Các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt trái đất là nguyên nhân chủ yếu hình thành

  • Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.
  • Các loại gió thường xuyên thổi trên Trái Đất là gió Tín phong, gió Tây Ôn đới, gió Đông cực, gió mùa, gió địa phương.

1. Gió Tín phong

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰ N về Xích đạo.
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
  • Tính chất: khô, ít mưa
  • Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.

2. Gió Tây ôn đới

  • Phạm vi: từ khoảng các vĩ độ 30⁰B và 30⁰N lên khoảng các vĩ độ 60⁰B và 60⁰N
  • Thời gian hoạt động: quanh năm
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam, gió hướng Tây Bắc.
  • Tính chất: ẩm, mưa nhiều
  • Nguyên nhân: Do sự chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới. 

3. Gió Đông cực

  • Phạm vi: Từ khoảng các vĩ độ 60⁰B về cực Bắc và 60⁰N về cực Nam.
  • Hướng gió: ở nửa cầu Bắc, gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam, gió hướng Đông Nam.
  • Thời gian: hầu như thổi quanh năm.

4. Gió mùa

  • Khái niệm: Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
  • Nguyên nhân hình thành: Chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
  • Thời gian và hướng thổi: Theo từng khu vực có gió mùa.
  • Phạm vi hoạt động:

              + Đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.

              + Vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

5. Gió địa phương

a. Gió biển, gió đất

  • Khái niệm: Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm.
  • Đặc điểm: Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển.
  • Nguyên nhân: Do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương (chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
  • Tính chất: Gió biển ẩm mát, gió đất khô.

b. Gió phơn

  • Khái niệm: Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.
  • Đặc điểm:

                 + Sườn đón gió có mưa lớn.

                 + Sườn khuất gió khô và rất nóng.

  •  Nguyên nhân: Chủ yếu là do sự tăng giảm của hơi nước trong không khí.
  •  Phạm vi hoạt động: Thường xuất hiện ở các dãy núi đón gió.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài 1: Xác định phạm vi hoạt động của các loại gió: Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 2: Dựa vào H50, H51 (SGK Địa lí 6/ trang 58), hãy cho biết phạm vi hoạt động của gió Tín phong và gió Tây ôn đới? Giải thích?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 3: Dựa vào hiểu biết, em hãy nêu tác dụng của gió đối với đời sống và sản xuất?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài 4: Ở Việt Nam, có loại gió nào thổi thường xuyên? Em hãy kể tên một số loại gió mà em biết ở địa phương em?

=> Xem hướng dẫn giải

Từ khóa tìm kiếm: các loại gió trên trái đất, gió mùa, gió địa phương, gió tây ôn đới, gió tín phong, gió đông cực,gió phơn, gió đất, gió biển

  •  

    Các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt trái đất là nguyên nhân chủ yếu hình thành

    Câu 1: Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm

    A. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

    B. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.

    C. đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp cực.

    D. đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực..

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 2: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau

    A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.

    B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.

    C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.

    D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 3: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do

    A. sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

    B. bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.

    C. diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

    D. tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 4: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao

    A. lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

    B. không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

    C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

    D. không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

    A. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.

    B. khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.

    C. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.

    D. nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng ?

    A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.

    B. Khí ấp giảm khi độ ẩm không khí tăng.

    C. Khí áp tăng hoặc giảm sẽ làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.

    D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 7: Gió tây ôn đới là loại gió

    A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.

    B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.

    C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

    D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 8: Đặc điểm của gió tây ôn đới là

    A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.

    B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

    C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

    D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 9: Gió Mậu Dịch là loại gió

    A. Thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.

    B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.

    C. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.

    D. Thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 10: Gió Mậu Dịch có hướng

    A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.

    B. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.

    C. Tây nam ở bán cầu Bắc, động Bắc ở bán cầu Nam.

    D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 11: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là

    A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

    B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa

    C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.

    D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 12: Gió mùa là

    A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.

    B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.

    C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

    D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

    A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

    B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

    C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

    D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 14: Hướng gió mùa ở nước ta là

    A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.

    B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.

    C. mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.

    D. mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Hướng gió mùa ở nước ta là gió mùa mùa hạ có hướng tây nam (hướng đông nam ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ), còn gió mùa mùa mùa đông có hướng đông bắc.

    Câu 15: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính

    A. nhìn chung mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.

    B. nhìn chung mùa hạ gió nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.

    C. nhìn chung mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.

    D. nhìn chung mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 16: Gió biển và gió đất là loại gió

    A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

    B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

    C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.

    D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: C

    Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 17: Gió đất có đặc điểm

    A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

    B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

    C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

    D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 18: Gió biển là loại gió

    A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.

    B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.

    C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.

    D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.

    Câu 19: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30oC thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

    A. 19,5oC.   B. 19,2oC.   C. 19,7oC.   D. 19,4oC.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: B

    Giải thích: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

    - Khoảng cách từ độ cao 200m đến độ cao 2000m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã giảm đi là: (1800 x 0,6) / 100 = 10,8oC.

    - Vậy nhiệt độ ở đỉnh núi là: 30 – 10,8 = 19,2oC.

    Câu 20: Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng

    A. Tây nam.   B. Đông nam.   C. Tây bắc.   D. Đông bắc.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: A

    Giải thích: Gió phơn (gió Lào) ở nước ta thực chất là gió mùa Tây Nam thổi qua núi nên có hướng Tây Nam.

    Câu 21: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m , nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là

    A. 30oC.    B. 32oC.    C. 35oC.    D. 37oC.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án: D

    Giải thích: Khi sang bên kia sườn núi (sườn khuất gió), xuống 100m nhiệt độ tăng thêm 1oC.

    - Khoảng cách từ độ cao 2000m xuống đến độ cao 200m là 1800m, nên ta có số nhiệt độ đã tăng lên là: (1800 x 1) / 100 = 18oC.

    - Vậy nhiệt độ không khí trong gió ở độ cao 200m là: 19 + 18 = 37oC.

    Câu 1: Loại gió thổi đều đặn, thường xuyên từ cao áp cận nhiệt về hạ áp xích đạo được gọi là

    A. Gió Tây ôn đới.

    B. Gió Mậu dịch.

    C. Gió Mùa.

    D. Gió Phơn.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 2. Loại gió thổi theo mùa, hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau được gọi là

    A. gió đất.

    B. gió biển.

    C. gió địa phương.

    D. gió mùa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 3 Nhiệt độ không khí tăng sẽ làm cho

    A. khí áp giảm.

    B. khí áp tăng.

    C. độ ẩm tăng.

    D. gió thổi mạnh.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/44, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 4: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của gió Tây ôn đới?

    A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ.

    B. Gió có tính chất ẩm.

    C. Loại gió thổi quanh năm.

    D. Gió thường mang theo mưa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 5: Gió Mậu dịch có tính chất nào dưới đây?

    A. Nóng ẩm và nhiều mưa.

    B. Nóng, lạnh và ít mưa.

    C. Khô nóng và ít mưa.

    D. Khô nóng và mưa nhiều.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 6: Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm là đặc điểm của gió nào dưới đây?

    A. Gió đất.

    B. Gió biển.

    C. Gió fơn.

    D. Gió núi.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/46, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 7: Tính chất của gió biển là

    A. ẩm, mát

    B. khô, nóng.

    C. nóng, ẩm.

    D. khô, lạnh.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/46, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 8: Tính chất hấp thụ nhiệt của biển và đại dương khác nhau là nguyên nhân chủ yếu hình thành loại gió nào dưới đây?

    A. Gió đất và gió núi.

    B. Gió biển và gió núi.

    C. Gió đất và gió biển.

    D. Gió biển và gió thung lũng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/46, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 9: Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ

    A. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp xích đạo.

    B. Hạ áp ôn đới về áp cực.

    C. Cao áp cận nhiệt đới về hạ áp ôn đới.

    D. Hạ áp ôn đới về cao áp cận chí tuyến.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 10: Ở vùng Nam Á, Đông Nam Á vào mùa hè có gió mùa thổi theo hướng:

    A. Đông Bắc.

    B. Đông Nam.

    C.Tây Bắc.

    D. Tây Nam.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 11: Loại gió khô nóng thổi từ trên cao xuống thấp theo các sườn núi khuất gió gọi là:

    A. Gió núi.

    B. Gió thung lũng.

    C. Gió Phơn.

    D. Gió đất.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/46, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 12: Hướng thổi thường xuyên của gió Tây ôn đới ở 2 bán cầu là

    A. Tây Bắc ở bán cầu Bắc và Tây Nam ở bán cầu Nam.

    B. Tây Nam ở bán cầu Bắc và Tây Bắc ở bán cầu Nam.

    C. Tây Bắc ở cả 2 bán cầu.

    D. Tây Nam ở cả 1 bán cầu.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: SGK/45, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 13: Do càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ nên

    A. càng lên cao khí áp càng giảm.

    B. càng lên cao khí áp càng tăng.

    C. càng lên cao nhiệt độ càng tăng.

    D. càng lên cao độ ẩm càng cao.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: SGK/44, địa lí 10 cơ bản.

    Câu 14: Nguyên nhân khiến khí áp giảm khi nhiệt độ tăng là do

    A. không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi.

    B. các phân tử chuyển động với vận tốc lớn hơn.

    C. không khí co lại.

    D. không khí không ổn định.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Nguyên nhân khiến khí áp giảm khi nhiệt độ tăng là do không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi.

    Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu sự dịch chuyển của các đai áp trên Trái Đất là do

    A. sự thay đổi của hướng gió mùa.

    B. sự thay đổi nhiệt độ giữa lục địa và đại dương.

    C. sự thay đổi độ ẩm.

    D. sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Sự dịch chuyển các đai áp trên Trái Đất chủ yếu là do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.

    Câu 16: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do

    A. chỉ có không khí khô bốc lên cao.

    B. không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi.

    C. có ít gió thổi đến.

    D. nằm sâu trong lục địa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Các khu áp cao thường có mưa rất ít hoặc không có mưa do không khí ẩm không bốc lên được lại chỉ có gió thổi đi.

    Câu 17: Hướng gió mùa khu vực Đông Nam Á là

    A. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.

    B. mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.

    C. mùa hạ hướng tây nam. Mùa đông hướng đông nam.

    D. mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông bắc), mùa đông hướng đông bắc (hoặc tây nam).

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích:

    - Mùa đông: Ở phương Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc nhiệt độ hạ thấp hình thành khối áp cao nhiệt lực, khối khí lạnh này tràn xuống khu vực các nước Đông Nam Á theo hướng đông bắc tạo thành gió mùa mùa đông (Việt Nam và Bắc Mianma là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc).

    - Mùa hạ (giữa và cuối hạ): gió xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam vượt qua Xích đạo gió bị lệch hướng (do lực Cô-ri-ô-lít) thành gió mùa Tây Nam và hoạt động mạnh ở khu vực Đông Nam Á (nước ta cũng đón gió mùa Tây Nam gây mưa cho nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là Nam Bộ và Tây Nguyên).

    Câu 18: Vì sao khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít?

    A. Gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.

    B. Gió Mậu dịch không thổi qua đại dương.

    C. Gió Mậu dịch thổi yếu.

    D. Gió Mậu dịch là gió ẩm, khô.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch thường mưa ít vì gió Mậu dịch chủ yếu là gió khô.

    Câu 19: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

    A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

    B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

    C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

    D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo Mùa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo Mùa.

    Câu 20: Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Sau khi vượt qua dãy Trường Sơn, gió này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở sườn phía đông?

    A. tiếp tục gây mưa lớn và kéo dài.

    B. hiệu ứng phơn khô nóng.

    C. thời tiết lạnh, khô.

    D. thời tiết mát mẻ, ôn hòa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới) => Hình thành gió phơn khô nóng.

    Câu 21: Tại sao trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt?

    A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

    B. Bị địa hình bề mặt Trái Đất chia cắt.

    C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.

    D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khi áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

    Câu 22: Nhận định nào dưới đây đúng nhất?

    A. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng tăng.

    B. Gió thường xuất phát từ các áp cao về áp thấp.

    C. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.

    D. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp tăng.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích:

    - Các đai khí áp phân bố không liên tục theo các đường vĩ tuyến mà phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo => Nhận định C chưa chính xác.

    - Không khí chưa nhiều hơi nước thì khí áp giảm (vì cùng khí áp và nhiệt độ như nhau, thì một lít hơi nước nhẹ hơn một lít không khí khô. Khi nhiệt độ cao hơi nước bốc lên nhiều chiếm chỗ không khí khô -> làm cho khí áp giảm) => D chưa chính xác.

    - Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm (do t0 tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng) => A chưa chính xác.

    - Áp cao đẩy gió, áp thấp hút gió -> Gió thổi từ áp cao về áp thấp => B đúng.

    Câu 23: Vì sao càng lên cao nhiệt độ càng giảm?

    A. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.

    B. Càng lên cao không khí càng loãng bức xạ Mặt trời càng giảm.

    C. Càng lên cao lượng mưa càng lớn làm giảm nhiệt.

    D. Càng lên cao gió thổi càng mạnh lên càng lạnh.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm vì càng lên cao không khí càng loãng bức xạ mặt đất càng mạnh.

    Câu 24: Vì sao xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất?

    A. Là khu áp thấp nhiệt lực, không khí liên tục bốc lên cao hình thành mây gây mưa.

    B. Tỉ lệ diện tích đại dương so với diện tích lục địa lớn.

    C. Là nơi thường xuyên chịu tác động của frông, có nhiều dòng biển nóng.

    D. Là nơi có diện tích rừng, mặt biển và sông, hồ lớn nhất thế giới.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Xích đạo là khu vực có mưa nhiều nhất trên Trái Đất chủ yếu do ở khu vực xích đạo có khu áp thấp nhiệt lực, không khí liên tục bốc lên cao hình thành mây gây mưa.

    Câu 25: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

    A. Các đai khí áp phân bố liên tục theo các đường vĩ tuyến.

    B. Không khí chứa nhiều hơi nước thì khí áp giảm.

    C. Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm.

    D. Gió thường xuất phát từ các áp cao.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Các đai khí áp phân bố không liên tục theo các đường vĩ tuyến mà phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo => Nhận định A chưa chính xác.

    Câu 26: Vì sao khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn?

    A. Gió mùa mùa Đông thường đem mưa đến.

    B. Gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến.

    C. Cả gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa Đông đều đem mưa lớn đến.

    D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của áp thấp.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa thường có lượng mưa lớn vì gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào thường xuyên đem mưa đến.

    Câu 27: Tại sao khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi?

    A. Gió mùa.

    B. Gió Mậu dịch.

    C. Gió đất, gió biển.

    D. Gió Tây ôn đới.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta là một trong các nước ở châu Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa (mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mùa hạ có gió mùa Tây Nam (Đông Nam ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ)).

    Câu 28: Vào mùa hạ gió có hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc là hướng gió chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

    A. Nam Á.

    B. Đông Nam Á.

    C. Đông Á.

    D. Tây Nam Á.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích:

    - Mùa đông: Ở phương Bắc trên lãnh thổ Trung Quốc nhiệt độ hạ thấp hình thành khối áp cao nhiệt lực, khối khí lạnh này tràn xuống khu vực các nước Đông Nam Á theo hướng đông bắc -> tạo thành gió mùa mùa đông (Việt Nam và Bắc Lào là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa Đông Bắc)

    - Mùa hạ (giữa và cuối hạ): gió xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam -> vượt qua Xích đạo gió bị lệch hướng (do lực Cô-ri-ô-lít) thành gió mùa Tây Nam và hoạt động mạnh ở khu vực Đông Nam Á (nước ta cũng đón gió mùa Tây Nam gây mưa cho nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là Nam Bộ và Tây Nguyên).

    Câu 29: Tại sao miền có frông đi qua thường mưa nhiều?

    A. Có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

    B. Frông tiếp xúc với bề mặt trái đất, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

    C. Dọc các frông là nơi chứa nhiều hơi nước nên gây mưa.

    D. Dọc các frông có gió to, đẩy không khí lên cao, gây mưa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích: Miền có frông đi qua thường mưa nhiều do có sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và khối không khí lạnh, dẫn đến nhiễu loạn không khí gây ra mưa.

    Câu 30: Ở đỉnh núi có độ cao 3000m, nhiệt độ của không khí là 170C thì khi xuống đến độ cao 500m, nhiệt độ của không khí sẽ là

    A. 420C.

    B. 390C.

    C. 400C.

    D. 450C.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích:

    - Chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi 3000m và vị trí 500m là: h = 3000m – 500m = 2500m.

    - Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 2500 x 10C / 100 = 250C.

    - Nhiệt độ của không khí ở độ cao 500m là: 170C + 250C = 420C.

    Như vậy, nhiệt độ của không khí ở độ cao 500m là 420C.

    Câu 31: Gió phơn ảnh hưởng mạnh nhất đến vùng nào ở nước ta?

    A. Đông Bắc.

    B. Bắc Trung Bộ.

    C. Tây Bắc.

    D. Tây Nguyên.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Vào đầu mùa hạ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp vào lãnh thổ nước ta, gặp bức chắn địa hình gây mưa cho sườn phía tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ (đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ) khối khí này bị biến tính trở nên khô nóng (do lượng ẩm đã mất đi nhiều khi gây mưa ở sườn tây kết hợp với nhiệt độ tăng lên khi đi từ đỉnh núi xuống vùng đồng bằng thấp phía dưới). Như vây, gió phơn ảnh hưởng nhiều nhất đến vùng Bắc Trung Bộ ở nước ta.

    Câu 32: Vì sao dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn?

    A. Nơi đây nhận được bức xạ mặt trời lớn quanh năm, rất nóng và khô hạn.

    B. Không khí ở đó bị nén xuống, cây cối không thể mặc được.

    C. Không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.

    D. Các áp cao cận chí tuyến thường nằm sâu trong lục địa nên ít mưa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án C.

    Giải thích: Dưới các áp cao cận chị Tuyến thường có các hoang mạc lớn chủ yếu do không khí bị nén xuống, hơi ẩm không bốc lên được nên không có mưa.

    Câu 33: Ở đỉnh núi có độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí là 190C thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí sẽ là

    A. 300C.

    B. 320C.

    C. 350C.

    D. 370C.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án A.

    Giải thích:

    - Chênh lệch độ cao giữa đỉnh núi 2000m và vị trí 200m là: h = 2000m – 200m = 1800m

    - Chênh lệch nhiệt độ giữa đỉnh núi và chân núi là: 1800 x 10C / 100 = 180C.

    - Nhiệt độ của không khí ở độ cao 200m là: 190C + 180C = 370C.

    Như vậy, nhiệt độ của không khí ở độ cao 200m là 370C.

    Câu 34: Tại sao các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới?

    A. Không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

    B. Không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa.

    C. Nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa.

    D. Nơi đây nhận được rõ ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án B.

    Giải thích: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì không khí ở đó bị đẩy lên cao hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa.

    Câu 35: Vì sao càng lên cao khí áp càng giảm?

    A. Lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.

    B. Không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.

    C. gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.

    D. Không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

    Hiển thị đáp án

    Đáp án D.

    Giải thích: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.

    ................................................ Tài liệu Địa Lý được idialy.com sưu tầm dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. - Webiste: idialy.com - Apps CHplay: idialy.com - youtube.idialy.com - facebook.idialy.com - tiktok.idialy.com - nhom.idialy.com - group.idialy.com - idialy.HLT.vn - trang.idialy.com - fanpage.idialy.com - dialy.HLT.vn. Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí