mại.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

  • Trường được thành lập năm 1960 với tên gọi là Trường Thương nghiệp Trung ương.
  • Năm 1979, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương nghiệp.
  • Năm 1994, Trường đổi tên thành Trường Đại học Thương mại.
  • Năm 2015, Trường thành lập cơ sở Hà Nam.
  • Năm 2016, Trường được Thủ tướng Chính phủ cho phép tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Quy mô đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Thương mại là trường đại học đa ngành, hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế thương mại tại Việt Nam. Hiện nay, nhà trường đang đào tạo 26 chuyên ngành trình độ đại học, 7 chuyên ngành trình độ thạc sĩ và 5 chuyên ngành trình độ tiến sĩ.

Trình độ đại học[sửa | sửa mã nguồn]

Chương trình đại trà[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngành Quản trị kinh doanh:
    • Chuyên ngành Quản trị kinh doanh (A).
    • Chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (Q).
    • Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (QT).
  • Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (BKS).
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (BLH).
  • Ngành Marketing:
    • Chuyên ngành Marketing thương mại (C).
    • Chuyên ngành Quản trị thương hiệu (T).
  • Ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng (LQ).
  • Ngành Kế toán:
    • Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (D).
    • Chuyên ngành Kế toán công (DC).
  • Ngành Kiểm toán: Chuyên ngành Kiểm toán (DK).
  • Ngành Kinh doanh quốc tế: Chuyên ngành Thương mại quốc tế (E).
  • Ngành Kinh tế quốc tế: Chuyên ngành Kinh tế quốc tế (EK).
  • Ngành Kinh tế: Chuyên ngành Quản lý kinh tế (F).
  • Ngành Tài chính - Ngân hàng:
    • Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (H)
    • Chuyên ngành Tài chính công (HC).
  • Ngành Thương mại điện tử: Chuyên ngành Quản trị Thương mại điện tử (I).
  • Ngành Ngôn ngữ Anh: Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại (N).
  • Ngành Luật kinh tế: Chuyên ngành Luật Kinh tế (P).
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (S).
  • Ngành Quản trị nhân lực: Chuyên ngành Quản trị nhân lực doanh nghiệp (U)

Chương trình chất lượng cao[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngành Kế toán: Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (DD).
  • Ngành Tài chính - Ngân hàng: Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại (HH).

Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ngành Quản trị khách sạn: Chuyên ngành Quản trị khách sạn (BKD).
  • Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành: Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (BLD).
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý: Chuyên ngành Quản trị hệ thống thông tin (SD).

Trình độ thạc sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chuyên ngành Kinh doanh thương mại.
  • Chuyên ngành Kế toán.
  • Chuyên ngành Quản lý kinh tế.
  • Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
  • Chuyên ngành Tài chính - Ngân Hàng.
  • Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
  • Chuyên ngành Quản trị nhân lực.

Trình độ tiến sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chuyên ngành Kinh doanh thương mại.
  • Chuyên ngành Kế toán.
  • Chuyên ngành Quản lý kinh tế.
  • Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.
  • Chuyên ngành Tài chính - Ngân Hàng.

Quy mô đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô đào tạo của nhà trường hiện nay trên 20.000 sinh viên và học viên, trong đó:

  • Trình độ đại học: khoảng 4100 sinh viên chính quy/năm[2] và 750 Cử nhân quốc tế.[3]
  • Trình độ thạc sĩ: khoảng 450 học viên cao học/năm[4] và 60 Thạc sĩ quốc tế.[5]
  • Trình độ tiến sĩ: khoảng 50 nghiên cứu sinh Tiến sĩ/năm (gồm 2 đợt).[6]
  • Đối với trình độ đại học hệ chính quy, nhà trường tổ chức xét tuyển dựa trên kết quả của Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia theo các tổ hợp môn thi A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), D03 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp), D04 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Trung Quốc) và D07 (Toán, Tiếng Anh, Hóa học). Ngoài ra Trường còn tổ chức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam).[7]
  • Đối với trình độ sau đại học, nhà trường tổ chức thi tuyển sinh (đối với trình độ thạc sĩ) và xét tuyển (đối với trình độ tiến sĩ) theo 2 đợt trong năm (vào tháng 3 và tháng 9 hàng năm).
  • Nhà trường mở các lớp đào tạo Liên thông lên Đại học Lưu trữ 2020-06-08 tại Wayback Machine các ngành kinh tế: Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính- ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Quản trị Du lịch & Lữ hành, Ngôn ngữ Anh. Liên thông Lưu trữ 2020-06-08 tại Wayback Machine từ trung cấp, cao đẳng lên đại học, thường thi tuyển vào đầu năm(tháng 1, tháng 2 hàng năm).

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 30/03/2018, Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) chứng nhận Trường Đại học Thương mại đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành với tỷ lệ các tiêu chí đạt yêu cầu là 85,2% (tương đương với Trường Đại học Ngoại thương, cao hơn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Học viện Ngân hàng).

Cơ sở đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng diện tích: 380.000m².[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở Hà Nội: Số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.[sửa | sửa mã nguồn]

Các đổi hiệu trưởng Đại học Thương mại
Tòa nhà V

"Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m². Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội."[8]

  • Các giảng đường phục vụ đào tạo: Tòa nhà C (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ, các môn chuyên ngành), Tòa nhà D (3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ và các phòng máy phục vụ môn tin học), Tòa nhà H (2 giảng đường 150 chỗ phục vụ học tập và hội thảo, 1 giảng đường hai tầng với 1.000 chỗ ngồi, phục vụ học tập và các chương trình, sự kiện), Tòa nhà G (5 tầng, các giảng đường từ 120-150 chỗ ngồi, tầng 5 là các phòng máy tính), Tòa nhà V (7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi). Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả giảng đường đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện, quạt trần và điều hoà nhiệt độ. Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m².
  • Thư viện: Đang trong quá trình xây dựng mới tòa nhà học liệu 11 tầng. Tạm thời thư viện được chuyển về tầng 1 nhà D.
  • Khu nội trú sinh viên: 2 Tòa nhà A (3 tầng, phục vụ sinh viên trong nước) 372 chỗ ở, Tòa nhà B (3 tầng, tầng 3 chủ yếu phục vụ sinh viên quốc tế) ≈ 348 chỗ ở và KTX Hà Nam. Ngoài ra có tiện ích giặt là trong KTX cơ sở Hà Nội.
  • Sân tổ hợp bóng rổ, bóng ném và fustal: Sân nhà E.
  • Sân cầu lông: Sân trong ký túc xá.
  • Sân thể dục: Sân nhà C-D.
  • Nhà học bóng bàn: Trên tầng 2 canteen KTX.
  • Nhà hành chính, văn phòng khoa và bộ môn: Nhà F, T, I, một phần nhà A, B, C và khu vực phòng bảo vệ.
  • Nhà hiệu bộ: Nhà U.
  • Trạm y tế: Được bố trí ở tầng 1 nhà B.
  • Có 4 canteen được bố trí như sau: 1 trong KTX, 1 trên tầng 7 nhà F và 2 canteen sau nhà H2 và H3. Ngoài ra còn có một phòng bán đồ tạp hóa, dụng cụ học tập và đồ ăn trong KTX.

Cơ sở Hà Nam: Đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích 500.000m², đóng tại đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý.Cơ sở Hà Nam:

Đội ngũ giảng viên[sửa | sửa mã nguồn]

Đội ngũ giảng viên đến 31/12/2019 gồm 610 người trong đó giảng viên cơ hữu của nhà trường hiện nay là 440 người[2] và giảng viên thỉnh giảng gồm 170 người[2]. Phần lớn cán bộ, giảng viên nhà trường đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước và vùng lãnh thổ: Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thuỵ Điển, Úc, Thái Lan, Indonesia, Đài Loan.

Học vị Giảng viên cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng
Tiến sĩ 141 40
Thạc sĩ 296 69
Đại học 3 61
Học hàm Giảng viên cơ hữu Giảng viên thỉnh giảng
Giáo sư 3 2
Phó giáo sư 45 11

Hiệu trưởng nhà trường qua các giai đoạn:

  • GS.TS. Nguyễn Thị Doan: 1993, nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • GS.TSKH Nguyễn Mại: nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nguyên Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
  • GS.TS. Phạm Vũ Luận: 2000, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • GS.TS. Nguyễn Bách Khoa: 2004. Chức vụ hiện nay: Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Thương mại.
  • GS.TS. Đinh Văn Sơn: 2011 (đương nhiệm).

Đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

Các đơn vị trực thuộc được chỉ đạo điều hành bởi Đảng uỷ trường, Ban giám hiệu và Hội đồng trường.[9]

Các Khoa và Viện:[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm 13 khoa và 1 viện:

  • Khoa Quản trị kinh doanh (A).
  • Khoa Khách sạn - Du lịch (B).
  • Khoa Marketing (CT).
  • Khoa Kế toán - Kiểm toán (D).
  • Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế (E).
  • Khoa Kinh tế - Luật (FP).
  • Khoa Tài chính - Ngân hàng (H).
  • Khoa Hệ thống thông tin kinh tế và Thương mại điện tử (SI).
  • Khoa Tiếng Anh (N).
  • Khoa Quản trị Nhân lực (U).
  • Viện Đào tạo Quốc tế (Q).
  • Khoa Lý luận chính trị (M).
  • Khoa Sau đại học.
  • Khoa Tại chức.

Các Phòng và Đơn vị trực thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phòng Tổ Chức Nhân Sự.
  • Phòng Thanh Tra.
  • Phòng Hành Chính Tổng Hợp.
  • Phòng Kế Hoạch Tài Chính.
  • Phòng Quản Lý đào Tạo.
  • Phòng Công Tác Sinh Viên.
  • Phòng đối Ngoại Và Truyền Thông.
  • Phòng Quản Lý Khoa Học.
  • Phòng Quản Trị.
  • Phòng Khảo Thí Và đảm Bảo Chất Lượng Giáo Dục.
  • Tạp Chí Khoa Học Thương Mại.
  • Bộ Môn Giáo Dục Thể Chất.
  • Bộ Môn Toán.
  • Bộ Môn Kinh Tế Học.
  • Bộ Môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học.
  • Trung Tâm Thông Tin Thư Viện.
  • Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin.
  • Trạm Y Tế.
  • Khu Nội Trú Sinh Viên.
  • Trung Tâm Nghiên Cứu Và đào Tạo Kỹ Năng Nghề Nghiệp.

Các tổ chức chính trị - xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công đoàn trường.
  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Hội cựu chiến binh.
  • Hội sinh viên.
  • Chi hội phụ nữ tri thức.
  • Hội cựu giáo chức.

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi thành lập đến nay, nhà trường đã đào tạo cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế, hàng nghìn thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ và hàng chục hợp đồng nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá ngày càng cao.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thương mại đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý:[10]

  • Đơn vị Anh hùng Lao động (2010).
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008).
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008).
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (2000).
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (1995).
  • Huân chương Lao động hạng Nhất (1984).
  • Huận chương Lao động hạng Ba (1980).
  • Huân chương Chiến công hạng Ba (1972).
  • Huân chương Hữu nghị Hạng nhì của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1999).

Cựu sinh viên ưu tú, nổi bật[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều sinh viên của Trường Đại học Thương mại sau khi tốt nghiệp đã giữ các vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước, trong các cơ quan, doanh nghiệp lớn, gặt hái được thành tích ở các đấu trường sắc đẹp trong nước và quốc tế:

  • GS.TS. Nguyễn Thị Doan: nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cựu sinh viên, giảng viên, nguyên hiệu trưởng nhà trường.
  • GS.TS. Phạm Vũ Luận: nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cựu sinh viên, giảng viên Khoa Kinh tế - Luật (chuyên ngành Kinh tế thương mại), nguyên hiệu trưởng nhà trường.
  • GS.TS. Phan Văn Tiệm: nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước.
  • PGS.TS. Nguyễn Bích Đạt: nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • TS. Nguyễn Quanh Quýnh: nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại.
  • PGS.TS. Đinh Văn Thành: Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, cựu sinh viên.
  • GS.TS. Lê Năm: Viện trưởng Viện Bỏng Quốc gia, cựu sinh viên.
  • TS. Vũ Thành Tự Anh: Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - Chương trình liên kết giữa Harvard University và Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cựu sinh viên.
  • GS.TS. Lê Quân: Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, TB&XH, Chủ tịch UNDN tỉnh Cà Mau, cựu sinh viên của trường
  • Ông Nguyễn Minh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT Stavian Group, Tổng giám đốc Stavian Chemical, Chủ tịch HĐQT OPL Logistics, nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Nhựa Á Châu, cựu sinh viên của trường
  • GS Nguyễn Đức Khương,người Việt đầu tiên được lọt vào top 10 chuyên gia kinh tế trẻ hàng đầu của thế giới do dự án RePEc bầu chọn tháng 1/2016, và là một trong hai chuyên gia kinh tế Việt Nam có tên trong top 5% kinh tế gia hàng đầu thế giới cũng do dự án RePEc bầu chọn tháng 8/2017, tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Thương mại (năm 2000).
  • Lô Thị Hương Trâm, Nữ hoàng Trang sức Việt Nam 2013, đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Quốc tế 2013.
  • Phạm Thị Hương, Á hậu 1 Hoa hậu Thể thao Thế giới 2014, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2015.
  • Nguyễn Thị Loan, Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2010, Á hậu 2 Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2013, Top 25 Hoa hậu Thế giới 2014, Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015, Top 20 Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2016, đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Hoàn vũ 2017.
  • Châu Bùi: Bùi Thái Bảo Châu (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1997) thường được biết đến với nghệ danh Châu Bùi, là một hot girl, người mẫu ảnh, diễn viên, ca sĩ và fashionista người Việt Nam. Cô từng lọt vào danh sách 30 Under 30 châu Á của tạp chí Forbes.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
  • Bộ Công Thương (Việt Nam)

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://www.4icu.org/reviews/12049.htm.
  2. ^ a b c “Đề án tuyển sinh năm 2020”.
  3. ^ “Thông tin tuyển sinh Cử nhân quốc tế khóa 17 năm 2020”.
  4. ^ “Tuyển sinh Thạc sĩ năm 2020”.
  5. ^ “Tuyển sinh Thạc sĩ quốc tế năm 2020”.
  6. ^ “Tuyển sinh Tiến sĩ năm 2020”.
  7. ^ “Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển năm 2019”.
  8. ^ “Giới thiệu chung về Đại học Thương mại”.
  9. ^ “CƠ CẤU TỔ CHỨC”.
  10. ^ “Giới thiệu chung về Đại học Thương mại”.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Website của Trường Đại học Thương mại
  • Facebook của Trường Đại học Thương mại