Các hình thức tự học của sinh viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNBÀI TẬP NHÓMMÔN: NHẬP MÔN INTERNET VÀ E-LEARNINGĐỀ TÀI: TỰ HỌC LÀ MỘT HÌNH THỨC HỌC TẬP KHÔNGTHỂ THIẾU CỦA SINH VIÊN ĐANG HỌC TẠI CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌCLớp:: DKTV4BNhóm:Các thành viên nhóm:Page 1GIỚI THIỆU CHUNG31. KHÁI NIỆM TỰ HỌC42. TỰ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN53. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TỰ HỌC.94. PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC HIỆU QUẢ125. KẾT LUẬN136. TÀI LIỆU THAM KHẢO14Page 2GIỚI THIỆU CHUNGTrong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như iện nay,nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập củangười học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồidưỡng năng lực tự học cho sinh viên [SV] là một công việc có vị trí cực kìquan trọng trong các nhà trường đại học. Chỉ có tự học, tự trau dồi tri thứcbằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi SV mới có thể trang bịcho mình một cách đầy đủ những tri thức khoa học về đời sống xã hội. Từ đócó được sự tự tin trong cuộc sống, công việc bởi năng lực toàn diện của mình.Vấn đề tự học tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước quan tâmquán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương V khóa 8 từngnêu rõ: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học, tạo ra năng lực tựhọc, tự sáng tạo của học sinh, Bảo đảm mọi điều kiện và thời gian tự học chohọc sinh, phát triển mạnh mẽ phong trao tự học, tự đào tạo thường xuyên vàrộng khắp trong toàn dân”.Trên tinh thần ấy, rõ ràng Đảng ta đã coi tự học, tự đào tạo là vấn đề mấu chốtcó vị trí cực kì quan trọng trong chiến lược giáo dục - đào tạo của đất nước.Trong khuôn khổ báo cáo này chúng tôi muốn tập trung đề cập những vấn đềliên quan đến khái niệm tự học, nội dung hoạt động tự học, các hình thức dạytự học, các khó khăn của quá trình tự học và đặc biệt là quan tâm đến cácbiện pháp rèn luyện kĩ năng tự học cho SV. Để từ đó thúc đẩy quá trình rènluyện kĩ năng tự học cho SV, góp phần vào công cuộc đổi mới phương phápdạy học, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.Với quá trình học tập nghiên cứu của mỗi người ra sao? Nội dung phươngpháp tự học bao gồm những vấn đề nào?... Đây là những vấn đề mà các nhànghiên cứu giáo dục đã dày công nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cần nhận thứcmột điều rằng: do sự chi phối của điều kiện lịch sử mà việc vận dụng những trithức cũng như phương pháp dạy tự học trong từng giai đoạn cần có sự khácnhau. Nhất là ở xã hội hiện tại, khi mà thông tin tri thức khoa học bùng nổ trànngập trên các phương tiện thông tin đại chúng, người học rất khó định hướngPage 3trong việc lựa chọn tiếp cận tri thức thì vai trò hướng dẫn của người thầy là rấtcần thiết.Page 4PHẦN I: KHÁI NIỆM TỰ HỌCTự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang họctập tại các trường đại học.Phương thức tổ chức hoạt động tự học một cáchhợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở ngườihọc mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường.Khái niệm: Tự học là tự giác, chủ động trong học tập nhằ vươn lên nắm bắt trithức. Tự học không chỉ đơn thuần là tiếp nhận kiến thức từ thầy cô mà là cònhọc hỏi ở bạn bè,tìm tòi nghiên cứu sách vở hay học hỏi, quan sát từ thực tếCác hình thức tự học căn bản của sinh viên các trường đại học- Tự học hoàn toàn [không có giáo viên]:Người học sẽ tự giác và độc lập họctập và tiếp thu kiến thức một các trực tiếp phần lớn là thông qua tài liệu. Tuynhiên phương pháp này lại có nhược điểm là người học gặp nhiều khó khăntrong quá trình đọc tài liệu vì không có giáo viên hướng dẫn và chỉ bảo dẫnđến nhiều lỗ hổng kiến thức.Người học sẽ khó thu xếp tiến độ,thiết lập kếhoạch tự học vì không có người thúc đẩy bản thân đồng thời không tự đánhgiá được kết quả tự học của mình.Tất cả yếu tố trên sẽ dẫn tới một điều làngười học dễ chán nản và không tiếp tục tự học.Phương pháp tự học hoàntoàn thường sẽ áp dụng cho những sinh viên đang trong quá trình ôn thi kếtthúc môn và ít lên giảng đường trong quá trình học- Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập :Ví dụ như học bài hay làmbài tập lớn.Phương pháp này thường đạt hiệu quả cao cho sinh viên khi sinhviên đó có tinh thần tự giác học tập đồng thời có giảng viên hỗ trợ thông quacác buổi giảng dạy trên lớp,giải đáp thắc mắc và đánh giá kết quả và năng lựchọc tập của sinh viên đó bằng các bài kiểm tra đánh giá- Tự học qua phương tiện truyền thông [học từ xa] : Sinh viên được nghegiảng viên giảng giải qua các video trực tuyến, nhưng không được tiếp xúc vớigiảng viên và không được hỏi trực tiếp giảng viên.Người học sẽ nhận được sựgiúp đỡ thông qua các hệ thống hỗ trợ trực tuyến và cần có thời gian chờ đợiđể nhận được sự giải đáp.Đây là phương pháp học tập mới và hiệu quả trongbối cảnh hiện nay dành cho những người vừa đi làm nhưng muốn có nhu cầuhọc tậpPage 5PHẦN II.TỰ HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊNBàn về hoạt động tự học và phương pháp tổ chức cho SV tự học như thế nàođể có hiệu quả thiết thực là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Ngoài việctìm hiểu khái niệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói quen học tậpcủa sinh viên thì mỗi giáo viên rất cần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ranội dung cơ bản, các phương cách tối ưu rèn luyện phương pháp tự học chosinh viên. Đặc biệt là việc nhận diện xem những phương pháp đó ngoài sựthích ứng chung cho mọi SV có đáp ứng được cho từng nhóm đối tượng trongnhững giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trình đàotạo hay không.Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của hoạtđộng tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cậnnó phải tuân thủ theo qui trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêucầu ra sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng.Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung, thốngnhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác địnhnhư sau:a/ Xây dựng động cơ học tậpKhơi gợi hứng thú học tập để trên cơ sở đó ý thức tốt về nhu cầu học tập.Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làmđầu tiên. Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫuhứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Nhu cầu xãhội và thị trường lao động hiện tại đặt ra cho mỗi người những tố chất cầnthiết chứ không phải là những điểm số đẹp, những chứng chỉ như vật trangsức vào đời mà không có thực lực vì động cơ học tập lệch lạc. Có động cơhọc tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác say mê, học tập với những mụctiêu cụ thể rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận.Trong rất nhiều động cơ học tập của SV, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơbản:Các động cơ hứng thú nhận thức.Các động cơ trách nhiệm trong học tập.Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được vớingười học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ,động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽPage 6xuất hiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhậnthức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từngười học.Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ýthức về ý nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, tráchnhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…Từ đó các emmới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụhọc tập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hộivà sự điều chỉnh của dư luận.Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũngchẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tựgiác thầm lặng từ bên trong. Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùyđặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thíchhợp nhằm khơi dây hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi SV. Và, điềuquan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tậpcủa mình.Đối với phần đông những người trẻ, việc tạm gác những thú vui, những trògiải trí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học là hai điều có ranhgiới vô cùng mỏng manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý chí mạnh mẽcùng nghi lực đủ để chiến thắng chính bản thân mình. Đối với người trưởngthành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc đãđược xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ tháiđộ học tập nói chung không khó khăn như thế hệ trẻ. Tuy nhiên không phải làhoàn toàn không có. Vì suy cho cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ đócó những hứng thú khác nhau. Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữanội sinh và ngoại sinh, tức là hứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm đượcđánh thức, khơi dậy trên cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong đóngười thầy đóng vai trò chủ đạo.b/ Xây dựng kế hoạch học tậpĐối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ vàkế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phảiđược xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch ngắn hạn, dài hơithậm chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán choPage 7từng thời điểm từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnhcủa mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quantrọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếuviệc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khiđã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí logicvề cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từngphần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điềuđó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi.c/ Tự mình nắm vững nội dung tri thứcĐây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian công sức nhất. Khốilượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắtvấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không… tùy thuộc vào nội lựccủa chính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này. Nó bao gồmcác hoạt động:Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồnkhác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghegiảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, cemine, hội thảo, làm thí nghiệm,quan sát, điều tra… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọcthông tin một cách thông minh và linh hoạt. Xã hội hiện đại đang khiến phầnlớn SV rời xa sách và chỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác. Đơngiản vì nó thỏa mãn trí tò mò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Đó là chưakể đến sự nhiễu loạn thông tin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễsa vào những cạm bẫy thiếu lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triểnnhân cách, tâm hồn. Trong lúc từ cổ chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loạithì con đường tốt nhất của mọi người là đọc sách.Đọc sách: Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. Khi làmviệc với sách ta phải sử dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiệncủa hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học. Dovậy, rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trongyêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở,thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít làhọc cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo.Khác với sự giải trí đơn giản hay cảm nhận thông thường.Page 8Xử lí thông tin: Việc xử lí thông tin trong quá trình tự học không bao giờ diễnra trong vô thức mà cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quátrình này có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược,tổng hợp, so sánh…Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoa học đểgiải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tìnhhuống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật… SV thường gặp rấtnhiều khó khăn. Có lúc tìm được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tậphợp phân loại nội dung để kiến giải một vấn đề lại không thực hiện được.Trong trường hợp này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quárộng. Chỉ cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mớicó giá trị thực tiễn là đáp ứng yêu cầu. Trong khâu này việc lựa chọn và thayđổi hình thức tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứucũng rất cần thiết.Trao đổi, phổ biến thông tinViệc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin tri thức hay diển ngôn theo yêucầu thông qua các hình thức: hội thảo, báo cáo khoa học, thảo luận, thuyếttrình, tranh luận… là công việc cuối cùng của quá trình tiếp nhận tri thức. Hoạtđộng này giúp người học có thể hình thành và phát triển kĩ năng trình bày[bằng lời nói hay văn bản] cho người học. Giúp người học chủ động, tự tintrong giao tiếp ứng xử, phát triển năng lực hợp tác và làm việc nhóm tốt.Page 9d/ Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tậpViệc nhìn nhận kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức: Dùngcác thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánhgiá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mụctiêu đặt ra ban đầu… Tất cả đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quantâm thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình,hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiêncứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy.Vấn đề tự học rõ ràng không hề đơn giản. Muốn hoạt động học tập có hiệuquả nhất thiết SV phải chủ động tự giác học tập bất cứ lúc nào có thể bằngchính nội lực của bản thân. Vì nội lực mới chính là nhân tố quyết định cho sựphát triển. Ngoài ra, rất cần tới vai trò của người thầy với tư cách là ngoại lựctrong việc trang bị cho SV một hệ thống tri thức, kĩ năng, thái độ cùng vớiphương pháp tự học cụ thể, khoa học. Nhờ đó hoạt động tự học tự đào tạocủa SV mới đi vào chiều sâu thực chất.Page 10PHẦN III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG VIỆC TỰ HỌC VÀ GIẢI PHÁPVấn đề tự học khá là dễ dàng khi chúng ta biết chủ động, nhưng đâuphải ai cũng chủ động, hay nói cách khác khi chúng ta tự học chúng ta gặpkhá nhiều vấn đề khó khăn. Những thứ đó và nhiều thứ tương tự khác luôncản trở ta tự học thì đấy là những cái bẫy chúng ta rất dễ mắc phải khi học.1. KHÔNG BIẾT HỌC BẮT ĐẦU TỪ ĐÂUĐây có lẽ là vấn đề mà nhiều bạn mắc phải ? Khi ta bỏ lỡ một thời gianthì kiến thức tự nhiên sinh ra những lỗ hổng.Hãy tự kiểm soát việc học của mình. Bạn hãy lập một danh sách tất cả nhữngviệc mà bạn cần phải làm, sau đó chia nhỏ khối lượng công việc thành nhữngphần nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn. Nhưng học cũng phải có ưu tiên, bạn hãylên kế hoạch của mình một cách thực tế, không nên bỏ tiết khi gần đến ngàythi, bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian giữagiờ để ôn lại bài, bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học chomình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựngthành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần.2. CÓ QUÁ NHIỀU THỨ PHẢI HỌC TRONG KHI THỜI GIAN CÒN QUÁ ÍTXem lại các bài đã học, xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học,các tài liệu đọc tham khảo và những bài ghi trên lớp của bạn. Việc ôn tập lạinhững phần đã học sẽ tiết kiệm được thời gian đặc biệt đối với những bàikhông phải là tác phẩm văn học, bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại nhữngnội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương phápnày vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phảihọc, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cáchthay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước.3. KIẾN THỨC NHIỀU KHI KHÔ KHAN KHÓ TIẾP THUKhi kiến thức cần tiếp nhận khá khó khắn và khó tiếp thu. Hãy chủ độngvới những bài đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cầnphải nhớ trong phần này?”. Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những kháiniệm chính trong bài, sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp.Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên, lưu ý là bạn nên đối mặt với nhữngphần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ độngmà lại bỏ qua mất những ý quan trọng.4. ĐÃ HỌC- ĐÃ HIỂU NHƯNG LẠI KHÔNG BIẾT DIẾN TẢPage 11Hãy giải thích các vấn đề một cách cụ thể. Đối với những cái mà chúngta đã hiểu thì thông thường chúng ta sẽ nhớ rất lâu. Khi bạn đọc một vấn đềmới nên cố gắng giải thích nó bằng những ví dụ của chính bạn. Hãy cố gắngkết hợp cái bạn đang học với những gì bạn đã biết. Bạn sẽ có thể nhớ nhữngvấn đề mới tốt hơn nếu bạn liên hệ nó với điều gì đó mà bạn đã hiểu. Một sốcách học như vậy bao gồm: Cách chia nhỏ vấn đề: Đây là một cách hiệu quảđể đơn giản hóa và làm cho lượng thông tin mới trở nên có ý nghĩa hơn.Chẳng hạn như bạn muốn nhớ được các màu trong quang phổ [đỏ, cam,vàng, xanh lá cây, xanh lục, chàm, tím] bạn sẽ phải nhớ 7 từ theo đúng thứ tựcủa chúng. Nhưng nếu bạn lấy chữ cái đầu tiên trong tên của mỗi màu thì bạncó thể đánh vần chúng thành cái tên "Roy G. Biv" và giảm lượng thông tin cầnphải nhớ xuống còn mỗi 3 từ.Thuật nhớ: Đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệthông tin mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một côngthức hay một phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữcái trong bảng chữ cái alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sauđó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay mộtcụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cáchliên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cốgắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phảitạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng.5. CÓ QUÁ NHIỀU THỨ PHẢI HỌC VÀ TIẾP NHẬNHệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã họctốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổchức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thứcmới, chúng bao gồm những cách sau:- Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần cácchương.- Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể.- Sơ đồ hóa: Bạn hãy vẽ sơ đồ để sắp xếp và liên kết các vấn đề với nhau.Chẳng hạn nếu bạn đang cố gắng để hiểu được nguyên nhân dẫn đến Chiếntranh Thế giới lần thứ nhất thì bạn có thể lập một sơ đồ liệt kê tất cả các nướcchính tham chiến theo hàng ngang ở phía trên của sơ đồ, sau đó liệt kê nhữngvấn đề và sự kiện quan trọng dọc theo sơ đồ ở phía bên dưới. Tiếp đó trongPage 12các khung ở giữa bạn có thể mô tả những tác động của các sự kiện trongcuộc chiến đối với từng nước để bạn có thể hiểu được những sự phát triểnphức tạp của lịch sử này.6. MÔI TRƯỜNG ĐIỀU KIỆN HỌC QUÁ THOẢI MÁI.Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốthơn khi điều kiện học tương tự điều kiện lúc thi [vị trí tự nhiên cũng như trạngthái cơ thể, tâm lí, tình cảm]. Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bàithi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu."Học nhồi nhét trước hôm thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn" Hãy dãn thờigian học của mình - học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn mộtcách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuầntrước kì thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy màlượng kiến thức sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.Page 137. HỌC CHO ĐẾN KHI HIỂU THÌ THÔI.Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyênnghỉ giải lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Tronglúc giải lao và truớc khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạnhãy để cả đầu óc lẫn cơ thể bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũngsẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tựchăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên cóchế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.Page 14Phần IV: Các phương pháp tự học như thế nào để có hiệu quảĐể đạt được đạt được kết quả tốt trong tự học , người học cần nắm vữngnhững phương pháp, kỹ năng, phải rèn luyện đẻ hình thành cho mình nhữngkỹ năng. Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể đưa ra một sốphương pháp tự học sau- Phương pháp lên kế hoạch về việc tự học : Kỹ năng này cần tuân thủ cácnguyên sau: đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin củamôn học, xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học giữa các môn học, giữa giờtự học, giờ nghi ngơi và quan trọng nhất là khi ta đã đặt ra kế hoạch tự học taphải tuân thủ và nghiêm túc thực hiện kế hoạch tự học của mình-Phương pháp nghe và ghi bài trên lớp : Quy trình nghe giảng gồm các khâunhư ôn bài cũ làm quyên với các bài sắp học,hình dung các câu hỏi đối vớibài mới. Khi nghe giảng cần tập chung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, cô giáoliên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức có với các câu hỏi đã hình dungtrước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sửdụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.-phương pháp ôn tập : Phương pháp này gồm cả phương pháp ôn bài vàphương pháp luyện tập trông đó có hoạt hoạt động ôn bài có ý nghĩa quantrọng trong việc chiếm lĩnh, hiểu sâu sắc ý nghĩa bài giảng của thày cô giá otrên lớp. Đó là là một hoạt động tái nhận lại bài giảng như xem lại bài ghi, mốiquan hệ giữa các đoạn dời dạc, bổ xung bài ghi bằng những thông tin nghiêncứu được ở các tại liệu[ như sách báo, đài, internet…] nhận diện cấu trúctừng phàn càn nghiên cứu và cấu trúc toàn bài càn nghiên cứu.việc tái hiệnbài giảng dựa vào những biểu tượng và ký hiệu, khái niệm, phán đoán đượcghi nhận từ bài giảng của thầy cô, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lạibài giảng của thầy cô bằng ngôn ngữ của chính mình, đó là những mối liên hệloogic có thể có cả kiến thức cũ và kiến thức mới- Phương pháp luyện tập : có tác dụng trong việc hình thành kỹ năng tươngứng với những kiến thức đã học. Từ việc giải bài tập về nhà đến việc tự ngườihọc tự thiết kế những loại bài tập cho mình giải từ bài tập củng cố kiến thứcPage 15cho mình đến giải các bài tập nâng cao ta phải hệ thống hóa bài học, chươnghọc, cũng như các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày-Phương pháp đọc sách : CPhải xác định rõ mục đích, cọn cách đọc phù hợpnhư tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọclướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kỹ có phân tích, nhận xét đánh giá khi đọcsách cần phải tập trung chú ý tích cực suy nghĩ và có ghi chépPage 16PHẦN V: KẾT LUẬNHiện nay, trong các trường đại học, một bộ phận khá lớn SV còn thụ độngtrong việc tiếp nhận tri thức. Phương pháp học tập, nhất là phương pháp tựhọc luôn là bài toán khó cho không ít SV kể cả SV năm cuối. Thế nhưng vấnđề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Do áp lực của khối lượng côngviệc luôn quá tải nên GV chỉ mãi lo thực hiện chức năng của mình mà ít quantâm đến rèn luyện kĩ năng toàn diện trong đó tự học cho SV trong đó kĩ năngtự học. Vì vậy, mỗi trường đại học hiện đại cần đưa phương pháp tự học vàomục tiêu đào tạo. Bởi lẽ, nó không chỉ cần thiết cho SV khi còn ngồi trên ghếnhà trường mà cả khi ra trường hòa nhập với xã hội, trong suốt cuộc đời. Khitự học, mỗi SV hoàn toàn có điều kiện để tự nghiền ngẫm những vấn đề nảysinh trong học tập theo một phong cách riêng với những yêu cầu và điều kiệnthích hợp. Điều đó không chỉ giúp bản thân SV nắm được vấn đề một cáchchắc chắn và bền vững; chủ động bồi dưỡng phương pháp học tập và kĩ năngvận dụng tri thức mà còn là dịp tốt để rèn luyện ý chí và năng lực hoạt độngđộc lập sáng tạo. Đó là những phẩm chất mà chỉ có chính bản thân SV tự rènluyện kiên trì mới có được, không một ai có thể cung cấp hay làm thay chomình. Thực tế cũng đã chứng minh, mỗi thành công của SV trên con đườnghọc tập nghiên cứu không bao giờ là kết quả của lối học tập thụ động, đối phó,chờ thời.Từ đó, dễ nhận thấy rằng: cùng với đòi hỏi của xu thế hội nhập toàn cầu trêntất cả các lĩnh vực và với một xã hội đầy biến động như xã hội nước ta về sửdụng lao động, tiền lương, sự đãi ngộ và quá trình đào tạo ngày càng đi vàochiều sâu thực chất thì hoạt động dạy học, đặc biệt là dạy cách học chắc chắnsẽ tìm được sự đồng thuận cao của cộng đồng và là mảnh đất tốt cho bất kì aicó khát vọng học tập suốt đời.Page 17PHẦN VI: TÀI LIỆU THAM KHẢOTrần Bá Hoành, Tháng 7/1998, Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạyhọc giáo dục và đào tạo, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục. Lưu Xuân Mới, 2001,Phương pháp dạy học đại học, Nxb Giáo dục. Lê Đức Ngọc, Tháng 8/2004,Dạy cách học một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đạihọc, Tạp chí Dạy và học ngày nay.Vũ văn Tảo, Tháng 4/2001, Học và dạycách học, Tạp chí Tự học. Thái Duy Tuyên, 2003, Dạy tự học cho sinh viêntrong các nhà trường Cao đẳng Đại học chuyên nghiệp, Chuyên đề Phươngpháp dạy học cho học viên Cao học, ĐH Huế.Page 18

Video liên quan

Chủ Đề