Các loại hình kinh tế dịch vụ có vai trợ như thế nào trong việc phát triển kinh tế vùng động Nam bộ

Bão Damrey, một trong những cơn bão có sức tàn phá lớn nhất ở vùng biển Nam Trung Bộ của Việt Nam trong ký ức của những người còn sống, đã đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa vào ngày 4 tháng 11 năm 2017. Gây ra cái chết của 107 người và ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế và tài sản của người dân, cơn bão như một lời nhắc nhở tàn khốc về sức tàn phá của thiên nhiên. Với một đất nước có nhiều năm ứng phó với thiên tai như Việt Nam, bão Damrey không phải là cá biệt – và ngay thời điểm này miền Trung Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của một loạt các cơn bão và lũ gây thiệt hại nặng về tính mạng.

Người dân ở ven biển Việt Nam, một quốc gia hứng chịu nhiều thiên tai nhất, thường xuyên phải đón bão, triều cường, lũ, xói lở bờ biển, hạn hán hoặc xâm nhập mặn. Trong những năm tới, những rủi ro thiên tai này chắc chắn sẽ gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế cao và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro này, vùng ven biển vẫn là nơi có nhiều ngành kinh tế phát triển mạnh – như du lịch, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản - là động lực mạnh tiếp tục thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Tăng cường Khả năng Chống chịu Khu vực Ven biển là báo cáo mới do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Toàn cầu về Giảm nhẹ và Phục hồi Thảm họa cùng soạn thảo đã phân tích một cách có hệ thống các rủi ro thiên tai và đề ra kế hoạch hành động để thúc đẩy sự phát triển có khả năng thích ứng tại vùng ven biển.

Rủi ro thiên tai cao hơn đối với người dân ven biển

Rủi ro đối với con người là rất lớn. Báo cáo cho thấy khoảng 12 triệu người dân ở các tỉnh ven biển có nguy cơ phải gánh chịu những trận ngập lụt lớn và hơn 35% các khu dân cư nằm dọc bờ biển đang bị xói lở. Vì các khu an toàn ngày càng đông dân, nên các khu dân cư mới phải tập trung ở những khu vực có nguy cơ ngập lụt cao gấp đôi so với những khu vực đô thị đã có từ lâu.

Thiên tai cũng gây ra thiệt hại lớn cho các ngành kinh tế và dịch vụ công trọng điểm. Mỗi năm, khoảng 852 triệu đô la Mỹ [0,5% GDP của Việt Nam] và 316.000 việc làm trong các ngành nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp phải hứng chịu rủi ro do lũ lụt trực tiếp gây ra. Du lịch ven biển chủ yếu dựa vào bãi biển và các hệ sinh thái nguyên sinh, nhưng ước tính có khoảng 42% số khách sạn ven biển nằm gần những bãi biển đang bị xói lở. Trên toàn quốc, khoảng một nửa số cơ sở y tế nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Ở một số tỉnh, tỷ lệ này thậm chí còn lên đến gần 100%. Hơn một phần ba mạng truyền tải và phân phối điện của Việt Nam nằm trên đất rừng, dễ bị cây đổ vào khi có bão. Mất điện làm làm gián đoạn sản xuất và giảm tỷ lệ vận hành thiết bị.

Dù mức độ rủi ro thiên tai đã là rất lớn, biến đổi khí hậu dự kiến ​​sẽ còn làm tăng những nguy cơ này. Theo kịch bản trong tình huống xấu, mực nước biển dâng 30 cm có thể làm diện tích các khu vực ven biển đô thị có thể bị ngập sâu thêm 7% và thêm 4,5 triệu người nữa bị ảnh hưởng bởi ngập lụt. Số người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói vào năm 2030 do biến đổi khí hậu có thể lên tới 1,2 triệu người.

Các giải pháp quản lý rủi ro chưa đáp ứng được nhu cầu

Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích quan trọng về quản lý rủi ro thiên tai trong những thập kỷ gần đây, các biện pháp này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước. Thông tin về nguy cơ và rủi ro kinh tế-xã hội còn phân tán và thường không đầy đủ. Việc thiếu hướng dẫn, thực thi, năng lực và kinh phí đã gây ra nhiều hạn chế trong việc lập quy hoạch không gian, lập quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng an toàn cũng như bảo trì các công trình cơ sở hạ tầng một cách có hệ thống.

Ví dụ, báo cáo cho thấy 2/3 hệ thống đê biển của Việt Nam, trải dài hơn 2.659 km, không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn an toàn theo quy định. Ở nhiều tỉnh, ngay cả tiêu chuẩn được quy định cũng không đủ mạnh để trở thành biện pháp bảo vệ cần thiết. Các hệ thống dựa vào tự nhiên có thể thúc đẩy khả năng thích ứng của vùng ven biển nhưng lại không được đánh giá cao và đang chịu ngày càng nhiều áp lực từ hoạt động phát triển và khai thác quá mức. Hoạt động phát triển du lịch trên bờ và nuôi trồng thủy sản đang làm suy giảm chức năng bảo vệ của các hệ thống cồn cát ven biển và làm xói lở bờ biển thêm trầm trọng. Và mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc quản lý những rủi ro thiên tai còn lại, rủi ro đang lớn dần lên có nghĩa là Việt Nam phải tăng cường hơn nữa hệ thống tài chính phòng chống, cứu trợ và ứng phó với thiên tai.

Cân bằng rủi ro và cơ hội

Để đảm bảo vùng ven biển của Việt Nam có thể phát huy tiềm năng kinh tế một cách an toàn, cần sớm thực hiện nhiều hành động. Trì hoãn thực hiện các hành động này 10 năm sẽ làm cho những cú sốc tự nhiên có thể ảnh hưởng lên khoảng 4,3 tỷ đô la Mỹ giá trị phát triển kinh tế.

Báo cáo đề xuất một kế hoạch hành động cụ thể nhằm tăng cường khả năng chống chịu ở các vùng ven biển, với các can thiệp mang tính chiến lược trong năm lĩnh vực sau:

  1. Tăng cường dữ liệu và các công cụ ra quyết định bằng việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin chi tiết về nguy cơ và rủi ro cho truy cập rộng rãi, cũng như hệ thống quản lý tài sản cơ sở hạ tầng quan trọng, như giao thông, nước sạch và vệ sinh, điện.
  2. Lập quy hoạch không gian dựa trên rủi ro để đảm bảo hoạt động tăng trưởng kinh tế ở vùng ven biển không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các mô hình phát triển không an toàn - chẳng hạn như xây dựng khu dân cư mới ở các vùng có nguy cơ ngập lụt cao. Cần hướng sự phát triển vào các khu vực an toàn hơn và giảm thiểu rủi ro thiên tai dựa trên những dữ liệu rủi ro được thường xuyên cập nhật.
  3. Tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ công bằng cách tích hợp thông tin rủi ro vào các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế và bảo trì của tất cả các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng. Cần nâng cấp đê biển và đê sông, bắt đầu từ những khu vực rủi ro nhất và được bảo vệ kém nhất.
  4. Khai thác các giải pháp dựa vào thiên nhiên thông qua việc phục hồi, bảo tồn, giám sát và quản lý các hệ sinh thái. Cần tăng cường các chính sách, khung pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan.
  5. Nâng cao năng lực phòng ngừa và ứng phó với thiên tai thông qua việc nâng cấp hệ thống cảnh báo sớm, tăng cường năng lực ứng phó của địa phương, điều chỉnh mạng lưới bảo trợ xã hội và thực hiện một chiến lược huy động vốn toàn diện để ứng phó với rủi ro.

Thực hiện những hành động mang tính quyết định này, Việt Nam có cơ hội bảo vệ sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trước những rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.

Các nguồn tài liệu khác:

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội [GDP].   Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao.   Việt Nam cần sắp xếp lại quá trình đô thị hóa để xây dựng những thành phố hiệu quả hơn – những thành phố có mật độ dân số vừa đủ, kết nối tốt trong nội bộ và trong vùng, cũng như được quản lý tốt. Bên cạnh đó, để phù hợp với ưu tiên mạnh mẽ của Việt Nam trong đảm bảo công bằng xã hội, các thành phố cũng cần đảm bảo rằng mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển, không một nhóm người hoặc khu vực nào bị bỏ lại phía sau.   

Hiện nay, quá trình đô thị hóa đất đai đang diễn ra nhanh hơn đô thị hóa về dân số, dẫn đến việc giảm mật độ dân số và cản trở tăng năng suất lao động. Mô hình đô thị hoá hiện nay là chuyển đổi sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp và các khu đô thị manh mún, qui mô nhỏ. Tốc độ chuyển đổi sử dụng đất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số và tạo việc làm. Các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đang bị mất cân đối nghiêm trọng giữa khu vực nội thành, nơi mật độ dân cư có thể lên đến 44.000 người/km2 và khu vực ngoại thành, nơi mật độ dân cư có nơi chỉ vào khoảng 100 người/km2. Sự mất cân đối này làm cho thành phố trở nên dàn trải và mất đi sự năng động của mình.  

  Các tỉnh và thành phố Việt Nam hiện nay giống như các ốc đảo độc lập hơn là các bộ phận trong một thị trường đồng bộ. Ví dụ, muốn đi từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh đến khu đô thị mới Bình Dương với khoảng cách chỉ là 40 km mất đến 2 tiếng đồng hồ không trong giờ cao điểm. Hiện trạng kết nối giao thông kém giữa các vùng đã gây lãng phí về mặt kinh tế và làm cho các thành phố trở nên kém hấp dẫn hơn để sinh sống và làm việc.   Trong khi đó người dân nông thôn đang ngày càng thua kém người dân đô thị về thu nhập, tiếp cận dịch vụ và vì vậy nhiều người chuyển ra thành phố sinh sống. Di dân có thể dẫn đến một số thách thức cho quản lý đô thị, nhưng đồng thời cũng mang lại cơ hội để tăng cường sự năng động của lực lượng lao động. Hệ thống đăng ký hộ khẩu hiện tại của Việt Nam khiến cho người dân nhập cư chưa được hòa nhập một cách hiệu quả vào đô thị và qua thời gian, có thể làm gia tăng tình trạng nghèo và bất bình đẳng đô thị.   Nhưng rất may là vẫn có giải pháp để giải quyết những tình trạng này.   Chính quyền có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của các đô thị bằng cách thực hiện các biện pháp hoà nhập người nhập cư vào cuộc sống đô thị, thông qua việc thay đổi hệ thống đăng ký hộ khẩu. Các chương trình nâng cấp và cải tạo đô thị có thể được triển khai nhằm tăng cường sinh kế và điều kiện sống cho các khu thu nhập thấp.   Bà Bùi Thị Mai, một chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh hiểu rất rõ điều này. Bốn năm trước, con hẻm 76 ở phường 6, Quận 4 rất chật hẹp, chỉ đủ một chiếc xe máy đi vào. Mỗi khi trời mưa, con hẻm thường bị ngập nước, đầy rác và muỗi. Trộm cướp hoành hành. Nhưng hiện nay, sau khi được nâng cấp, cải tạo, con hẻm đã rộng hơn, sạch hơn và an toàn hơn. Xe tải có thể vào đến tận nhà bà Mai để đưa hàng. Thu nhập gia đình tăng lên đáng kể và cuộc sống đã được cải thiện.    Các thành phố cũng có thể giữ một vai trò lớn hơn trong quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân giàu mạnh, phát triển cụm doanh nghiệp để có thể hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, và cung cấp dịch vụ kho vận giúp nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh tăng trưởng. Toàn bộ quá trình này sẽ có tác động nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới – tức là tất cả những yếu tố cần có của một thành phố sôi động tại các nước thu nhập cao.  

Nhưng muốn quá trình đô thị hoá trở thành động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong vòng 20 năm tới, Việt Nam cần điều chỉnh lại vai trò của nhà nước và của thị trường trong quản lý đô thị hoá. Đây là một số gợi ý để Việt Nam tham khảo: 

  • Tái tập trung vai trò và nâng cao năng lực nhà nước trong một số lĩnh vực mà chỉ có nhà nước mới làm được, ví dụ tăng cường năng lực và điều phối qui hoạch đô thị [kể cả mảng thông tin và sử dụng đất], tài chính công, dịch vụ xã hội, và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ thực hiện quy hoạch đô thị.
  • Tái phân công trách nhiệm, đi kèm thẩm quyền và nguồn lực giữa các cơ quan trung ương, địa phương, và chính quyền đô thị nhằm đảm bảo giải quyết vấn đề một cách tổng thể và đồng bộ thay vì bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ địa phương.
  • Giảm bớt mức độ can thiệp và kiểm soát của nhà nước đối với các hoạt động mà thị trường có thể làm tốt hơn. Điều này đặt biệt cần trong thị trường yếu tố sản xuất, ví dụ như đất đai, nơi điều tiết theo các quy định thường làm méo mó thị trường. Giải pháp ở đây không phải là đề ra quy định mới, mà là giảm kiểm soát. 
Trong vòng hai thập kỷ tới, cần tập trung xây dựng và phát triển các nhóm thành phố và thị xã có thể thực hiện các chức năng bổ trợ lẫn nhau và tạo điều kiện giúp các thành phố phát huy tối đa tiềm năng để chúng có thể phát triển hiện đại, thông minh, năng động và thúc đẩy phát triển kinh tế cả nước.   Các thành phố ở Việt Nam thực sự có thể giúp Việt Nam tăng trưởng hiệu quả, hoà nhập và bền vững, mang lại thịnh vượng cho mọi người dân. 

Building a Green City in Vietnam

Video liên quan

Chủ Đề